K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2016

a, Cha mẹ nói với con cái.

b, Tình cảm của cha mẹ dành cho con ,  muốn con hiểu rằng công lao của cha mẹ như núi ngất trời như nước ở ngoài biển Đông. Chỉ mong con khôn lớn và trưởng thành. Đó là những gì cha mẹ mong mỏi ở con nhất, và đặc biệt tình cảm , công việc cha mẹ có thể làm tất cả vì con.

c, Nghệ thuật : So sánh. so sánh tình cảm của cha mẹ như núi ngất trời như nước ở biển ĐÔng. Công lao của cha lớn như núi ngất trời, Tình cảm của mẹ thì rộng như Biển Đông không gì có thể so sánh được hết.

Chúc bạn học tốt!

 

4 tháng 9 2016

Cha mẹ nói vs cn cái

19 tháng 9 2016

a)Là lời của Bác Hồ.Nếu bạn hỏi tác giả của những câu thơ nói về Bác Hồ như nêu ở trên thì tôi chắc rằng bạn sẽ không nhận được câu trả lời thỏa đáng.Bởi đó là nhưng câu ca dao đã được lưu truyền từ rất lâu,mà đã là ca dao rất khó có thể xác định được tác giả.

b)công lao của Bác không phải chỉ cho một người được tự do, hạnh phúc, một thế hệ được tự do, hạnh phúc, mà cho nhiều thế hệ con cháu Việt Nam sau này, những người dân Việt Nam đi theo con đường Bác đã lựa chọn, được hy sinh vì đất nước cũng thấy tự hào và biết ơn Bác đã chỉ ra và lãnh đạo họ đấu tranh giành độc lập dân tộc, vậy thì lá rừng nào đếm được, vì sao nào đếm cho được?

 

26 tháng 10 2016

Ca dao,dân ca là một cây đàn muôn điệu của người dân Việt Nam.Những khúc hát tâm tình của quê hương đất nước,của tình cảm gia đình đã thấm sâu vào tâm hồn em qua lời ru ngọt ngào,êm ái của mẹ.một trong những bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong long em là bài:
(trích thơ ra nha)
Bài ca dao đã ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn,không gì đo đếm được,đồng thời nhắc nhở đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu.
Hai câu thơ đầu là lời ru êm ái của mẹ ru con đc nhân dân viết bằng hai câu ca dao theo cấu trúc song hành nói về công cha nghĩa mẹ.đây là một cách nói vừa cụ thể,vừa biểu cảm:công cha đc so sánh với núi ngất trời,ngọn núi cao đến tận tầng mây xanh không thước gì đo đếm được. nghĩa mẹ đc so sanh với nước ở ngoài biển đông.đó là một nguồn nước bao la vô tận,không bao giờ cạn.núi,biển,trời,nước là hình ảnh vĩ đại,vĩnh hằng đc so sánh với công cha nghĩa mẹ nhằm khẳng định và ca ngợi công cha,nghĩa mẹ la vô cùng to lớn không thể nao kể xiết.
hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình,thiết tha.hai tiếng "con ơi"làm cho lời ru trở nên ngọt ngào,thấm thía.câu ca dao thứ 3 là một hình ảnh ẩn dụ nhắc lại công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn,bao la như núi cao,như biển rộng. câu ca dao thứ 4 tác giả dân gian đã sử dụng bốn chữ hán "cù lao chín chữ"để nói lên công lao sinh thành,nuôi dưỡng,dạy bảo con cái khó khăn,vất vả,nhiều bề của cha mẹ.nó như muốn nhắc nhở chúng ta phận làm con phải ghi lòng tạc dạ công lao của cha mẹ và đó cũng chính là thực hiện đạo lí : có hiếu
bằng những hình ảnh ẩn dụ,so sánh,cách dùng từ hán việt độc đáo,tác giả dân gian đã thể hiện thành công và xúc động công lao trời biển của cha mẹ ,đồng thời giáo dục chúng ta một bài học về đạo lí làm con vô cung thấm thía và có ý nghĩa

26 tháng 10 2016

Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:br /> “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái.

Còn trong hai câu cuối:br /> “Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .



Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như : "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

a, Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

b,Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:

+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.

+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.

tick nhaleuleu

- Lời ru của mẹ dành cho con 

- Dùng lối nối ví von công ơn sinh thành

- Hình ảnh so sánh cao lớn mênh mông của thiên nhiên

- Âm điện,trữ tình thành kính sâu lắng

- Bài ca dao nhắc nhở con cái phải nhớ đến công ơn dưỡng dục của cha,mẹ bổn phận làm con phải có trách nhiệm trước công lao ấy

Dựa vào câu "con ơi"

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

1 tháng 9 2016

Bài ca dao là lời mẹ nói với con qua hát ru

Dựa vào chữ'' con ơi'' ở cuối đoạn

Tình cảm được thể hiện là những tình cảm của những người làm cha, làm mẹ dàng cho con cái rất to lớn, thiêng liêng

Tác giả đã sử dụng biện pháp:

Ẩn dụ: làm cho bài văn thêm sinh động

So sánh: làm nổi bật vai trò to lớn của cha mẹ

Đối xứng: làm khắc sâu ấn tượng công cha đối với nghĩa mẹ, núi đối biển

 

7 tháng 9 2016

                      Công cha như núi ngất trời, 

              Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

                      Núi cao biển rộng mênh mông

                 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

+ Bài ca dao trên là cha mẹ nói với con cái. Dựa vào câu " Con ơi! "

+Tình cảm của cha mẹ dành cho con. Công lao của cha cao như núi ngất trời. Không bao giờ có thể kể hết công lao của cha mẹ. 

+ Biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng đó là so sánh làm nổi bật được cảm xúc của tác giả. Dù công việc có cực khổ ra sao đi nữa cha mẹ luôn là người hi sinh cho ta nhiều nhất. Hãy trân trọng tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta.

CHúc bạn học tốt!

 

1/-Hãy đọc một số bài ca dao mà em biết( ngắn ngắn thôi nha)   -Nêu một vài đặc điểm về nội dung và hình thức của các câu ca dao em vừa đọc.2/Cho bài ca dao :              - Ở đâu năm cửa nàng ơi   Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi dòng ?              Sông nào bên đục, bên trong ?    Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?              Đền nào thiêng nhất xứ Thanh     Ở đâu mà lại có thành tiên...
Đọc tiếp

1/-Hãy đọc một số bài ca dao mà em biết( ngắn ngắn thôi nha)
   -Nêu một vài đặc điểm về nội dung và hình thức của các câu ca dao em vừa đọc.
2/Cho bài ca dao :

              - Ở đâu năm cửa nàng ơi 

  Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi dòng ?

              Sông nào bên đục, bên trong ?

    Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?

              Đền nào thiêng nhất xứ Thanh 

    Ở đâu mà lại có thành tiên xây ?

              - Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi 

  Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng 

             Nước sông Thương bên đục bên trong,

  Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh

            Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh 

  Ở trên tỉnh Lạng Sơn có thành tiên xây

a/Bài ca dao là lời ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
b/Tình cảm, cảm xúc nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là gì? 
c/Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hã chỉ ra tác dụng của chúng.
d/Từ việc tìm hiểu các bài ca dao trên, em đã có nhữn hiểu biết ban đầu nào về ca dao , dân ca.

3
2 tháng 9 2016

1)-Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình...

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

-Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, lại giản dị, và tươi tắn. Nghe có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Có thể nói về mặt tả cảnh , tả tình không có một hình thức văn chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao.
Ca dao dùng hình ảnh để nói lên những cái đẹp, những cái tốt, nhưng cũng có khi để nói về những cái xấu, nhưng không nói thẳng. Nhờ phương pháp hình tượng hoá, nên lời của ca dao tuy giản dị, mà rất hàm súc.
Người con gái không được chủ động trong việc hôn nhân, đã ví mình như hạt mưa:

Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22 tháng 9 2016

-Bài ca dao là lời chàng trai đối với cô gái.Dựa vào hai câu thơ đầu ở mỗi đoạn để biết điều đó.

-Hình thức trình bày:Hát đối đáp

=)) Thể hiển tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương.

-Ca dao,dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư tình cảm với đời sống nội tâm con người

-Ca dao,dân ca thường sử dụng các biện pháp ngheeh thuật:lặp kết cấu,lặp dòng thơ mở đầu,lặp hình ảnh,lặp ngôn ngữ để thể hiện nội dung trữ tình

cho bài ca dao :              - Ở đâu năm cửa nàng ơi   Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi dòng ?              Sông nào bên đục, bên trong ?    Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?              Đền nào thiêng nhất xứ Thanh     Ở đâu mà lại có thành tiên xây ?              - Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi   Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng              Nước sông Thương bên đục bên trong, ...
Đọc tiếp

cho bài ca dao :

              - Ở đâu năm cửa nàng ơi 

  Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi dòng ?

              Sông nào bên đục, bên trong ?

    Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh ?

              Đền nào thiêng nhất xứ Thanh 

    Ở đâu mà lại có thành tiên xây ?

              - Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi 

  Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng 

             Nước sông Thương bên đục bên trong,

  Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh

            Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh 

  Ở trên tỉnh Lạng Sơn có thành tiên xây

a/Bài ca dao là lời ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
b/Tình cảm, cảm xúc nổi bật được thể hiện qua bài ca dao là gì? 
c/Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hã chỉ ra tác dụng của chúng.
d/Từ việc tìm hiểu các bài ca dao trên, em đã có nhữn hiểu biết ban đầu nào về ca dao , dân ca.

2
16 tháng 9 2016

Trả lời:

a/ Bài ca dao là lời vấn đáp giữa chàng trai và cô gái, chàng trai hỏi, cô gái trả lời. Dựa vào "nàng ơi" và "chàng ơi".

b/ Bài ca dao nói lên tình yêu vẻ đẹp thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước thể hiện niềm trân trọng, tự hào, như một lời nhắn nhủ với thế hệ sau này phải biết bảo vệ, giữ gìn những sắc đẹp đó.

c/ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối đáp làm cho người đọc, người nghe càng hiểu thêm và thêm yêu quý, muốn bảo vệ cảnh đẹp quê hương mình.

d/ Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời với nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Và còn phân biệt giữa ca dao và dân ca: 

- Dân ca những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.

* Chúc bạn học tốt (Vnen)

27 tháng 8 2017

bạn này giỏi quá! cảm ơn bn nhìu! mik cũng đg cần