Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
mk nghĩ là bố cục bài văn biểu cảm gồm mấy fần? đó la những fần nào? hay là lập dàn ý j đó. Mk cx hk chắc vì trg mk chỉ cho vt 1 bài văn hoy, hk có trả lời lý thuyết
Những ý lớn cần có.Tự phát triển ý thành bài nhé !
- Giới thiệu chung về Nguyễn Trãi ,câu nói được nói ra như thế nào ? (Nếu có)
- Giải thích chung câu nói :
- Muốn có của ăn của để, muốn thành đạt thì phải có nỗ lực của bản thân.Không có gì không làm mà có
- Phân tích :
- Một người muốn biết thì phải học,cũng như những đứa trẻ khi mới được sinh ra chúng phải học để lớn. học để biết và học để làm người
- Không có gì là tự dưng mà có, không được người khác chỉ bảo thì cũng do chính bản thân con người tự tìm kiếm học hỏi
- Và hơn hết cuộc sống con người luôn muốn hướng theo hướng tích cực có của ăn của để.Vậy làm sao để có?
- Sẽ có nếu con người biết cách tìm tòi, học hỏi, không ngại khó ngại khổ, không ỉ lại đùn đẩy cho người khác.
- Ý nghĩa lớn của câu nói :
- Học làm nên sự nghiệp, học nuôi sống bản thân nhưng học mà không làm thì cũng không thể phục vụ chính mình
- Lời khuyên của câu trên :
- Tự biết cách để hoàn thiện bản thân.
- Học để thấm sâu xã hội, để làm thầy và để phục vụ chính bản thân chúng ta.
- Liên hệ đến một số câu ca dao, tục ngữ :
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Đi một ngày đàng,học một sàng khôn.
- ...
khuyên : làm thầy hay làm thợ đều phải học
được ăn cơm no , được mặc áo ấm bởi siêng làm
Nhận xét:Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương làm chỗ dựa bởi nó luôn phản chiếu một cách trung thực tất cả mọi thứ xung quanh Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng và chân thực. Điều đó làm cho bài văn giàu sức gợi, thuyết phục và hấp dẫn. Hay nói cách khác, những tình cảm ấy tạo nên giá trị cho bài văn.
Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.
Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.
Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.
Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.
Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.
Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.
minamoto mimiko: đề nào zay bạn ? thấy sai sai r đó nghen! k biết lm thì đừng có lm, nha chú
bn anh quân này mk thấy bn hơi lắm mồm đây ko trả lời hộ thì thôi nhá
đồ mồm to mắt ếch
1.1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý
-Đề yêu cầu giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
-Tìm ý:
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn là gì?
-Vì sao đi một ngày đàng học một sàng khôn? Lợi ích của câu tục ngữ này? Nó giúp ta những bài học gì?
b. Lập dàn bài
-Lập dàn bài theo bố cục ba phần:
-Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa sâu xa của nó.
-Thân bài: Triển khai việc giải thích
-Giải thích nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì?
-Giải thích nghĩa bóng: Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm về nhận thức không, kinh nghiệm đó là gì?
-Nghĩa sâu: Liên hệ với những câu tục ngữ khác có cùng nghĩa với câu cần giải thích.
-Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề.
-Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ
c. Viết bài
-Mở bài:
-Đi thẳng vào vấn đề.
-Đối lập hoàn cảnh với ý thức.
-Nhìn từ cái chung đến cái riêng.
-Thân bài:
-Nên có từ liên kết đoạn mở bài với thân bài: Thật vậy, có thể nói rằng, trước hết, như ta đã biết,...
-Giải thích: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu.
-Mở bài và thân bài phải phù hợp với nhau để tạo thành một thể thống nhất.
-Kết bài: Có nhiều cách kết bài khác nhau, nhưng phải thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần thân bài.
1.2. Ghi nhớ
-Muốn là bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
-Dàn bài:
-Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
-Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
-Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
-Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
Chúc bạn học tốt!!!
Các bước làm bài văn lập luận giải thích:
a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
– Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về “lòng nhân đạo”, giải thích về “lòng khiêm tốn”,…) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, …, ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:
Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, … nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,… của hình ảnh, câu văn… để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.
– Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,… khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“, một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,…), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;…) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,…
b) Bước 2: Lập dàn bài
Lập dàn bài theo bố cục ba phần:
– Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,… và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.
– Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài
+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? “nhân đạo” là gì? “khiêm tốn” là thế nào? “phán đoán” là gì? “thẩm mĩ” là gì?
+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác
+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề
Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề
– Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ
c) Bước 3: Viết bài
– Mở bài: Có thể viết theo các cách:
+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.
+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.
+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.
– Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.
– Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.