Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Những công việc vất vả mà mẹ phải lo toan : bắt cá , bắt chim , xe chỉ luồn kim , làm ruộng , hái rau , ôm con , vay gạo , cúng ma, lo bếp nước , cửa nhà , đi củi , muối dưa , van lạy , đỡ đòn
b, Mẹ ước có 10 tay để chăm lo bộn bề của cuộc sống , chống lại các thế lực áp bức của xã hội , chăm sóc , che chở cho con , ......
2. a. Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, chọn được diễn chứng tiêu biểu; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý sau:
Nội dung Điểm
* Giới thiệu vai trò của người mẹ 0,25
* Giải thích ngắn gọn khái niệm về mẹ 0,25
* Chứng minh người mẹ có vai trò quan trọng đối với mỗi con người trong cuộc sống 1,0
* Phê phán một số ít con người trong xã hội hiện nay còn có những đối xử bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo với mẹ của họ. 0,25
* Bài học nhận thức và hành động của bản thân 0,25
4. Tôi không biết mẹ đã khóc bao nhiêu lần trong đời, nhưng tôi biết mỗi khi mẹ khóc là lúc mẹ đang buồn hoặc đang vui. “Mẹ ạ, có những lần mẹ khóc, nước mắt của mẹ đã rơi xuống và động mãi nơi tâm hồn con; người con suốt đời yêu thương của mẹ”.
Khi tôi hơn ba tuổi, ba mất trong một vụ tai nạn giao thông, mẹ đã khóc rất nhiều. Nước mắt mẹ đã thấm đẫm mấy cái khăn nhưng vẫn cứ rơi hoài. Tôi bé bỏng và thơ ngây, thấy ba nằm bất động, nhắm nghiền mắt hơn một ngày trời, tôi đã hỏi “sao ba ngủ lâu vậy mẹ”. Mẹ nhìn tôi, mắt đỏ hoe, nghẹn ngào không nói được nên lời, xiết chặt con vào lòng mà nước mắt lại càng tuôn chảy. Đến ngày thứ hai, người ta bỏ ba vào cỗ quan và đóng lại; mẹ khóc, tôi cũng khóc; mẹ khóc vì buồn đau còn tôi khóc vì không hiểu sao người ta lại nhốt ba mình lại. Những giọt nước mắt của mẹ lúc đó đã theo tôi suốt cả cuộc đời.
Ba qua đời, mẹ ở vậy nuôi tôi, mẹ chỉ lo cho tôi mà không hề nghĩ đến tuổi xuân của mẹ cứ dần trôi qua. Năm tôi lên mười tuổi, có lần sau khi đi học về, tôi theo đám bạn ra tắm sông. Giờ tan trường qua đã lâu nhưng không thấy tôi về, mẹ đã cuống cuồng đi tìm tôi khắp nơi. Cuối cùng mẹ cũng đã tìm thấy tôi nơi bãi sông khi mặt trời đứng bóng, nơi tôi và các bạn đang tắm. Mẹ đã la mắng tôi, sợ quá, tôi cuống cuồng chạy lên mặc quần áo, mặc kệ bùn đất lấm lem sang áo quần; tôi xách cặp chạy một mạch về nhà. Khi về, mẹ đã đánh tôi; lần đầu tiên trong đời mẹ đã đánh tôi, đánh bằng roi mây làm tôi đau điếng. Tôi khóc thét lên và nói rằng “Con chỉ đi tắm thôi, các bạn cũng thế, sao mẹ lại đánh con đau như vậy”. Tôi đâu biết rằng, vì thương tôi, lo lắng cho tôi mà mẹ đã phải bỏ công việc để đi tìm tôi khắp nơi; đâu biết rằng mẹ đã tần tảo lam lũ sớm hôm một mình lo cho tôi ăn học. Sau khi bị đánh, tôi nằm úp mặt vào gối và khóc sướt mướt. Mẹ không nói năng gì, đi tới cởi quần áo tôi để đưa đi giặt; sau khi cởi quần cho tôi, mẹ thấy nơi đùi và mông tôi có ba lằn roi rớm máu. Mẹ đã khóc, nước mắt mẹ rơi đúng vết roi, thấm vào làm tôi đau rát. Mẹ vừa khóc vừa lấy dầu bôi vết thương cho tôi. Thấy mẹ khóc, tôi cũng khóc, nước mắt lưng tròng quay ra xin lỗi mẹ. Một lần nữa nước mắt mẹ lại in vào tâm hồn tôi thơ bé, những giọt nước mắt chứa cả một trời yêu thương.
Năm tôi đậu đại học, sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển, lòng khấp khởi vui mừng, tôi vội vàng đạp xe về khoe với mẹ. Khi biết tin, mẹ đã ôm tôi vào lòng và xoa đầu như lúc tôi còn thơ bé. Mẹ sụt sùi nước mắt, không nói thành lời, nhưng nhìn vào mắt mẹ, tôi thấy niềm vui lẫn nỗi tự hào lung linh trong mắt mẹ yêu. Tôi thấy thương mẹ và thầm nhủ mình không bao giờ được phụ công lao và những hy sinh của mẹ.
Thế rồi tôi cũng đã tốt nghiệp đại học, được nhận vào làm việc tại một công ty thương mại trong niềm vui vô ngần của mẹ. Vậy là mẹ đã bớt vất vả hơn, không còn cảnh chạy đôn chạy đáo lo mượn tiền cho tôi nộp học phí những lúc đến kỳ nộp. Vậy là con của mẹ cũng đã trưởng thành.
Nhận tháng lương đầu tiên, cầm những đồng tiền thành quả sau những năm tháng ăn học, lòng tôi có những cảm xúc khó tả. Tôi chợt nghĩ đến mẹ, chợt trào nước mắt khi nghĩ về dáng vẻ hao gầy trong chiếc áo sờn vai của mẹ. Hình như chiếc áo mẹ thường mặc đã được may từ lâu lắm rồi, tôi cũng chẳng nhớ nổi vai áo mẹ đã sờn từ bao giờ. Mà cũng phải, chốn quê nghèo, một mình mẹ bươn chải, lo đủ tiền cho tôi ăn học là đã cố lắm rồi, làm sao mẹ có thể mua sắm được quần mới, áo đẹp cho mình. Nghĩ đến đó, tôi lấy xe đạp ngay đến khu chợ áo quần.
Ngày về thăm mẹ, khi tôi về đến nhà một lúc thì mẹ đi làm đồng về. Tôi ra cửa đón mẹ, mẹ nhìn tôi nở nụ cười thật tươi. Mẹ vào nhà, tôi nâng bằng hai tay, đưa bộ quần áo tôi mua cho mẹ. Mẹ nhìn tôi, cầm bộ quần áo mới trên tay, xoa nhẹ tay lên tấm áo mới, nước mắt mẹ lại trào ra.
b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.
+ Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.
+ Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…
+ Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.
Trong văn bản "Cổng trường mở ra" có chi tiết người mẹ cầm tay con bước qua cánh cổng rồi buông tay con và nói: "Đi đi con". Thật vậy, người mẹ đã nói với người con như thế vì con đường phía trước mà con chuẩn bị bước vào là một thế giới kì diệu đầy những tri thức kì thú, hấp dẫn, mới lạ nhưng không ít nhiều khó khăn, thử thách. Nó còn là cánh cổng cho người con có những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ: tình thầy trò ấm áp, tình bạn bè thân thiết như anh em.Con đường đó sẽ giúp cho người con thực hiện được hoài bão, ước mơ của mình, chắp cánh cho người con được bay cao bay xa đến những chân trời khát vọng. Người mẹ cũng muốn tốt cho người con, không muốn con mình dựa dẫm vào mình mà tự bước chân đi từng bước vững vàng cho chặng đường phía trước, muốn con tự khám phá ra thế giới lí thú, đầy thử thách. Qua đó, chúng ta hiểu được rằng chúng ta phải tự lập, tự lo cho cuộc sống cá nhân của mình, không dựa dẫm người khác mà tự bước bằng chính đôi chân của mình để một ngày nào đó chạm tới ước mơ của chúng ta như mong muốn của người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra".
1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.
- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.
2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".
3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:
- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)
- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)
- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)
- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)
- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)
Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.
4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.
1. Bánh trôi nước.
2. Vì văn bản ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.
3. Phương châm về lượng.
-> Tần tảo, hi sinh, luôn nghĩ cho người khác.
-> Yêu nhà, yêu nước.
4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.