Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Cho chuỗi thức ăn sau : trâu , cá heo , giun kim , đại bàng , rắn hổ mang , khỉ , giun đũa , cá sấu
Hãy xác định môi trường sống của chúng
Tên động vật | mt sống |
trâu | trên cạn |
cá heo | dưới nước |
giun kim | mt sinh vật |
đại bàng | trên cạn |
rắn hổ mang | trên cạn |
khỉ | trên cạn |
cá sấu | vừa trên cạn và vừa dưới nước |
Ở đây mk thấy có môi trường sinh vật là nó khá lạ , không biết bn biết chưa nhưng mk vẫn giải thích về khái niệm nhé:
+ Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh.
2. Cho 1 quần xã gồm accs sinh vật sau : vi sinh vật , dê , gà , cáo , hổ , mèo rừng , cỏ , thỏ , bò
a. Xác định chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên
1.Cỏ → Thỏ → vi sinh vật.
2.Cỏ → Thỏ → Hổ →vi sinh vật.
3.Cỏ → Dê → vi sinh vật
4.Cỏ → Dê → Hổ → vi sinh vật.
5.Cỏ → Thỏ → Mèo rừng → vi sinh vật
6.Cỏ → sâu hại thực vật → vi sinh vật
7.Cỏ → sâu hại thực vật→ chim ăn sâu →vi sinh vật
1)
tên động vật | môi trường sống |
trâu | môi trường trên cạn |
cá heo | môi trường nước |
giun kim | môi trường sinh vật |
đại bàng | môi trường trên cạn |
rắn hổ mang | môi trường trên cạn |
giun đũa | môi trường sinh vật |
khỉ | môi trường trên cạn |
cá sấu | môi trường trên cạn và dưới nước |
2)
*chuỗi thức ăn
cỏ -> dê, bò, gà -> mèo rừng -> cáo -> hổ -> vi sinh vật
*lưới thức ăn
3)
Quan hệ trung lập:h. cây mọc theo nhóm
Quan hệ thú dữ - con mồi:c. chim ăn sâu; f. cáo ăn gà
Quan hệ cộng sinh:a. rễ các cây nối liền nhau của nhiều loài cây; e. địa y; d. sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến mối
Quan hệ cạnh tranh:g. ăn lẫn nhau khi số lượng tăng quá cao
Quan hệ cạnh tranh cùng loài:b. tự tỉa ở thực vật
chúc bạn học tốt
Độ ẩm ảnh hưởng đến hình thái, sinh lí của động vật và thực vật. Ví dụ:....như cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối,.... ........................................... thực vật có 2 nhóm thực vật là:............ thực vật ưa ấm................và thực vật .......... chịu hạn...................... Động vật có 2 nhóm động vật là:........động vật biến nhiệt....................và động vật ...............hằng nhiệt.................
- Thực vật có 2 nhóm là thực vật có mạch dẫn và thực vật không có mạch dẫn
- Động vật có 2 nhóm là động vật có xương sống và đv không xương sống.
1. phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật
*Giống nhau
-đều là tập hợp của nhiều cá thể
-giữa chúng có mối quan hệ thích nghi
*khác nhau:
quần thể sinh vật | quần xã sinh vật |
- Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh. - Đơn vị cấu trúc là cá thể. - Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ sinh sản. Do các cá thể cùng loài có thể giao phối và giao phấn với nhau. - Độ đa dạng thấp. - Chiếm 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn. - Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã. |
- Tập hợp các quần thể khác loài sống trong một sinh cảnh. - Đơn vị cấu trúc là quần thể. - Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ dinh dưỡng, vì chúng không cùng loài => không thể giao phối hay giao phấn với nhau. - Độ đa dạng cao. - Chiếm nhiều mắt xích trong chuỗi thức ăn. - Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể. |
2. phân biệt chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ. Các chuỗi thức ăn dày đặc tạo nên các mạng lưới thức ăn.
- Lưới thức ăn là sự kết hợp nhiều chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn này cũng là mắt xích của chuỗi thức ăn khác, đó là những mắt xích chung.
chúc bạn học tốt
Câu 1 :
(*) Giống nhau: đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật sống trong khoảng không gian, thời gian xác định.
(*) Khác nhau:
+ Quần thể sinh vật:
- Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh.
- Đơn vị cấu trúc là cá thể.
- Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ sinh sản. Do các cá thể cùng loài có thể giao phối và giao phấn với nhau.
- Độ đa dạng thấp.
- Chiếm 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn.
- Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã.
+ Quần xã sinh vật:
- Tập hợp các quần thể khác loài sống trong một sinh cảnh.
- Đơn vị cấu trúc là quần thể.
- Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ dinh dưỡng, vì chúng không cùng loài => không thể giao phối hay giao phấn với nhau.
- Độ đa dạng cao.
- Chiếm nhiều mắt xích trong chuỗi thức ăn.
- Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể.
1. Thành phần sinh vật:
- SV sản xuất: Thực vật
- SV tiêu thụ:
Bậc 1: Thỏ; Sâu
Bậc 2: Ếch nhái; Chuột
Bậc 3: Rắn; Cáo; cú
- SV phân giải: Vi sinh vật.
2. Lưới thức ăn: (Tự vẽ)
3. Mối quan hệ giữa ếch và gà là: quan hệ cạnh tranh thức ăn (cỏ) và quan hệ SV ăn SV (Gà ăn ếch nhái)
4. Loại trừ quần thể thực vật ra khỏi lưới thức ăn thì gây biến động lớn nhất cỏ là sinh vật sản xuất. Nếu loại cỏ ra khỏi quần xã thì các sinh vật tiêu thụ bậc I, bậc II … không có nguồn dinh dưỡng, một số chết, một số phát tán đi nơi khác.
sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt loài nào có khả năng thích nghi cao? vì sao?
TK
Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của môi trường
Vì sinh vật hằng nhiệt là các sinh vật có tổ chức cơ thể cao (chim, thú, con người), đã phát triển các cơ chế điều hòa thân nhiệt nên khi nhiệt độ môi trường thay đổi các hoạt động sinh lí trong cơ thể của sinh vật hằng nhiệt vẫn diễn ra bình thường.
Đối với sinh vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường tăng nên quá thấp hoặc quá cao thì dẫn đến hiện tượng làm rối loạn các hoạt động sinh lí trong cơ thể (do hoạt tính của các enzyme giảm mạnh) dẫn đến rối loạn chuyển hóa vật chất trong cơ thể sinh vật biến nhiệt => làm chúng dễ chết.
Refer
Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của môi trường
Vì sinh vật hằng nhiệt là các sinh vật có tổ chức cơ thể cao (chim, thú, con người), đã phát triển các cơ chế điều hòa thân nhiệt nên khi nhiệt độ môi trường thay đổi các hoạt động sinh lí trong cơ thể của sinh vật hằng nhiệt vẫn diễn ra bình thường.
Đối với sinh vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường tăng nên quá thấp hoặc quá cao thì dẫn đến hiện tượng làm rối loạn các hoạt động sinh lí trong cơ thể (do hoạt tính của các enzyme giảm mạnh) dẫn đến rối loạn chuyển hóa vật chất trong cơ thể sinh vật biến nhiệt => làm chúng dễ chết.