Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
(Đơn vị: %)
- Tính bán kính đường tròn r 2000 , r 2010 :
+ Cho r 2000 = 1 , 0 đvbk
+ r 2010 = 2963499 , 7 336100 , 3 = 2 , 97 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010
b) Nhận xét và giải thích
Từ năm 2000 đến năm 2010, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta có sự thay đổi theo hướng:
- Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm, từ 15,8% (năm 2000) xuống còn 8,5% (năm 2010), giảm 7,3%, do chính sách của Nhà nước giảm khai thác tài nguyên, đưa các thành phẩm khai thác vào sản xuất để có sản phẩm tinh.
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng, từ 78,7% (năm 2000) lên 86,5% (năm 2010), tăng 7,8%, vì có nhiều ngành, lại có nhiều sản phẩm tinh nên có hiệu quả kinh tế cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước giảm, từ 5,5% (năm 2000) xuống còn 5,0% (năm 2010), giảm 0,5%, vì có ít ngành và chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có
a) Vẽ biếu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990 - 2012
(Đơn vị: %)
- Vẽ:
Biếu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành nước ta thời kì 1990- 2012
b) Nhận xét vả giải thích
* Nhận xét: Thời kì 1990 - 2012
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là chăn nuôi và thấp nhất là dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng).
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đối theo hướng: tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ (dẫn chứng).
- Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian (dẫn chứng).
* Giải thích:
- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất do đây là ngành truyền thống, có nhiều thuận lợi về nguồn lực để phát triển, nhu cầu lớn ở trong nước và xuất khẩu.
- Sự thay đổi cơ cấu theo hướng như trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hoá cơ cấu ngành nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.
- Giai đoạn sau cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do các lợi thế về chăn nuôi đã được phát huy và sự tác động của yếu tố thị trường,...
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa của nước ta phân theo ngành vận tải năm 2010
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
-Trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hoá, chiếm tỉ trọng cao nhất là đường bộ (73,3%), tiếp đến đường sông (18,0% ), đường biển (7,7%), đường sắt (1,0%) và không đáng kể là đường hàng không
-Trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hoá, chiếm tỉ trọng cao nhất là đường biển (66,8%), tiếp đến là đường bộ (16,6%), đường sông (14,6% ), đường sắt (1,8%) và thấp nhất là đường hàng không (0,2% ).
* Giải thích
-Vận chuyển đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất vì đây là loại hình phù hợp với nước ta, thích hợp với việc vận chuyển cự li ngắn và trung bình, giá rẻ, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, chuyên chở vừa phải
-Trong cơ cấu khối lượng luân chuyển, đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất do quãng đường vận chuyển dài, chủ yếu là phương tiện để giao lưu quốc tế .
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%)
+ Tính bán kính đường tròn (r)
r 2006 = 1 , 0 đ v b k r 2010 = 811182 485844 = 1 , 29 đ v b k
-Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2006 và năm 2010
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Quy mô: giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng gấp 1,7 lần năm 2006.
- Cơ cấu:
+ Tỉ trọng thấp nhất thuộc về khu vực kinh tế Nhà nước, cao hơn là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, tỉ trọng của khu vực Nhà nước giảm (dẫn chứng).
* Giải thích
- Quy mô giá trị sản xuất ngày càng lớn; tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế và tăng là do kết quả của công cuộc Đổi mới và chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế.
- Trong khi đó, khu vực Nhà nước tuy tăng về giá trị sản xuất, nhưng tăng chậm hơn nhiều so với hai khu vực còn lại dẫn đến tỉ trọng giảm.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biếu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng ở nước ta, năm 2011
(Đơn vị: %)
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lưựng lúa phân theo vùng ở nước ta, năm 2011
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Cơ cấu sản lượng lúa có sự chênh lệch lớn giữa các vùng ở nước ta.
- Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng sản lượng lúa cao nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm 54,9%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (16,4%). Hai đồng bằng này chiếm đến 71,3% sản lượng lúa cả nước.
- Theo sau hai đồng bằng châu thổ trên là các vùng Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ với ti trọng tương ứng là 8,6%, 7,6% và 6,8%.
- Hai vùng có sản lượng lúa thấp nhất so với các vùng trong cả nước là Tây Nguyên (2,5%), Đông Nam Bộ (3,2% ).
* Giải thích
- Nguyên nhân của sự khác biệt về cơ cấu sản lượng lúa giữa các vùng ở nước ta là do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội giữa các vùng.
- Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú, lao động dồi dào có trình độ thâm canh lúa nước, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật (thuỷ lợi, trạm giống, dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ kĩ thuật,...). Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có diện tích đất trồng lúa lớn nhât cả nước, khí hậu nóng ẩm có thể trồng được 3 vụ lúa/năm.
- Bắc Trung Bộ có một số đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, trong đó lớn nhất là đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng lúa trên các cánh đồng, các thung lũng nhỏ hẹp giữa núi.
- Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên điều kiện trồng lúa gặp nhiều khó khăn hơn (các đồng bằng nhỏ, có mùa khô kéo dài,...).
Gợi ý làm bài
a)Vẽ biểu đồ
-Xử lí số liệu:
+Tính cơ cấu:
Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tố ở nước ta
(Đơn vị: %)
- Vẽ:
Biểu đồ cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2010
b) Nhận xét
-Về quy mô: tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2010 gấp hơn 7,3 lần năm 2000.
-Về cơ cấu:
+Tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước luôn lớn nhất.
+Tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng (tương ứng trong giai đoạn 2000 - 2010 là 2,6% và 1,0%).
+Tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước giảm (3,6%).
Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét:
+ Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2005, đứng đầu là nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, tiếp đến là nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, sau cùng là nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản.
+ Từ 1995 đến 2005: giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng, nhưng trong giai đoạn 2000 - 2005, lại giảm nhẹ; nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh; nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm.
Căn cứ vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy, Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác luôn nhỏ nhất, năm 2010 chỉ chiếm 22,9%; năm 2014 chỉ chiếm 16,6%
=> Chọn đáp án C
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biếu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
(Đơn vị: %)
+ Tính bán kính đường tròn (r1990, r2011):
r 1990 = 1 , 0
r 2011 = 14363 , 5 9040 , 0 = 1 , 26
- Vẽ:
Biểu đồ thê hiện cờ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây của nước ta, năm 1990 và năm 2011
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990- 2011:
- Về quy mô: Tổng diện tích và diện tích các nhóm cây trồng đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
+ Tổng diện tích gieo trồng tăng từ 9040,0 nghìn ha (năm 1990) lên 14363,5 nghìn ha (năm 2011), tăng 5323,5 nghìn ha (tăng gấp 1,59 lần).
+ Diện tích cây lương thực có hạt tăng lừ 6476,9 nghìn ha (năm 1990) lên 8777,6 nghìn ha (năm 2011), tăng 2300,7 nghìn ha (lăng gâp 1,36 lần).
+ Diện tích cây công nghiệp tăng từ 1199,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2867,8 nghìn ha (năm 2011), tăng 1668,5 nghìn ha (tăng gấp 2,39 lần).
+ Diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng từ 1363,8 nghìn ha (năm 1990) lên 2718,1 nghìn ha (năm 2011), tăng 1354,3 nghìn ha (tăng gấp 1,99 lần).
- Về cơ cấu:
+ Cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu và có xu hướng giảm từ 71,6% (năm 1990) xuống còn 61,1% (năm 2011), giảm 10,5%.
+ Tỉ trọng cây công nghiệp tăng lừ 13,3% (năm 1990) lên 20,0% (năm 2011), tăng 6,7%.
+ Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng từ 15,1% (năm 1990) lên 18,9% (năm 2011), tăng 3,8%.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 1999 và năm 2011
b) Nhận xét và giải thích
- Nước ta xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, vì đây chính là thế mạnh của nước ta dựa trên lợi thế về của nguyên liệu và nguồn lao động.
- Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỉ lệ khá cao, chủ yếu là do xuất khẩu các loại khoáng sản.
- Hàng nông, lâm, thuỷ sản năm 1999 chiếm ưu thế nhưng đến năm 2011 giảm tỉ trọng nhiều vì nông, lâm, thuỷ sản đem lại lợi nhuận thấp, lại chịu ảnh hưởng của thiên tai.