![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
5 ví dụ của quán tính trong đời sống :
-VD1: Khi đóng đinh vào tường thì chiếc búa sẽ dừng lại còn chiếc vẫn theo quán tính mà lún sâu vào tường tiếp.
-VD2: Khi rũ bụi bẩn khỏi thảm hoặc giẻ lau thì giũ thảm rồi dừng lại đột ngột, do quán tính bụi bẩn sẽ vẫn tiếp tục chuyển động xuống dưới và rời ra khỏi thảm.
-VD3 : Khi xe phanh gấp thì người ngồi trên xe vẫn theo quán tính mà chuyển động về phía trước.
-VD4 : Khi bút mực bị tắc thì ta vẩy mạnh bút rồi dừng lại đột ngột , theo quán tính mực tiếp tục chuyển động về phía trước và bút lại tiếp tục viết được.
-VD5 : Khi 2 đội kéo co mà một đội thả tay ra thì đội kia sẽ ngã về phía kéo sợi dây.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
+ Nhờ có lực ma sát nghỉ mà các vật được giữ cố định trong không gian.
Ví dụ: đinh được giữ trên tường, vít và ốc bắt được với nhau không bị tuột ra, con người cầm nắm được các vật, xe cộ di chuyển trên đường, …
+ Nhờ có lực ma sát lăn hay ma sát trượt mà các vật khi lăn hoặc trượt sẽ dừng lại.
Ví dụ: Phanh xe đạp, ô tô, xe máy giúp xe dừng lại
+ Nhờ ma sát trượt mà người ta tạo ra diêm quẹt
+ Lực ma sát giữa các vật sinh nhiệt.
Ví dụ: người thổ dân sử dụng lực ma sát trượt để nhóm lửa từ xa xưa.
Ví dụ: Vào mùa đông, xoa hai bàn tay vào nhau giúp tay ta ấm lên.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
dưới tác dụng của các lực cân bằng, một đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính
VD: +khi đi trên xe buýt xe đang chạy mà dừng đột ngột sẽ làm cho hành khách lao về phía trước đó là do quán tính
+ khi đang đi thì vấp phải hòn đá ta sẽ ngã về phía trước là do quán tính
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Tham khảo:
Để giũ bụi trên quần áo, ta thường giũ mạnh quần áo, do quán tính hạt bụi sẽ tiếp tục chuyển động và bị trượt trên quần áo nên bị tách khỏi quần áo.
Tác dụng có hại của quán tính: Khi xe chạy nhanh, nếu xe thắng gấp bánh trước, phần đầu xe dừng lại nhưng thân xe có xu hướng giữ vận tốc cũ. Kết quả là xe dễ bị lật nhào ra phía trước, tài xế và hành khách trên xe sẽ bị va đầu vào phía trước rất nguy hiểm. Vì vậy khi ngồi trên ô tô (hoặc trên máy bay khi cất cánh hoặc hạ cánh) cần phải thắt dây an toàn.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Các loại ma sát là:
-Ma sát trượt,
-Ma sát lăn,
-Ma sát nghĩ,
Ví dụ về ma sát có hại :
_Ma sát giữa xích xe và đĩa xe
_Ma sát giữa má phanh của xe và vành xe
_Ma sát giữa bánh xe và mặt đường
_Ma sát giữa các chi tiết máy
_Ma sát khi đi dép với mặt sàn
Ví dụ ma sát có lợi
_Ma sát giữa bảng và phấn
_Ma sát khi ta đi chân trên sàn nhà trơn trợt
_Ma sát giữa bàn tay và các vật khi cầm nắm
*Lực ma sát trượt xuất hiện khi ta kéo một vật trên bề mặt một vật khác.
Ví dụ: Khi ta kéo thùng hàng trên sàn thì xuất hiện lực ma sát trượt giữa mặt sàn và thùng hàng.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
ví dụ: khi ta đi xe đạp thì xuất hiện ma sát lăn giữa bánh xe đạp và mặt đường.
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không di chuyển dưới tác dụng của một lực.
ví dụ: quyển sách nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
+ Lực ma sát trượt làm mòn các bề mặt các vật.
Ví dụ: Ma sát trượt giữa trục quay và bánh xe làm mòn trục.
Ví dụ: Ma sát trượt giữa xích và đĩa xe làm mòn đĩa xe.
+ Ma sát trượt cản trở chuyển động của các vật.
Ví dụ: Ma sát trượt làm cản trở chuyển động của thùng đồ, nên khó di chuyển thùng đồ.
+ Lực ma sát sinh ra nhiệt giữa hai bề mặt, gây cháy, biến dạng bề mặt vật.
+ Vì ma sát lăn nhỏ hơn ma sát trượt nên người ta sử dụng các bánh xe, ổ bi làm xe đẩy để giảm ma sát, giúp quá trình di chuyển đồ đạc dễ dàng hơn.
![](https://rs.olm.vn/images/avt/0.png?1311)
Lực ma sát nghỉ trong đời sống: Những chiếc xe đang đậu trong bến nhờ có lực ma sát nghỉ mà nó đứng yên.
* Lực ma sát nghỉ trong kỹ thuật: Trong sản xuất, trên các băng chuyển trong nhà máy, các sản phẩm như xi măng, các bao đường… có thể chuyển động cùng với băng chuyền mà không bị trượt, đó là nhờ có lực ma sát nghỉ.
- Khi phanh xe, bánh xe ngừng quay. Mặt lốp trượt trên đường xuất hiện ma sát trượt làm xe nhanh chóng dùng lại.
- Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục.
- Ma sát giữa dây cung ở cần kép của đàn nhị, violon,.. với dây đàn.
VD1: Mặt dưới của đôi dép, giày đều có các cái lằn ngang hay dọc hay cong nhắm tránh trượt ngã khi chúng ta đi trên đường trơn trợt.( ma sát nghĩ)
VD2: Va li chẳng hạn, có bánh xe ở dưới nhằm giúp chúng ta di chuyển dễ dàng hơn.( ma sát lăn)
VD3: Ứng dụng trong chuyển động băng chuyền (đưa hàng hóa,... trong các dây chuyền sản xuất) ( ma sát trượt)
VD4: Trên bánh xe ô tô, xe máy, xe đạp,... đều có các lằn vạch nhằm giúp cho xe không bị ngã khi chạy vào trời mưa hay đường trơn( ma sát nghĩ).
VD5: Các dóc cầu hay đường đi, người ta xây lộ bằng đá, xi măng nhưng không quá bóng đề tránh làm đường trơn khi trời mưa( ma sát nghĩ).
5 ví dụ về ứng dụng của lực ma sát trong cuộc sống là:
- VD1 : Khi ta đi ô tô xuống dốc ta sẽ dùng phanh để làm cho ô tô đi chậm lại hoặc dừng hẳn làm tránh tai nạn khi tham gia giao thông ( Ma sát trượt ).
- VD2 : Khi chúng ta đẩy 1 thùng hàng nặng thì sẽ rất khó đẩy nhưng nếu ta lót dưới thùng hàng một bàn đẩy có bánh xe thì việc đẩy thùng hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn vì lúc này lực ma sát lăn của bánh xe sẽ yếu hơn lực ma sát trượt của cả thùng hàng khi không có bánh xe dưới bàn đẩy
- VD3 : Nếu chúng ta bị một lực đẩy tác dụng vào mà dưới tác dụng của lực ma sát trượt thì ta vẫn có thể đứng yên hoặc hơi di chuyển nhưng không bị ngã .
- VD4 : Khi chúng ta đi đạp xe thì bánh xe ta có tác dụng của lực ma sát lăn giúp chúng ta chuyển động dễ dàng.
- VD5 : Khi chúng ta trượt pa-tanh thì lực ma sát lăn của bánh xe dưới đế giày giúp ta di chuyển nhanh hơn so với khi đi bộ