Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi vì:
-Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước.
-Nhân dân không chịu khuất phục, lầm than nô lệ.
-Lê Lợi là người yêu nước, giàu lòng nhân nghĩa, có chí khí,....
Tình hình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423:
-Lực lượng của nghĩa quân còn yếu.
-Bị quân Minh tấn công, bao vây nhiều lần.
-Ba lần rút lên núi Chí Linh.
-Thiếu lương thực trầm trọng ( Thiếu lương thực tới mức Lê Lợi phải cho giết ngựa và voi, kể cả ngựa của ông ).
Trong bối cảnh đó Lê Lợi quyết định tạm hòa với quân Minh nhằm mục đích:
-Để chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ về lương thực.
-Để tranh thủ thời gian xây dựng, củng cố lại quân đội, chuẩn bị cho bước phát triển mới.
Study well! Happy new year!
- Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông :
◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)
◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.
* Nhận xét về cải cách của Hồ Quý Ly:
Khá toàn diện, có một số mặt tích cực, nhưng một số chính sách không triệt để, chưa giải quyết được yêu cầu bức thiết của nhân dân…
Góp phần hạn chế ruộng đất tập trung vào tay giai cấp quí tộc,địa chủ
Tăng nguồn thu nhập cho đất nước và tăng quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền
Cải cách văn hóa , giáo dục có nhiều điểm tích cực mang tính dân tộc
Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
Câu 6:
Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).
Lê Thánh Tông là hoàng đế thứ năm của nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Lê Thánh Tông trị vì từ năm 1460 đến năm 1497, tổng cộng 38 năm. Trong thời kỳ cầm quyền của Lê Thánh Tông, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và mở rộng đáng kể lãnh thổ của mình sau nhiều cuộc chiến với Chiêm Thành, Ai Lao và Bồn Man. Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Lê Thánh Tông đã đưa Đại Việt trở thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á, cũng như đã khiến Quân chủ chuyên chế Việt Nam đạt đến đỉnh cao. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ Hồng Đức thịnh trị. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.
Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 700 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:
- Giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động đối phó với giặc ngoại xâm lược;
- Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;
- Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;
- Mở rộng giao lưu khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp lành mạnh;
- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, chống tham nhũng triệt để, chống sự lạm quyền và ức hiếp dân chúng.
- Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục và phát triển kinh tế
- Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ[11];
- Bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị địa chủ phong kiến
Lê Thánh Tông là người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đã ban hành.Ông từng nói :"Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo"
Chúc bạn học tốt
Em co danh gia gi ve mat tien bo va han che trong nhung cai cach cua Ho Quy Ly o the ki XV ?
Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
Em co nhan xet, danh gia gi ve nhan vat Ho Quy Ly?
Đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly : Cần xem xét về nhân vật Hồ Quý Ly trong bối cảnh lịch sử nước Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV, những biểu hiện về sự suy sụp của nhà Trần, xã hội rối loạn để hiểu và nêu được nhận xét về Hồ Quý Ly (trong tình trạng đất nước khủng hoảng, ông đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành thực hiện cuộc cải cách trên nhiều mặt nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, cuộc cải cách có nhiều mặt tiến bộ) từ đó rút ra nhận xét Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có tài năng, có hoài bão, có đóng góp cho xã hội vào nửa cuối thế kỉ XIV. Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.Nguồn: loigiaihay
Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất nông nghiệp cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình. Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì.
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước. Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả nước thành 12 thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã. Cuộc cải cách đã tạo được một hệ thống hành chính tinh giản, có hiệu lực, là mô hình tiên tiến của chế độ quân chủ, phong kiến đương thời.