K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

là sao nói rỏ y

22 tháng 3 2022

Khi bàn về tinh thần yêu nước của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta". Vậy thế nào là lòng yêu nước? Đó là tình cảm cao quý, thiêng liêng dành cho quê hương, đất nước. Trong thời chiến, tinh thần ấy đã được nhân dân ta sử dụng như một thứ vũ khí để nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước. Trong thời bình, những tưởng tinh thần yêu nước sẽ bị vùi lấp bởi bụi thời gian, nhưng không. Nó vẫn được phát huy một cách cao độ. Đặc biệt là trước đại dịch coivd 19 hiện nay, nhờ có yêu nước, nhờ cùng chung một nhịp đập mà dân ta đã đoàn kết, đồng lòng, đồng sức xây dựng nên bức tường thành kiên cố để ngăn cản bước tiến của quân thù. Thật vậy, tinh thần yêu nước chính là "của quý" của dân tộc ta. Hơn hết, nó chính là sức mạnh vĩ đại để đất nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Chưa dừng lại ở đó, yêu nước còn là động lực quý báu giúp ta tiến vững chắc lên phía trước. Qua đây, mỗi chúng ta hãy không ngừng phát huy và rèn luyện tinh thần cao quý ấy, đừng để nó bị cuốn đi theo chiều gió Trong tác phẩm '' Tinh thần yêu nước của nhân dân ta '' Bác có khẳng định nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn là thứ quý báu nhất, là điều đáng tự hào nhất của dân tộc và còn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ông cha ta luôn có câu '' Quê là mỗi người chỉ một, Như là chỉ một mẹ thôi, Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người ''. Nhân dân ta luôn lấy đó làm cách sống của mình để sống thật tốt, thật đẹp. Câu ca dao trên muốn truyền đến mọi người rằng: '' Đừng tìm ở đâu xa nước để yêu vì nước đang cần yêu đã ở gần ngay chúng ta rồi ''. Hãy yêu nước, yêu bằng chính tâm hồn, yêu như chính người mẹ đẻ, yêu như đó chính là bản thân mình. Ngày xưa, nước ta luôn bị giặc ngoại xâm có mưu kế muốn xâm chiếm nhưng những tư tưởng xấu xa ấy đã được toàn dân ta dập tắt bằng lòng yêu nước cháy bỏng trong chính bản thân mình. Chúng ta có thể sẵn sàng hi sinh, ra chiến trường như một dũng sĩ để đánh bại những kẻ có mưu đồ cướp nước và bán nước. Thật oai linh, thật hùng vĩ ! . 

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chươngmà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏtrông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”

a. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân
b. Câu văn in đậm đã chứng tỏ được sức mạnh nào của văn chương đối
với con người?
c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu để làm
sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh ”Văn chương gây cho ta những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn có sử dụng 1
câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ)

0
4 tháng 4 2021

Tham khảo:

Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.

4 tháng 4 2021

'' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.'' Thật vậy, văn chương đưa ta đến với biết bao những tình huống , hoàn cảnh, số phận mà ta chưa từng gặp trong đời. Ta có thể có những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa người đọc và tác giả qua các nhân vật, thái độ, cảm xúc,... của các nhân vật trong văn chương. Ví như tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc đã làm rung động lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta trước số phận của những đứa trẻ tội nghiệp không thể trọn vẹn có được tình yêu thương của bố mẹ. Không những vậy, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ khi sắp phải rời xa người thân. Những cảm xúc ấy cũng xảy ra khi ta đọc những câu hát than thân, Sài Gòn tôi yêu, Xa thác ngắm núi lư,... Để từ đó ta có thể rút ra cho bản thân mình 1 bài học, gây dựng nên những tình cảm cao đẹp trong cuộc đời chúng ta.

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tìnhcảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chươngmà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏtrông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng...
Đọc tiếp

Bài 2: Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh đã viết:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình
cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương
mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.

Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ
trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm
vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”

a. Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn được gạch chân
b. Câu văn in đậm đã chứng tỏ được sức mạnh nào của văn chương đối
với con người?
c. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy viết đoạn văn khoảng 7 -10 câu để làm
sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh ”Văn chương gây cho ta những tình cảm
ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, trong đoạn có sử dụng 1
câu đặc biệt (gạch chân và chú thích rõ)
d. Từ đó, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc học môn Ngữ văn
trong nhà trường phổ thông.

0