Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Năng suất chè của Việt Nam qua các năm
b) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam giaỉ đoạn 1990 - 2010
-Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dỉện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 – 2010:
- Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:
+ Diện tích chè tăng 116,7%.
+ Năng suất chè tăng 186,8%.
+ Sản lượng chè tăng 518,8%.
- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam không đều nhau, sản lượng chè có tốc độ tăng trưởng tăng nhanh nhất, tăng chậm nhất là diện tích chè.
- Diện tích, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam có tốc đô tăng trưởng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự phân bố trữ lượng dầu mỏ, khí đốt của các khu vực và châu lục trên thế giới
b) Nhận xét
- Dầu mỏ, khí đốt phân bố khắp nơi trên thế giới, nhưng trữ lượng không đều.
- Trữ lượng dầu mỏ ít hơn khí đốt.
- Đa số các khu vực đều có trữ lượng khí đốt nhiều hơn dầu mỏ, riêng Trung - Nam Mĩ và Trung Đông có trữ lượng dầu mỏ nhiều hơn khí đốt.
- Trữ lượng dầu mỏ tập trung chủ yếu tại các nước đang phát triển (hơn 80%).
- Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất tại vùng Trung Đông (92,5 tỉ tấn dầu và 81,2 tỉ m3 khí đốt), cao gấp nhiều lần so với các khu vực khác (gấp 7 - 8 lần châu Phi, 10 - 14 lần Bắc Mĩ; hoặc chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ và 41,1% trữ lượng khí đốt thế giới).
a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990 và năm 2010
+ Tính bán kính hình tròn ( r 1990 , r 2010 ) :
r 1990 = 1 , 0 đvbk
r 2010 = 204306 111378 = 1 , 35 đvbk
-Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990 và năm 2010 (%)
b) Nhận xét
- Cơ cấu:
+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là In-đô-nê-xi-a, tiếp đến là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào (dẫn chứng).
+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là In-đô-nê-xi-a, tiếp đến là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Lào, Ma-lai-xi-a (dẫn chứng).
- Sự chuyển dịch cơ cấu:
Giai đoạn 1990 - 2010, cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam và các nước khác tăng (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng sản lượng lúa của In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin giảm (dẫn chứng).
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam gỉaỉ đoạn 1990 – 2010
b) Năng suất cà phê của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990-2010:
- Diện tích cà phê của Việt Nam tăng từ 119 nghìn ha (năm 1990) lên 555 nghìn ha (năm 2010), tăng 436 nghìn ha (tăng gấp 4,66 lần), nhưng không ổn định (dẫn chứng).
- Sản lượng cà phê của Việt Nam tăng liên tục từ 92 nghìn tấn (năm 1990) lên 1106 nghìn tấn (năm 2010), tăng 1014 nghìn tấn (tăng gấp 12,02 lần), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Năng suất cà phê của Việt Nam tăng liên tục từ 7,7 tạ/ha (năm 1990) lên 19,9 tạ/ha (năm 2010), tăng 12,0 tạ/ha (tăng gấp 2,58 lần), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Sản lượng cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là diện tích và có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là năng suất (dẫn chứng).