Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ xưa, ông cha ta đã quan niệm mục đích của việc học trước hết là để làm người, rồi sau đó là tham gia việc làng, việc nước: “Học là học để làm người/ Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi”. Câu ca dao này có ngụ ý là muốn khuyên chúng ta phải học tập để trở thành người có ích và nên học những gì tốt chứ không nên học tập những cái xấu. Cho nên, dù khó khăn, gian khổ đến mấy, cha mẹ vẫn cố gắng cho con em mình đi học. Với lối so sánh, ví von mộc mạc, ông cha ta đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học tập: “Người mà không học, khác gì đi đêm/ Người không học như ngọc không mài”; “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài/ Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi” - ý nói nếu không học con người sẽ trở nên mù mờ, tăm tối, dẫu có là ngọc đi chăng nữa mà không được mài, được giũa thì ngọc ấy cũng chẳng có giá trị gì. Hay câu ca dao: “Học là học biết giữ giàng/ Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung” để khuyên mỗi người chúng ta cần phải học tập những đạo lý, lễ nghĩa làm người. Hoặc câu: “Người không học, không có sự hiểu biết/ Trẻ mà không học, lớn không làm được việc gì”; “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, đã cho thấy việc học không có bất cứ giới hạn nào, mà học tập vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi, nó luôn đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của mỗi con người. Câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”, ý muốn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí , nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.
Giá trị của việc học tập và sự hiểu biết luôn được coi trọng, đề cao. Những phẩm chất tốt đẹp của con người, những giá trị đích thực của đời người chỉ có thể được tạo nên bởi học tập: “Làm người mà được khôn ngoan, cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay”; hoặc: “Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn”. Thậm chí, sự hiểu biết (tri thức) còn được đem so sánh với những vật chất vẫn được xem là thứ quý hiếm như vàng, bạc: “Dẫu có bạc vài trăm vạn lạng, chẳng bằng kinh sử một vài pho” - sự so sánh tương phản có tính chất định lượng giữa số nhiều “trăm vạn lạng” với số ít “một vài pho” đủ để nói lên giá trị của việc học tập bồi đắp nên tri thức được coi trọng, đề cao đến nhường nào. Học ở đây còn là học những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người cần phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho tế nhị, văn minh: “Học ăn học nói, học gói, học mở”; “Học hay cày biết”; “Học một biết mười”; “Ăn vóc học hay”; “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”... Ngụ ý ông cha ta muốn khuyên bảo rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời thì phải sâu sát, lăn lộn với thực tế cuộc sống để học hỏi những tri thức của cuộc sống, để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Và, sự cố gắng, chăm chỉ học hành đó sẽ mang lại những kết quả đáng trân quý: “Học hành vất vả kết quả ngọt bùi”; “Làm người mà được khôn ngoan/ Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay; “Nghề gì đã có trong tay/ Mai sau rồi cũng có ngày ích to”; “Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời/ Tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ”; “Siêng làm thì có, siêng học thì hay”; “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”; “Hay học thì sang, hay làm thì có”; “Cần cù bù thông minh”... - ý nói việc học tập siêng năng đó sẽ giúp chúng ta có được kiến thức, và sử dụng kiến thức đó để mưu sinh trong cuộc sống.
Sự thành đạt trong đời của mỗi con người đều được bắt nguồn từ sự học tập không ngừng. Tuy nhiên, để học tập tốt ngoài sự kiên trì, nỗ lực không ngừng của bản thân mỗi người còn đòi hỏi cần phải có sự dạy bảo của thầy, cô giáo; và cũng không có người nào “làm nên” sự nghiệp mà không có sự dạy dỗ, bảo ban của thầy, cô giáo: “Mấy ai là kẻ không thầy/ Thế gian thường nói “đố mày làm nên”; “Ở đây gần bạn, gần thầy/ Có công mài sắt có ngày nên kim”; “Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu”; “Học thầy chẳng tầy học bạn”. Vai trò của người thầy quan trọng là vậy, vì thế phải tôn trọng, yêu kính thầy, đó là đạo lý ở đời: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Ngoài ra, những câu này còn có ý nghĩa là cần học những điều hay lẽ phải do thầy cô hướng dẫn là quan trọng, nhưng cũng cần học ở bạn bè vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài học ở trường. Cho nên, sự học là suốt đời: “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”; “Bảy mươi còn học bảy mươi mốt”; “Học khôn đến chết, học nết đến già”; “Học trò học hiếu học trung/ Học cho đến mực anh hùng mới thôi”...
Cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh bằng ca dao, tục ngữ của ông cha ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú. Với truyền thống "Tiên học lễ, hậu học văn", qua ca dao, tục ngữ ông cha ta đã khuyên bảo con cháu rằng, trước khi học chữ, học kiến thức thì người học phải học phép tắc, lễ nghĩa, nhân cách làm người, bởi nếu không, việc học sẽ trở nên vô dụng. Vì thế, ca dao, tục ngữ đã trở thành loại hình văn hóa truyền miệng, như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau.
k mik nha
Từ xưa, ông cha ta đã quan niệm mục đích của việc học trước hết là để làm người, rồi sau đó là tham gia việc làng, việc nước: “Học là học để làm người/ Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi”. Câu ca dao này có ngụ ý là muốn khuyên chúng ta phải học tập để trở thành người có ích và nên học những gì tốt chứ không nên học tập những cái xấu. Cho nên, dù khó khăn, gian khổ đến mấy, cha mẹ vẫn cố gắng cho con em mình đi học. Với lối so sánh, ví von mộc mạc, ông cha ta đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học tập: “Người mà không học, khác gì đi đêm/ Người không học như ngọc không mài”; “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài/ Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi” - ý nói nếu không học con người sẽ trở nên mù mờ, tăm tối, dẫu có là ngọc đi chăng nữa mà không được mài, được giũa thì ngọc ấy cũng chẳng có giá trị gì. Hay câu ca dao: “Học là học biết giữ giàng/ Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung” để khuyên mỗi người chúng ta cần phải học tập những đạo lý, lễ nghĩa làm người. Hoặc câu: “Người không học, không có sự hiểu biết/ Trẻ mà không học, lớn không làm được việc gì”; “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, đã cho thấy việc học không có bất cứ giới hạn nào, mà học tập vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi, nó luôn đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của mỗi con người. Câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”, ý muốn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí , nghị lực để vươn lên trong cuộc sống.
Giá trị của việc học tập và sự hiểu biết luôn được coi trọng, đề cao. Những phẩm chất tốt đẹp của con người, những giá trị đích thực của đời người chỉ có thể được tạo nên bởi học tập: “Làm người mà được khôn ngoan, cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay”; hoặc: “Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn”. Thậm chí, sự hiểu biết (tri thức) còn được đem so sánh với những vật chất vẫn được xem là thứ quý hiếm như vàng, bạc: “Dẫu có bạc vài trăm vạn lạng, chẳng bằng kinh sử một vài pho” - sự so sánh tương phản có tính chất định lượng giữa số nhiều “trăm vạn lạng” với số ít “một vài pho” đủ để nói lên giá trị của việc học tập bồi đắp nên tri thức được coi trọng, đề cao đến nhường nào. Học ở đây còn là học những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người cần phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho tế nhị, văn minh: “Học ăn học nói, học gói, học mở”; “Học hay cày biết”; “Học một biết mười”; “Ăn vóc học hay”; “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”... Ngụ ý ông cha ta muốn khuyên bảo rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời thì phải sâu sát, lăn lộn với thực tế cuộc sống để học hỏi những tri thức của cuộc sống, để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình. Và, sự cố gắng, chăm chỉ học hành đó sẽ mang lại những kết quả đáng trân quý: “Học hành vất vả kết quả ngọt bùi”; “Làm người mà được khôn ngoan/ Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay; “Nghề gì đã có trong tay/ Mai sau rồi cũng có ngày ích to”; “Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời/ Tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ”; “Siêng làm thì có, siêng học thì hay”; “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”; “Hay học thì sang, hay làm thì có”; “Cần cù bù thông minh”... - ý nói việc học tập siêng năng đó sẽ giúp chúng ta có được kiến thức, và sử dụng kiến thức đó để mưu sinh trong cuộc sống.
Sự thành đạt trong đời của mỗi con người đều được bắt nguồn từ sự học tập không ngừng. Tuy nhiên, để học tập tốt ngoài sự kiên trì, nỗ lực không ngừng của bản thân mỗi người còn đòi hỏi cần phải có sự dạy bảo của thầy, cô giáo; và cũng không có người nào “làm nên” sự nghiệp mà không có sự dạy dỗ, bảo ban của thầy, cô giáo: “Mấy ai là kẻ không thầy/ Thế gian thường nói “đố mày làm nên”; “Ở đây gần bạn, gần thầy/ Có công mài sắt có ngày nên kim”; “Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu”; “Học thầy chẳng tầy học bạn”. Vai trò của người thầy quan trọng là vậy, vì thế phải tôn trọng, yêu kính thầy, đó là đạo lý ở đời: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Ngoài ra, những câu này còn có ý nghĩa là cần học những điều hay lẽ phải do thầy cô hướng dẫn là quan trọng, nhưng cũng cần học ở bạn bè vì bạn sẽ giúp ta biết được những điều bổ ích đôi khi không có trong bài học ở trường. Cho nên, sự học là suốt đời: “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”; “Bảy mươi còn học bảy mươi mốt”; “Học khôn đến chết, học nết đến già”; “Học trò học hiếu học trung/ Học cho đến mực anh hùng mới thôi”...
Cách giáo dục chân thực, hóm hỉnh bằng ca dao, tục ngữ của ông cha ta đã tạo nên đời sống vật chất và tinh thần phong phú. Với truyền thống "Tiên học lễ, hậu học văn", qua ca dao, tục ngữ ông cha ta đã khuyên bảo con cháu rằng, trước khi học chữ, học kiến thức thì người học phải học phép tắc, lễ nghĩa, nhân cách làm người, bởi nếu không, việc học sẽ trở nên vô dụng. Vì thế, ca dao, tục ngữ đã trở thành loại hình văn hóa truyền miệng, như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau
Tham Khảo
So sánh, dùng hình ảnh cụ thể => làm nổi bật công ơn to lớn của cha mẹ, khuyên con cái phải biết ơn cha mẹ.
" Công cha như núi ngất trời (so sánh)
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông"
Tác dụng:Câu ca dao này chủ yếu là nói lên công ơn to lớn của cha, mẹ. Những người đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Công cha được ví như "núi ngất trời", cho thấy công ơn của người cha đối với chúng ta là hết sức to lớn. "Núi ngất trời", một hình ảnh cao cả và vĩ đại biết chừng nào, ngọn núi cao ngất trời mà có lẽ sẽ không ai có thể đo được nó cao bao nhiêu. Điều này cũng như công ơn của người cha, không ai có thể đo được ơn của người cha là bao nhiêu cả. Còn nghĩa của người mẹ cũng vậy, cũng to lớn và cao cả biết chừng nào. Nó được ví như là "nước ở ngoài biển đông", một hình ảnh so sánh không thua kém "núi ngất trời" bởi vì không ai có thể biết được nước ngoài biển đông là bao nhiêu.
Câu ca dao tuy chỉ có 2 câu rất ngắn nhưng với hình ảnh so sánh hết sức độc đáo, đã cho ta thấy được công ơn của những người cha, người mẹ - những người đã sinh ra ta và nuôi dưỡng ta không lớn thành người, công ơn đó to lớn, cao cả và thiêng liêng biết chừng nào. Và cũng chẳng có ai có thể đo được chiều cao của ngọn núi "cao ngất trời", cũng như là biết được lượng nước ở ngoài biển đông. Câu ca dao cho ta thấy công ơn của cha mẹ cao cả như thế nào để từ đó, là những người con, chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng, và hiếu thảo với cha mẹ để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục, một công ơn to lớn không ai có thể đo được.
Tham khảo:
- So sánh: công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ đối với con cái cao như “núi ngất trời”, rộng như “nước biển Đông”.
- Điệp từ: Hai từ “núi” và “biển” được nhắc lại hai lần bổ sung thêm nét điệp trùng, nối tiếp của núi, của biển khiến cho chiều cao của núi càng thêm cao, chiều rộng của biển càng thêm rộng…
BPTT: so sánh , nhân hóa
-giá trị: làm cho câu văn thêm sinh động, hay hơn , làm cảm động lòng người
Trong trái tim mỗi người, quê hương có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn nhau cắt rốn, quê hương cho ta những kỉ niệm ngọt ngào, nơi lưu giữ những tuổi thơ tươi đẹp.
Quê hương! Ôi hai tiếng thân thương, khi tôi nghe như tiếng lòng thổn thức.
Quê hương tôi – một làng quê vùng chiêm trũng, tuổi thơ tôi cùng bạn bè vây quanh cây đa, giếng nước, sân đình, hình ảnh cây đa đầu làng mái đình rêu phủ, làn điệu dân ca như đưa ta về một vùng kí ức...
Với một nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất lúa nước truyền thống lâu đời, tổ tiên chúng ta đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong đời sống văn hóa, sinh hoạt và lao động sản xuất.
Trải qua bao thế hệ, tổ tiên chúng ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, từ tình cảm gắn bó, hòa mình với thiên nhiên, đồng thời ấp ủ khát vọng chinh phục, cải tạo thiên nhiên, nhiều câu thơ, hò, vè, ca dao, tục ngữ duyên dáng, sinh động ra đời từ đây.
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe thấy tiếng sấm phất cờ mà lên.
=> Từ láy "lấp ló" miêu tả hoạt động lắc đi lắc lại của cây lúa, qua phép nhân hóa mà hành động đó như trở nên ngộ nghĩnh, đáng yêu và cho ta hình dung rõ hơn cảnh lúa " phấp cờ" trước sự thay đổi của thiên nhiên.