Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các cán bộ, giáo viên tiêu biểu đều có chung suy nghĩ như vậy khi chia sẻ về quá trình tự học và sáng tạo của mình. Ở những vùng thuận lợi, việc tự học thông qua các nguồn tài liệu trên mạng đã trở nên phổ biến. Thế nhưng, ở những nơi mạng internet chưa thể phủ sóng, các thầy cô cũng quyết không để mình thua kém. Cô giáo Nguyễn Thị Mai Xuân, Tổ trưởng tổ chuyên môn khối 1 và khối 2 Trường Tiểu học An Toàn (huyện An Lão) cho biết, xã chưa có internet thì cô xuống thị trấn tìm tòi tài liệu rồi mang về chia sẻ lại với đồng nghiệp.
“Nhờ vậy mà khi tham gia các cuộc thi cấp tỉnh, cấp huyện, trường cũng đạt được nhiều thành tích không thua kém các trường bạn. Đặc biệt, tại Hội thi đồ dùng dạy học tự làm tiểu học cấp tỉnh năm 2016, bộ sản phẩm của huyện An Lão đã đạt giải nhất, trong đó có 2 sản phẩm của Trường Tiểu học An Toàn”, cô Mai Xuân chia sẻ.
Với mỗi người trong số họ, việc học, sáng tạo có thể diễn ra ở bất kỳ lúc nào, nơi đâu và với bất kỳ ai. “Nhiều học sinh đã hỏi tôi, thầy luôn chia sẻ mọi thứ thầy biết, vậy thầy không sợ đến một lúc nào đó chúng em giỏi hơn thầy à? Tôi đã trả lời rằng, thầy học hỏi cách tư duy và suy nghĩ của các em luôn đấy chứ”, thầy Phạm Mạnh Cường, Phó Hiệu trưởng Trường THPT số 1 Phù Mỹ, trò chuyện.
Yêu trò, tận tụy với nghề
Từ rất lâu, thầy Trần Gia Tín, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn, ít có được những đêm ngủ ngon giấc. Chuyện nửa đêm nhận được điện thoại báo tin có học sinh trốn ra ngoài, sau đó thầy phải đi tìm về - đã trở nên thường tình. Những đêm không nhận được điện thoại, thầy cũng thao thức, sợ lỡ chợp mắt không nghe được chuông reo. Công tác quản lý một trường chuyên biệt là một thách thức lớn, buộc thầy Tín phải không ngừng tự học, sáng tạo và nêu cao đạo đức của một nhà giáo đầy trách nhiệm. “Thầy giống như một người cha chung của tất cả học sinh, bởi thầy chăm lo từ miếng ăn, giấc ngủ. Lúc các em ốm đau, thầy thức trắng đêm trong bệnh viện thay cho bảo mẫu, chờ phụ huynh ở xa chưa đến kịp”, các giáo viên của trường ghi nhận.
Thầy Trần Gia Tín, Hiệu trưởng Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn (ngồi giữa hàng đầu) cùng đoàn vận động viên của trường tham dự Hội thi thể thao học sinh khuyết tật toàn quốc năm 2015. |
Nhớ lại quãng thời gian chồng bị tai nạn giao thông, con còn bú, nhưng bản thân vẫn phấn đấu tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và đều đặn có những sáng kiến giảng dạy được ngành GD&ĐT huyện đánh giá cao, cô Huỳnh Thị Hương, giáo viên Trường Mầm non thị trấn Bình Dương (huyện Phù Mỹ) bộc bạch: “Chỉ có lòng yêu nghề, yêu trẻ mới giúp tôi có đủ sức mạnh làm được tất cả điều đó. Tình yêu lớn lao đó không cho phép mình dễ dãi, viện lý do này nọ để lơ là với trẻ, mà ngược lại, nó buộc mình phải nỗ lực thật nhiều để vượt qua tất cả khó khăn”.
Tại cuộc thi viết về “Tấm gương Nhà giáo Việt Nam” do Công đoàn Giáo dục Bình Định phát động, đã có đến hai tác phẩm dự thi của hai giáo viên trẻ viết về thầy giáo Nguyễn Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường THPT số 3 An Nhơn với tất cả sự tôn trọng, tin yêu. Tất cả những việc thầy Lộc đã làm với tinh thần cống hiến hết mình để trường lớp khang trang hơn, phương tiện dạy học đầy đủ hơn, giáo viên được tạo điều kiện nâng cao chuyên môn và ổn định đời sống, học sinh khó khăn yên tâm đến trường, ra sức học tập tốt… thật sự là tấm gương sáng cho nhiều đồng nghiệp, học sinh - không chỉ trong nhà trường mà trong toàn ngành - cùng noi theo, học tập.
Ông Đào Đức Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT bày tỏ tin tưởng: “74 cán bộ, giáo viên được tôn vinh là những điểm sáng. Khi những điểm sáng, những tấm gương được nhân rộng, lan tỏa trong toàn ngành thì những khó khăn, bất cập lâu nay của ngành cũng sẽ dần được khắc phục”.
1. Tác giả đề cập đến cách học: ''Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiền lên mà học tử thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.''
2.
Em tham khảo:
Như chúng ta đã biết, học và hành luôn đi đôi với nhau thiếu một trong hai cái này sẽ không thể đạt được kết quả như mong đợi.Học và hành có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Học và hành không có cái nào là quan trọng hơn vì cả 2 đều có mối liên hệ quan trọng tới việc học của học sinh.Nếu chỉ học mà không thực hành thì như ông bà ta thường ví von : “ Con tằm ăn dâu, đâu phải mà nhả dâu, mà là nhả tơ”, có nghĩa là con tằm ăn dâu mà không “ tiêu hóa” thì khác gì nó lại nhả ra đúng những gì đã ăn vào là dâu. Tương tự, con người có học màk hông hành thì cũng sẽ như con tằm không mang lại được một lợi ích gì cả, gây hậu quả lãng phí những kiến thực đã học.Còn nếu chỉ hành mà không học thì sẽ không đạt được thành công do không có đủ kiến thức, không có đủ hiểu biết, thế là vô tình trở thành kẻ phá hoại.
Bổ sung cho câu 1:
Tác dụng: ''Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.''
'' Đạo học hành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh tri."
Mới có 6 giờ sáng mà tôi đã chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của mình đâu ra đó. Tôi vốn là một đứa trẻ có tính tự lập ngay từ lớp “Chồi” lớp “Lá”. Không giấu gì các bạn, bố tôi mất sớm khi tôi mới tròn một tuổi. Ba năm sau, ông bà nội “bắt” mẹ tôi phải đi bước nữa. Và từ đó, tôi về ở với ông bà nội và cô út. Cô út lúc đó đang học lớp 12. Ông bà nội và cô út rất thương tôi, nhưng vì hoàn cảnh, ông bà nội thì đã già, cô út lại đi học suốt sáng chiều, nên mọi sinh hoạt của bản thân, tôi thường tự làm lấy, dần dần thành thói quen.
Năm tôi vào lớp 1 thì cô út cũng ước vào Đại học năm thứ hai. Nhà chỉ còn ông bà nội và tôi. Sáng đó, ông bà nội có ý định đưa tôi đến lớp. Nhưng tôi nói với ông bà nội rằng. “Cháu đi đến trường một mình được, nội cứ ở nhà”. Từ nhà đến trường chỉ gần một cây số. Sau khi chào ông bà nội, tôi khoác chiếc cặp sách mới mà cô út đã mua cho tôi hồi hè vừa rồi. Vừa mới ra khỏi ngõ thì gặp một chiếc Honda chở tới. Tôi không ngờ là bố dượng tôi. Bố dừng xe lại, bế tôi lên xe và nói: “Bố đi từ lúc 5 giờ kia, nhưng chờ phà lâu quá nên giờ mới tới.
Con đừng buồn bố mẹ nhé! Bố dẫn tôi đến trường, rồi dẫn tôi vào lớp. Bố trao đổi với cô giáo chuyện gì đó khá lâu, rồi quay lại nói với tôi: “Con ở lại với cô giáo và các bạn, bố phải trở lại cơ quan. Trưa, con về một mình nhé! Thứ bảy này, bố sẽ đưa mẹ và em sang thăm ông bà và con!” Nói xong, bố chào tạm biệt cô giáo, rồi lên xe trở về. Tôi nhìn theo bố dượng cho đến lúc chiếc xe khuất hẳn sau dãy xà cừ ven đường mới quay về chỗ ngồi của mình ở cuối lớp học. Ngày đầu tiên vào lớp Một của tôi như thế đó, các bạn ạ!
- Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề (Luận đề nêu : "phải chăm chỉ học tập hơn", luận điểm lại nói đến khỏe mạnh, lao động tốt…). Cần phải dứt khoát loại bỏ những nội dung không phù hợp đó.
- Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ (cần thêm những luận điểm như : đât nước rất cần những người tài giỏi, hay : phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài…)
- Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí (vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm đ không thế đứng sau luận điểm d…).
Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên như sau :
Câu a) -> câu c) -> câu e) -> câu b) -> câu d).
a)
Từ ghép: quần áo, học tập, học hành, học trò, thông minh, trường lớp, bạn bè, lễ phép, chăm chỉ, nô đùa.
Từ láy: ngoan ngoãn, thon thả.
Từ đơn: dạy, nghe, hiểu, nói.
b)
Danh từ: quần áo, học trò, trường lớp, bạn bè.
Tính từ: ngoan ngoãn, thông minh, lễ phép, chăm chỉ, thon thả.
Động từ: học tập, học hành, dạy, nô đùa, nghe, hiểu, nói.