Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)
* Về dân số
- Dân số nước ta đông, tăng nhanh và tăng liên tục: tăng từ 23,8 triệu người năm 1954 lên 86,9 triệu người năm 2010, tăng thêm 63,1 triệu người. Năm 2010, dân số gấp gần 3,7 lần so với năm 1954.
- Dân số tăng không đều qua các giai đoạn từ 1954 – 2010:
+ Tốc độ tăng dân số của giai đoạn 1954 – 1976 tăng chậm hơn giai đoạn 1976 – 2010 (giai đoạn 1954 – 1976 dân số tăng 2,1 lần, giai đoạn 1976 – 2010 dân số tăng 1,8 lần).
* Về tỉ lệ gia tăng tự nhiên
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thay đổi qua các giai đoạn.
+ Giai đoạn 1954 – 1976 tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, trung bình trên 3%/năm, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta.
+ Từ 1976 – 2010 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giảm dần.
b)
Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.
+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.
+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.
+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.
- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:
+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.
+ Môi trường ô nhiễm.
+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...
- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:
+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.
+ GDP/người thấp.
+ Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...
+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.
tk
a)
Giai đoạn 1960 - 2007:
- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.
+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.
+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.
- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.
b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì
- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.
- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.
- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.
Câu 5. Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng già đi là do
A. Tỉ suất sinh giảm.
B. Tuổi thọ trung bình tăng.
C. Kết quả của chính sách kế hoạch hoá gia đình và chất lượng cuộc sống nâng cao.
D. Số người trong độ tuổi lao động tăng.
Câu 7.Cần giảm tỉlệ tăng dân số ở nước ta là vì
A. Kinh tế chưa phát triển.
B. Phân bố dân cư không đều.
C. Kết cấu dân số trẻ và dân số đông.
D. Nhiều thành phần dân tộc.
Câu 8.Nhận định không chính xác về nguyên nhân dân cư nước ta tập trung ở các vùng đồng bằng, ven biển
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh.
D. Lối sống văn minh đô thị.
Câu 10. Nhận định không phải là đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta
A. Tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng châu thổ và ven biển.
B. Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên
C. Sống chủ yếu ở vùng nông thôn.
D. Tỉ lệ dân sốthành thị cao hơn tỉ lệ dân số ở nông thôn.
Đáp án đâu ạ, đây chỉ có copy lại đề thôi mà. Xem lại giúp mình với do đang cần ý ạ. Cảm ơn!
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau (Tổng số dân và dân số thành thị (nghìn người); Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%)) là biểu đồ kết hợp. Trong đó, cột chồng thể hiện tổng số dân và dân số thành thị (nghìn người); đường đồ thị thể hiện tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%))
=> Chọn đáp án C
Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tính Gia tăng dân số tự nhiên = tỉ suất sinh - tỉ suất tử
Đơn vị : ‰
=> Gia tăng dân số tự nhiên năm 2015 dưới 1%
=> nhận xét C không đúng => Chọn đáp án C
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân ở nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do:
- Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Các vùng kinh tế trọng điểm tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.
- Các vùng kinh tế trọng điểm thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc
Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.
Ngày 23-6-1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trong đó có những điểm chính:
Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
Đón đoàn đất liền ra thăm đảo - Ảnh: Văn Thành Châu.
Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Quốc hội nhấn mạnh cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn hòa bình để phát triển kinh tế, đưa đất nước ra khỏi trình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đồng thời bảo đảm an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo tinh thần chỉ đạo nói trên, liên tục trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cố gắng, triển khai một khối lượng lớn công việc nhằm tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Đối với các vùng biển thực sự có chồng lấn giữa nước ta và các nước, các bên liên quan có thể bàn bạc, trao đổi để hợp tác cùng phát triển.
Cùng với việc giải quyết một cách căn bản các tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên bộ, tiến tới xây dựng đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Việt Nam đã đàm phán đi đến ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử với Camphuchia (1982); thỏa thuận khai thác chung với Malayxia (1992); Hiệp định phân ranh giới biển với Thái Lan (1997); Hiệp định phân vịnh Bắc bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá với Trung Quốc (2000); Hiệp định phân định thềm lục địa với Indonexia (2003). Việt Nam đang đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc; phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Malayxia; phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonexia; phân định vùng biển với Campuchia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa ba nước Việt Nam, Thái Lan, Malayxia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa với Brunây. Việt Nam cũng đang kiên trì đàm phán để bảo vệ Vùng thông báo bay (FIR - vùng trời); xác định vùng trách nhiệm tiếp nhận thông tin cứu nạn hàng hải (VNMCC); vùng tìm kiếm cứu nạn (theo quy định của Công ước SAR 79 - vùng biển); xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo yêu cầu của Liên hợp quốc. Năm 2005, cơ quan dầu khí quốc gia ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippin đã ký kết và triển khai thỏa thuận thăm dò địa chấn biển chung tại khu vực thỏa thuận trên Biển Đông; năm 2010, chúng ta hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước đã xác định đường biên giới rõ ràng trên đất liền với hệ thống cột mốc hiện đại, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài ra, chúng ta thực hiện các cơ chế đối thoại và hợp tác về chính trị - an ninh khu vực, nhất là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tiếp tục hoạt động mạnh mẽ và được bổ sung với việc lập một số cơ chế mới như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác quan trọng (ADMM +), Hội nghị những người đứng đầu các cơ quan an ninh ASEAN (MACOSA) và Diễn đàn Biển ASEAN (AMF)…
Để hạn chế các vụ việc vi phạm pháp luật trên biển, cùng với công tác tuyên truyền sâu rộng cho ngư dân ta về các thỏa thuận quốc tế hữu quan, Hải quân ta còn tiến hành các chuyến tuần tra chung trên biển với Hải quân Thái Lan (đã tiến hành trên 21 chuyến), với Hải quân Campuchia (đã tiến hành trên 19 chuyến) và trong Vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc (đã tiến hành được 10 chuyến). Lập kênh thông tin đường dây nóng giữa Tư lệnh Hải quân Việt Nam với Tư lệnh Hải quân một số nước trong khu vực, qua đó đã góp phần giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề nảy sinh trên biển. Ngoài ra, chúng ta cũng tham gia tích cực việc triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4-11-2002; tham gia Hội thảo khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do Inđônêxia chủ trì; hợp tác với Philippin triển khai dự án hợp tác nghiên cứu khoa học biển Việt Nam - Philippin, JOMSRE…
Những thỏa thuận và việc làm tích cực liên quan đến Biển Đông nói trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tăng cường, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thu hẹp bất đồng, tạo không khí thuận lợi cho việc thúc đẩy đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình, cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2007 đến nay, tình hình Biển Đông diễn biến theo chiều hướng phức tạp, Trung Quốc liên tiếp có các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.
Trung Quốc đã phản đối, tìm cách ngăn cản các công ty dầu khí nước ngoài đang hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam với nhiều phương thức khác nhau, vừa lôi kéo vừa gia tăng sức ép, phản đối ngoại giao, buộc các nước, các đối tác phải dừng, phải hủy bỏ các hợp đồng nghiên cứu, khai thác dầu khí với Việt Nam, kể cả việc sử dụng tàu và máy bay có vũ trang cản trở hoạt động của ta trên biển. Chúng ta đã kiên trì giao thiệp và đấu tranh qua đường ngoại giao cũng như trên thực địa, kiên quyết phản đối những đòi hỏi vô lý của phía Trung Quốc. Đến nay, hầu hết các đối tác dầu khí nước ngoài tiếp tục hoạt động bình thường trên thềm lục địa Việt Nam.
Cũng trong lĩnh vực dầu khí, Việt Nam đã kiên quyết, đấu tranh phản đối phía Trung Quốc tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò tài nguyên trên thềm lục địa Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ta đã kết hợp chặt chẽ trên mặt trận ngoại giao với việc ngăn cản quyết liệt trên biển, buộc phía Trung Quốc phải dừng các hoạt động bất hợp pháp này. Phía ta cũng có nhiều biện pháp bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân ta trên biển, kiên quyết phản đối và bồi thường đối với các hoạt động xâm hại đến tính mạng và phương tiện của ngư dân ta. Đặc biệt, Trung Quốc tổ chức bắt, phạt tàu đánh cá của ngư dân ta đang hành nghề hợp pháp trên các vùng biển của ta; một số vụ bắt khi ngư dân ta đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, bắt người nhà lên biên giới nộp tiền mới thả tàu; phạt lần sau cao hơn lần trước; thậm chí còn đuổi bắt và bắn vào tàu cá của ta. Mục đích cuối cùng là để cho ngư dân ta không dám ra làm ăn trên vùng biển này, đây là hành động có sự tính toán của họ nhằm khẳng định chủ quyền. Gần đây Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời đẩy mạnh công tác đàm phán, phân định biển với các nước láng giềng; tăng cường hợp tác trên biển theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển, cố gắng thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp ổn định lâu dài mà các bên chấp nhận được. Đối với trong nước, chúng ta đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh - quốc phòng trên biển; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức về chủ quyền biển đảo quốc gia. Mặt khác, chúng ta cũng cần đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực cơ hội, cực đoan, thù địch lợi dụng vấn đề bất đồng về chủ quyền lãnh thổ để kích động, chia rẽ quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng; công kích, xuyên tạc chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.
Ngày 23-6-1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, trong đó có những điểm chính:
Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển.
Đón đoàn đất liền ra thăm đảo - Ảnh: Văn Thành Châu.
Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Quốc hội nhấn mạnh cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn hòa bình để phát triển kinh tế, đưa đất nước ra khỏi trình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đồng thời bảo đảm an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo tinh thần chỉ đạo nói trên, liên tục trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cố gắng, triển khai một khối lượng lớn công việc nhằm tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Đối với các vùng biển thực sự có chồng lấn giữa nước ta và các nước, các bên liên quan có thể bàn bạc, trao đổi để hợp tác cùng phát triển.
Cùng với việc giải quyết một cách căn bản các tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên bộ, tiến tới xây dựng đường biên giới trên bộ hòa bình, hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Việt Nam đã đàm phán đi đến ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử với Camphuchia (1982); thỏa thuận khai thác chung với Malayxia (1992); Hiệp định phân ranh giới biển với Thái Lan (1997); Hiệp định phân vịnh Bắc bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá với Trung Quốc (2000); Hiệp định phân định thềm lục địa với Indonexia (2003). Việt Nam đang đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc; phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Malayxia; phân định vùng đặc quyền kinh tế với Indonexia; phân định vùng biển với Campuchia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa ba nước Việt Nam, Thái Lan, Malayxia; phân định vùng chồng lấn thềm lục địa với Brunây. Việt Nam cũng đang kiên trì đàm phán để bảo vệ Vùng thông báo bay (FIR - vùng trời); xác định vùng trách nhiệm tiếp nhận thông tin cứu nạn hàng hải (VNMCC); vùng tìm kiếm cứu nạn (theo quy định của Công ước SAR 79 - vùng biển); xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo yêu cầu của Liên hợp quốc. Năm 2005, cơ quan dầu khí quốc gia ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippin đã ký kết và triển khai thỏa thuận thăm dò địa chấn biển chung tại khu vực thỏa thuận trên Biển Đông; năm 2010, chúng ta hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước đã xác định đường biên giới rõ ràng trên đất liền với hệ thống cột mốc hiện đại, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài ra, chúng ta thực hiện các cơ chế đối thoại và hợp tác về chính trị - an ninh khu vực, nhất là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tiếp tục hoạt động mạnh mẽ và được bổ sung với việc lập một số cơ chế mới như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng với các đối tác quan trọng (ADMM +), Hội nghị những người đứng đầu các cơ quan an ninh ASEAN (MACOSA) và Diễn đàn Biển ASEAN (AMF)…
Để hạn chế các vụ việc vi phạm pháp luật trên biển, cùng với công tác tuyên truyền sâu rộng cho ngư dân ta về các thỏa thuận quốc tế hữu quan, Hải quân ta còn tiến hành các chuyến tuần tra chung trên biển với Hải quân Thái Lan (đã tiến hành trên 21 chuyến), với Hải quân Campuchia (đã tiến hành trên 19 chuyến) và trong Vịnh Bắc Bộ với Hải quân Trung Quốc (đã tiến hành được 10 chuyến). Lập kênh thông tin đường dây nóng giữa Tư lệnh Hải quân Việt Nam với Tư lệnh Hải quân một số nước trong khu vực, qua đó đã góp phần giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề nảy sinh trên biển. Ngoài ra, chúng ta cũng tham gia tích cực việc triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4-11-2002; tham gia Hội thảo khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do Inđônêxia chủ trì; hợp tác với Philippin triển khai dự án hợp tác nghiên cứu khoa học biển Việt Nam - Philippin, JOMSRE…
Những thỏa thuận và việc làm tích cực liên quan đến Biển Đông nói trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tăng cường, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thu hẹp bất đồng, tạo không khí thuận lợi cho việc thúc đẩy đàm phán tìm kiếm giải pháp hòa bình, cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2007 đến nay, tình hình Biển Đông diễn biến theo chiều hướng phức tạp, Trung Quốc liên tiếp có các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.
Trung Quốc đã phản đối, tìm cách ngăn cản các công ty dầu khí nước ngoài đang hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam với nhiều phương thức khác nhau, vừa lôi kéo vừa gia tăng sức ép, phản đối ngoại giao, buộc các nước, các đối tác phải dừng, phải hủy bỏ các hợp đồng nghiên cứu, khai thác dầu khí với Việt Nam, kể cả việc sử dụng tàu và máy bay có vũ trang cản trở hoạt động của ta trên biển. Chúng ta đã kiên trì giao thiệp và đấu tranh qua đường ngoại giao cũng như trên thực địa, kiên quyết phản đối những đòi hỏi vô lý của phía Trung Quốc. Đến nay, hầu hết các đối tác dầu khí nước ngoài tiếp tục hoạt động bình thường trên thềm lục địa Việt Nam.
Cũng trong lĩnh vực dầu khí, Việt Nam đã kiên quyết, đấu tranh phản đối phía Trung Quốc tiến hành các hoạt động tìm kiếm, thăm dò tài nguyên trên thềm lục địa Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Ta đã kết hợp chặt chẽ trên mặt trận ngoại giao với việc ngăn cản quyết liệt trên biển, buộc phía Trung Quốc phải dừng các hoạt động bất hợp pháp này. Phía ta cũng có nhiều biện pháp bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân ta trên biển, kiên quyết phản đối và bồi thường đối với các hoạt động xâm hại đến tính mạng và phương tiện của ngư dân ta. Đặc biệt, Trung Quốc tổ chức bắt, phạt tàu đánh cá của ngư dân ta đang hành nghề hợp pháp trên các vùng biển của ta; một số vụ bắt khi ngư dân ta đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, bắt người nhà lên biên giới nộp tiền mới thả tàu; phạt lần sau cao hơn lần trước; thậm chí còn đuổi bắt và bắn vào tàu cá của ta. Mục đích cuối cùng là để cho ngư dân ta không dám ra làm ăn trên vùng biển này, đây là hành động có sự tính toán của họ nhằm khẳng định chủ quyền. Gần đây Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt Nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời đẩy mạnh công tác đàm phán, phân định biển với các nước láng giềng; tăng cường hợp tác trên biển theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển, cố gắng thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp ổn định lâu dài mà các bên chấp nhận được. Đối với trong nước, chúng ta đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh - quốc phòng trên biển; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức về chủ quyền biển đảo quốc gia. Mặt khác, chúng ta cũng cần đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu của các thế lực cơ hội, cực đoan, thù địch lợi dụng vấn đề bất đồng về chủ quyền lãnh thổ để kích động, chia rẽ quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng; công kích, xuyên tạc chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.
Gợi ý làm bài
a) Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ:
- Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt - may, giày - da, chế biến thực phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,... Nguồn lao động với trình độ chuyên môn kĩ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác.
- Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về cơ cấu và hướng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp công nghiệp, từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó.
b) Ở nước ta hiện nay
- Dân cư và lao động nước ta tạo nhiều thuận lợi cho phát triển và phân bố công nghiệp: nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, giá nhân công rẻ,...; thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp như: tính lành nghề, tính chuyên môn hoá, tác phong công nghiệp, thể lực,... ở một bộ phận người lao động.