Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biểu hiện của tình yêu tổ quốc rất phong phú.
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.
Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về. Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm. Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
Tham khảo:
Trường từ vựng diễn tả tâm trạng: in đậm.
Qua đoạn trích, tác giả đã diễn tả tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh khiến người đọc cảm động sâu sắc. Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn. Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi". Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt. Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.
Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một văn bản tiêu biểu trong thời kì mấy giờ nói về người phụ nữ có đầy tinh nhần mạnh mẽ, và đồng thời giản ánh sự cực khổ của của những người nông dân trong xã hội cũ bị Thực Dân Pháp xâm lược. Trong văn bản người mà đã để lại ấn tưởng sâu sắc trong tôi đó là nhân vật chị Dậu. Chị một lòng muốn bảo vệ chính người chồng của mình một cahc chu đáo nhất (nấu cháo cho chồng ăn, quạt cho chồng ngủ, rón rén ân cần, để ý chồng ăn có ngon miện không..). Chị là người vợ thương yêu chồng hết mực, sẵn sàng đánh trả bọn Cai Lệ để bảo vệ chồng. Tuy đó là tên tay sai chuyên nghiệp và đầy hung bạo lòng lan giả thú và sẵn sàng gây tội ác để đạt được mục đích của mình. Nó chính là hiện thân của bộ mặt tàn ác bất nhân bất nghĩa của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Chị Dậu là người phụ nữa có tinh thanahf phản kháng mạnh mẽ. Được thể hiện rõ qua thái độ của chị. Ban đầu chị một mực van xin với lời lẽ cam chịu: Bẩm ông, xưng cháu, chị dám đỡ lấy tay. Sau đó tên Cai Lệ bịt vào ngực chị Dậu, chị liều mạng cự lại bằng lí: Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ. Lời nói cảnh báo với tư thế ngang hàng qua cách xưng hô: Tôi – ông. Và khi tên Cai Lệ đạp vào mặt chị và sấn đến trói anh Dậu. Và chị đã cự lại bằng lực, chị nghiến hai hàm răng nói “ Mày trói chồng cho bà mày xem”. Những lời lẽ của bà đầy sự thách thức và đanh đá và mạnh mẽ. Chị Dậu khi đó hiện lên thật là đẹp. Với tinh thần phản kháng. Qua câu nói “ Thà ngồi tù chứ không để chúng làm tình làm tội”. Qua đó cho ta thấy chị là người phụ nữa giàu lòng yêu thương ông, có sức sống mạnh và một tinh thần chiến đầu mạnh mẽ tiềm tàng.