K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. cho biết điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông (phần đất liền) việt nam thuộc các tỉnh nào? Vị trí địa lí tự nhiên nước ta có những đặc điểm nổi bật nào?2. lập bảng so sánh các đặc điểm cơ bản của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (nguồn gốc, diện tích, địa hình )3. vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta theo số liệu sau và rút ra nhận...
Đọc tiếp

1. cho biết điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông (phần đất liền) việt nam thuộc các tỉnh nào? Vị trí địa lí tự nhiên nước ta có những đặc điểm nổi bật nào?

2. lập bảng so sánh các đặc điểm cơ bản của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (nguồn gốc, diện tích, địa hình )

3. vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất chính ở nước ta theo số liệu sau và rút ra nhận xét:

            - Đất Feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên

             - Đất mùn cao: 11% diện tích đất tự nhiên 

              - Đất phù sa: 24% diện tích đất tự nhiên

4. Vẽ biểu đồ hình cột diện tích rừng, nhận xét.

5. Trình bày thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Miền Bắc và Đông Bắc Bộ.

( mong giúp mik giải trong buổi tối hôm nay ạ )

0
A PHẦN TRẮC NGHIỆM  Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào?Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?Đặc điểm nào của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên làm cho khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới?Quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á nước nào?Những năm đầu các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam hợp tác về lĩnh...
Đọc tiếp

A PHẦN TRẮC NGHIỆM

 Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào?

Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?

Đặc điểm nào của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên làm cho khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới?

Quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á nước nào?

Những năm đầu các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam hợp tác về lĩnh vực?

Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào?

   

Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào?

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời vào năm?

Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI là hợp tác của 3 quốc gia nào?

Chế độ gió trên biển Đông?

Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta?

Các tỉnh giáp biển của nước ta là ?

Khoáng sản ở vùng biên Việt Nam?

   

Tính tỉ lệ phần trăm?

Mục tiêu chung của ASEAN là?

1
26 tháng 3 2022

nêu đáp án ra

26 tháng 3 2022

trắc nghiệm không có đáp án để chọn :>>

25 tháng 12 2017

- Dựa vào bản đồ hành chính để tìm vị trí hoặc thành phố nơi em đang sống.

- Xác định vị trí, tọa độ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ phần đất liền nước ta:

Điểm cực Địa danh hành chính Vĩ độ Kinh độ
Bắc Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23o23B 105o20Đ
Nam Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiểu, tỉnh Cà Mau 8o34B 104o40Đ
Tây Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22o22B 102o
Đông Xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 12o40B 109o24Đ
QUẢNG CÁO

- Lập bảng thống kê theo mẫu sau:

Để học tốt Địa Lý 8 | Giải bài tập Địa Lý 8Để học tốt Địa Lý 8 | Giải bài tập Địa Lý 8Để học tốt Địa Lý 8 | Giải bài tập Địa Lý 8Để học tốt Địa Lý 8 | Giải bài tập Địa Lý 8

 

17 tháng 1 2022

Tham khảo:

- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA.
- Hệ toạ độ địa lý:  + Vĩ độ: 23023’B - 8034’B  
+ Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ  
2. Phạm vi lãnh thổ  :
a. Vùng đất:
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới có hơn 4600 km, tiếp giáp các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Đường bờ biển dài 3260 km, có 28 tỉnh, thành giáp biển.
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).
b. Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
c. Vùng trời: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.bao gồm cả phần đất liền và  vùng biển.
* Với toạ độ địa lí này nước ta nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu trong khu vực Châu á gió mùa.
* Nước ta nằm ở TT vùng ĐNA, phía đông bán đảo đông dương tiếp giáp với Biển Đông. Với vị trí này nước ta ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa Á -Âu rộng lớn với TBD bao la, Nằm trên đường hàng hải và đường hàng không quốc tế, nơi gặp gỡ của hai vành đai sinh khoáng của thế giới.
*nước ta nằm trong khu vực Châu Á- TBD, khu vực đang diễn ra hoạt động kinh tế sôi động của thế giới

 

17 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Ví dụ:

- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.

+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).

+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.

-  Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.

+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

-  Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...)


 

Câu 1 :

- Đặc điểm nổi bật :

+ Lãnh thổ VN hình chữ S.

+ VN nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

+ Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển giữa đất liền các nước Đông Nam Á  và hải đảo các nước Đông Nam Á.

+ Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

+ Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới.

Câu 2 :

a) - Khác nhau :

+ Do gió Đông Bắc hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc nên bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động chiếm ưu thế. ⇒ Miền bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn.

+ Miền Trung có mưa lớn do tác động của gió Tín phong theo hướng Đông Bắc.

+ Miên Nam là mùa khô cạn.

b) Nguyên nhân : Do bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động chiếm ưu thế nên miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn, còn miền Trung thì có mưa lớn và miền Nam khô hạn.

18 tháng 3 2022

A

18 tháng 3 2022

Why C :))?

27 tháng 6 2017

Các điểm cực trên phần đất liền nước ta

- Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23 o 23'B tại Lũng Cú (tỉnh Hà Giang), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

- Điểm cực Nam ở vĩ độ 8 o 34'B tại Xóm Mũi (tỉnh Cà Mau), hoặc ghi chi tiết hơn là tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

- Điểm cực Tây ở kinh độ 102 o 09'Đ tại A Pa Chải (tỉnh Điện Biên), hoặc ghi chi tiết hơn là trên núi Pulasan, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

- Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109 o 24'Đ tại bán đảo Hòn Gốm (tỉnh Khánh Hồa), hoặc ghi chi tiết hơn là tại bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

14 tháng 6 2021

Tham khảo 
 

- Điểm cực Bắc phần đất liền của châu Á là mũi Sê-li-u-xkin- nằm trên vĩ độ 77o44B.

- Điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là mũi Pi-ai nằm ở phía Nam bán đảo Ma-lắc-ca ở vĩ độ 1o16B.

- Châu Á tiếp giáp với các đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

- Châu Á tiếp giáp với các châu lục: châu Âu, châu Phi.

- Chiều dài từ đểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500km. Chiều rộng từ bời Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất 9200km.

5 tháng 1 2019

- Điểm cực Bắc phần đất liền của châu Á là mũi Sê-li-u-xkin- nằm trên vĩ độ 77o44B.

- Điểm cực Nam phần đất liền của châu Á là mũi Pi-ai nằm ở phía Nam bán đảo Ma-lắc-ca ở vĩ độ 1o16B.

- Châu Á tiếp giáp với các đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

- Châu Á tiếp giáp với các châu lục: châu Âu, châu Phi.

- Chiều dài từ đểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500km. Chiều rộng từ bời Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất 9200km.