K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2015

Bài 1: 

a) P=(a+5)(a+8) chia hết cho 2

Nếu a chẵn => a+8 chẵn=> a+8 chia hết cho 2 => (a+5)(a+8) chia hết cho 2

Nếu a lẽ => a+5 chẵn => a+5 chia hết cho 2 => (a+5)(a+8) chia hết cho 2

Vậy P luôn chia hết cho 2 với mọi a

b) Q= ab(a+b) chia hết cho 2

Nếu a chẵn => ab(a+b) chia hết cho 2

Nếu b chẵn => ab(a+b) chia hết cho 2

Nếu a và b đều lẽ => a+b chẵn => ab(a+b) chia hết cho 2

Vậy Q luôn chia hết cho 2 với mọi a và b

 

10 tháng 7 2015

bài 3:n5- n= n(n-1)(n+1)(n2+1)=n(n-1)(n+1)(n2+5-4)=n(n-1)(n+1)(n-2)(n+2)+5n(n-1)(n+1).

Vì: n(n-1)(n+1)(n-2)(n+2) là 5 số nguyên liên tiếp thì chia hết cho 10                   (1)

ta lại có: n(n+1) là 2 số nguyên liên tiếp nên chia hết cho 2

=> 5n(n-1)n(n+1) chia hết cho 10                                                                     (2)

Từ (1) và (2) => n5- n chia hết cho 10

12 tháng 12 2016

\(2a^2+3ab+2b^2=2\left(a-b\right)^2+7ab....\) chia hết cho 7=> a-b chia hết cho 7 

=> (a-b)(a+b) chia hết cho 7 hay a2-b2 chia hết cho 7.

27 tháng 8 2022

sao từ a-b chia hết cho 7 lại suy r dc (a-b)(a+b) cũng thế v bn

8 tháng 12 2023

Bài 1:

cho a2 + b2 ⋮ 3 cm: a ⋮ 3; b ⋮ 3

Giả sử a và b đồng thời đều không chia hết cho 3

      Vì a không chia hết cho 3 nên  ⇒ a2 : 3 dư 1

      vì b không chia hết cho b nên   ⇒ b2 : 3 dư 1

⇒ a2 + b2 chia 3 dư 2 (trái với đề bài)

Vậy a; b không thể đồng thời không chia hết cho ba

     Giả sử a ⋮ 3; b không chia hết cho 3 

      a ⋮ 3 ⇒  a 2 ⋮ 3 

   Mà  a2 + b2 ⋮ 3 ⇒ b2 ⋮ 3 ⇒ b ⋮ 3 (trái giả thiết) 

Tương tự b chia hết cho 3 mà a không chia hết cho 3 cũng không thể xảy ra 

Từ những lập luận trên ta có:

   a2 + b2 ⋮ 3 thì a; b đồng thời chia hết cho 3 (đpcm)

       

 

 

23 tháng 2 2019

1)a)Ta có:\(a^3-13a=a^3-a-12a=\left(a-1\right)a\left(a+1\right)-12a\)

Ta có:\(\left(a-1\right)a\left(a+1\right)⋮\)2 và 3;\(12a⋮6\)

Mà (2;3)=1\(\Rightarrow\left(a-1\right)a\left(a+1\right)⋮6\)

\(\Rightarrow\left(a-1\right)a\left(a+1\right)-12a⋮6\left(đpcm\right)\)

b)Hình như đề sai

24 tháng 2 2019

b) Không đâu bạn, đề đúng

AH
Akai Haruma
Giáo viên
12 tháng 1 2020

Lời giải:

Đặt biểu thức đã cho là $A$

$\bullet$ Chứng minh $A\vdots 5$

Ta nhớ đến tính chất quen thuộc là: Một số chính phương khi chia cho $5$ có dư là $0,1,4$

Do đó, với $a$ là số nguyên không chia hết cho $5$ thì $a^2$ chia $5$ dư $1$ hoặc $4$

Hay $a^2\equiv \pm 1\pmod 5$

$\Rightarrow a^4\equiv 1\pmod 5\Rightarrow a^4-1\equiv 0\pmod 5$

$\Rightarrow A=(a^4-1)(a^4+15a^2+1)\equiv 0\pmod 5$

Hay $A\vdots 5(*)$

----------------------

Chứng minh $A\vdots 7$

$A=(a^4-1)(a^4+a^2+1)+14a^2(a^4-1)$

$=(a^2+1)(a^6-1)+14a^2(a^4-1)$

Ta nhớ đến tính chất quen thuộc: Một số lập phương khi chia cho $7$ có dư $0,1,6$

Do đó, với $a$ là số không chia hết $7$ thì $a^3$ chia $7$ có thể dư $1,6$

Hay $a^3\equiv \pm 1\pmod 7$

$\Rightarrow a^6\equiv 1\pmod 7\Rightarrow a^6-1\equiv 0\pmod 7$

$\Rightarrow A=(a^2+1)(a^6-1)+14a^2(a^4-1)\equiv 0\pmod 7$

Hay $A\vdots 7(**)$

Từ $(*); (**)\Rightarrow A\vdots 35$

22 tháng 5 2020

a, Giả sử \(x,y \vdots 3\)

=> \(x^2 ;y^2 \) : 3 dư 1

=> \(z^2 = x^2+y^2 \) : 3 dư 2 ( vô lý vì \(z^2\) là số chính phương )

Vậy \(x\vdots 3y\vdots 3 => xy \vdots 3\)

Chứng minh tương tự \(xy \vdots 4\)

\((3;4) =1 => xy \vdots 12\)

22 tháng 5 2020

còn câu b ạ?