Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không copy chỉ tham khảo :
Các từ " hoa hồng , áo dài , cà chua , cá váng " chỉ tên một loại sự vật chứ không phải chỉ loại hoa màu hông mà dùng từ này để gọi 1 loại hoa ; áo dài không phải là áo nó dài mà là tên 1 loại áo truyền thống ở VN ; cà chua không phải chỉ loại cà chua mà là chỉ tên một loại cà ; cá vàng không phải chỉ cá màu vàng vv.
Mình không biết có đúng hay không, bạn tham khảo thôi nha !
a) Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng vì hoa hồng là tên của một loài hoa và nó có nhiều màu.
b) Nói như vậy là đúng vì áo dài là một loại trang phục chứ không phải là kích thước.
c) Nói như vậy là được vì cà chua là một loại cà (có những loại cà chua ngọt).
d) Không phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng. Và cá vàng là một loài cá cảnh nuôi trong nhà.
a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
- Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng. - Hoa hồng ở đây dùng để gọi tên một loài hoa, như: hoa lan, hoa cúc, hoa hồng, hoa đào…
- Hoa hồng có rất nhiều loại: hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa hồng đỏ.
b. Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?
- Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!” là hoàn toàn đúng.
- Bởi lẽ áo dài ở đây là một từ ghép phân loại chỉ một loại áo có tà rất dài tới quá đầu gối, khác với tà áo sơ mi thường ngắn ngang mông.
c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?
Cà chua là một danh từ chỉ một loại quả giống quả: cà pháp, cà bát, cà tím, chứ không phải là quả cà có vị chua.
- Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” hoàn toàn được.
d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
- Không phải mọi loại cá có màu vàng đều gọi là cá vàng.
- Cá vàng là một loại cá cảnh thường được nuôi trong chậu, hoặc bể. Chúng có mắt lồi, thân tròn, ngắn, đuôi rất to đẹp và dài và có nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, đen, bạc nhưng phổ biến là màu vàng.
a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
- Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng.
- Hoa hồng ở đây dùng để gọi tên một loài hoa, như: hoa lan, hoa cúc, hoa hồng, hoa đào…
- Hoa hồng có rất nhiều loại: hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa hồng đỏ.
b. Em Em nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?
- Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!” là hoàn toàn đúng.
- Bởi lẽ áo dài ở đây là một từ ghép phân loại chỉ một loại áo có tà rất dài tới quá đầu gối, khác với tà áo sơ mi thường ngắn ngang mông.
c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao? Cà chua là một danh từ chỉ một loại quả giống quả: cà pháp, cà bát, cà tím, chứ không phải là quả cà có vị chua.
- Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” hoàn toàn được. d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
- Không phải mọi loại cá có màu vàng đều gọi là cá vàng.
- Cá vàng là một loại cá cảnh thường được nuôi trong chậu, hoặc bể. Chúng có mắt lồi, thân tròn, ngắn, đuôi rất to đẹp và dài và có nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, đen, bạc nhưng phổ biến là màu vàng.
a) Mở bài :giới thiệu và suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện : cảm động trước tình yêu thương chân thành , sự đồng cảm, cách cư xử của các nhân vật trong chuyện
b)Thân bài
1.Bộc lộ những tình cảm suy nghĩ của em 1 cách cụ thể chi tiết khi được sống trong tình yêu thương trân thành , sự đồng cảm , cách cư xử là món quà quý giá ta tặng cho người khác . Và khi trao món quà đó cho người khác ta cũng nhận được món quà tương tự.
2. giải thích : Tình yêu thương là phẩm chất thẩm mĩ thuộc về cái đẹp là tình cảm tốt đẹp ta dành cho nhau: đó là sự đồng cảm giúp đớ nhau trong cuộc sống. Nó xuất phát từ sự trong sáng không vụ lợi , tính toán nhỏ nhen
3.vậy vì sao con người cần có tình yêu thương
- Tình yêu thương tạo nên sức mạnh to lớn để họ vượt qua khó khăn gian khổ khi họ gục ngã ( lấy dẫn chứng thực tế và văn học để chứng minh)
-Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui , hạnh phúc cao hơn là sự sống( CM: Một bàn tay đưa ra có thể cứu nổi 1 linh hồn , một nụ cười , một cử chỉ âu yếm cho ta thêm nghị lực để sống và sống tốt hơn, một hành động cảm thông có thể khiến con người gần nhau hơn)
-Cuộc sống không có tình yêu thương sẽ làm cho tâm hồn con người già cỗi , thế giới không có tình yêu thương thì chỉ có hận thù và chiến tranh)
4.Bàn luận mở rộng( dẫn chứng CM)
-Cuộc đời còn biết bao những con người sống thiếu tình yêu thương của cha mẹ, anh em phải xa cách chia lìa như Thành và Thủy trong " Cuộc chia tay của những con búp bê"(Khánh Hoài) và biết bao tình cảnh éo le khác .
-Vẫn có kẻ vô cảm trước nỗi đau của đồng loại cần phê phán ( dẫn chứng CM)
5. Xây dựng bài học nhận thức
c) Kết bài
Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.
- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười
- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.
+ Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”
- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:
+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác
+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi.
#\(N\)
Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục, .... đều do nó tự chế biến.
`->` Dấu chấm lửng trong câu này: thể hiện các hiện tượng, sự vật chưa liệt kê hết.
Hay là bây giờ em nghĩ thế này... Song anh có cho phép nói em mới dám nói...
`->` Dấu chấm lửng trong câu: thể hiện lời nói bị ngắn quãng, dở dang.
Tôi đã đọc đâu đó một câu rất hay: “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là... không ai giống ai cả”.
`->` Dấu chấm lửng trong câu: làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho từ ngữ có nội dung xuất hiện bất ngờ, hài hước.