K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2018

Về thiên nhiên con người:

1.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

2.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

3.Ráng mỡ gà, có gà thì giữ

4. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt

Về lao động sản xuất:

1.Tấc đất tấc vàng

2. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

3. Nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống

4. Nhất thì, nhì thục

13 tháng 1 2018

Tay làm hàm nhai,tay quai miệng trễ

Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

Có công mài sắt,có ngày nên kim

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy càng trông nhiều bề ,
Trông thời trông đất trông mây ,
Trông mưa trông gió trồng ngày trông đêm ,
Trông cho chân cứng đá mềm ,
Trời yên biển lặng mới yên trong lòng .
Trâu ơi ta bảo trâu này ,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta ,
Cái cày vốn nghiệp nông gia ,
Ta đây trâu đó không mà uổng công .
Mai sau lúa tốt đầy đồng ,
Thì ta cắt cỏ ngoài đồng trâu ăn .

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

18 tháng 1 2018

2 a TỤC NGỮ:
- Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
- Học ăn học nói, học gói học mở.
- Học hay cày biết.
- Học một biết mười.
- Học thầy chẳng tầy học bạn.
- Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.
- Ăn vóc học hay.
- Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.
- Có cày có thóc, có học có chữ.
- Có học, có khôn.
- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.
- Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.
- Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- Hay học thì sang, hay làm thì có.
- Học để làm người.
- Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
- Học khôn đến chết, học nết đến già.

b - Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/Phong khi túng lỡ không phiền lụy ai
- Năng nhặt chặt bị
- Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện
- Kến tha lâu cũng đầy tổ
- Tích tiểu thành đại
- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
- Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí
- Ăn chắc ,mặc bền
- Ăn phải dành. có phải kiệm

18 tháng 1 2018

1.Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói,học gói, học mở”
Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ví dụ: Khi ta đóng một cái đinh lên tường để treo một cái ảnh, tuy đơn giản, song cũng phải học đóng cho thẳng thì ảnh treo mới cân và đẹp.

Vậy thế nào là “Học”? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết của đời sống xã hội. Còn “học ăn” là thế nào? là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá ẩm thực, mà người xưa đã dạy: “Ăn trông nồi...”. Học ăn là thể hiện nét văn hoá đẹp, khi ngồi trong mâm cơm có đầy đủ mọi người như: ông bà, cha mẹ, anh chị, khách... ta phải ăn thế nào để mọi người khỏi chê cười là người “tham ăn, tục uống”, tránh ăn theo kiểu thô tục - ăn hùng hục, ăn lấy được, chọn miếng ngon ăn trước, không để ý những người xung quanh, trên còn có ông bà, sau đến cha mẹ, khách khứa... đó chính là nghệ thuật mang nét văn hoá, văn minh, lịch sự trong sinh hoạt ẩm thực, nó còn thể hiện lối sống có phép tắc, tư cách đạo đức của con người hiểu biết hay không. Trong cuộc sống, ta giao tiếp với nhiều lớp người khác nhau: công nhân, thầy cô giáo, trí thức, thứ bộ trưởng...

vì thế ta nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể. Muốn vậy ta phải “Học nói”. Vậy thế nào là học nói? Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “Dạy con từ thuở còn thơ...” Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng với bố mẹ cho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới. Mặt khác, bố mẹ uốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức (vốn sống, vốn hiểu biết). Bên cạnh vấn đề học nói là học gói, học mở. Gói như thế nào cho thích mắt mọi người, cho đẹp không phải là chuyện dễ dàng (vấn đề thẩm mỹ). Vì thực tế cho thấy có những người rất khéo tay, ta quen gọi là “bàn tay vàng”, nhưng lại có những người rất vụng về.

Bởi vậy học gói, học mở tuy đơn giản song đòi hỏi con người phải học tập, quan sát, khéo léo, có con mắt nghệ thuậtmới tạo ra được những sản phẩm đẹp, ưng ý mọi người. Vấn đề ở đây không phải là học gói, học mở mà là ý nghĩa chung của công việc hàng ngày, phải ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy, có nề nếp, có khuôn phép trong gia đình. Mở rộng ra với xã hội là luật lệ, quy định ta phải tuân theo kiểu như “Sống, làm việc theo pháp luật”.
Câu nói của dân gian có tác dụng răn dạy, giáo dục con người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề:

+ Kinh nghiệm tự nhiên.

+ Cách ứng xử.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

* Nhóm tục ngữ về thiên nhiên, dự báo thời tiết:

- Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa.

- Chớp đằng tây, mưa dây bão giật.

- Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

* Nhóm câu tục ngữ về sản xuất lao động, con người:

- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

- Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.

- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen.

11 tháng 3 2023

Phần văn bản

Thuật ngữ được sử dụng

A. Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần

Từ khóa, ý chính, ý lớn

B. Học cách tìm nội dung chính

Chi tiết, từ khóa, ý triển khai

7 tháng 1 2017

GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ HỌC THẦY KHÔNG TÀY HỌC BẠN;

Câu tục ngữ đã đưa ra một phương pháp học tập tối ưu, mang lại sự hiệu quả cao hơn. So với người thầy bạn không dám hỏi và một số vấn đề bạn không hiểu nhưng học với bạn thì bạn có thể hiểu theo cách của bạn bằng nội dung thầy hướng dẫn.

Trong cuộc sống, việc học không bao giờ dư thừa, có thể học tập ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở trường học thầy cô mà còn phải học hỏi từ bạn bè. Câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn ý mang nhiều nghĩa khác nhau, khái quát hơn.

Học thầy ở đây là học những điều hay lẽ phải những kiến thức mà người thầy truyền đạt một cách logic. Học thầy là 1 việc làm cần thiết, thầy là người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức vững để truyền đtạ cho chúng ta, học từ thầy những kiến thức bổ ích cho mình.

Học bạn là học cũng theo sách vỡ, sự chỉ dẫn của thầy nhưng học bạn có thể hcj được nhiều thứ, như học cách đi ra bên ngoài, thế giới xung quanh. Bên cạnh đó ta có thể hỏi bạn những kiến thức mà mình chưa hiểu với sự giản giải của thầy. đó cũng là một ý kiến hay cho sự học hỏi từ bạn.

Học thầy ko tày học bạn nó ko hề có ý phủ nhận sự học tập từ thầy giáo mà chính là 1 lời khuyên hết sức đầy đủ và đúng đắn: Học ko chỉ học từ những kiến thức sách vở, từ những bài giảng, chừng đó chưa đủ mà cần phải học thêm từ bạn bè, chính bạn bè sẽ là người tận tâm chỉ bảo những điều mà ta khó nói với thầy cô, và bạn bè cũng là nguồn động lực giúp ta có thể vươn lên trong học tập.

Không chỉ vậy đó còn là một các để ta ích ũy được nhiều kiến thứ hơn. Mang một cách khái quát về những kiến thức mà thầy và bạn đã chia sẽ cùng bạn. câu tục ngữ đã mang một ý nghĩa sâu xa, chúng ta cần phải tiếp thu một cách có hiệu quả trong học tập, công việc cũng nhưng sự hướng dẫn của thầy giáo bên cạnh đó là sự giúp đỡ của bạn.

10 tháng 1 2017

Hình 1: Không thầy đố mày làm nên

Hình 2 : Học thầy không tày học bạn

Hình 3 : Thương người như thể thương thân

Hình 4 : Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Ý nghĩa : Câu tục ngữ " thương người như thể thương thân " đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống " lá lành đùm lá rách" của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.

11 tháng 3 2023

Các cuộc         hỏi - đáp

Hỏi

Đáp

Giữa “ông” với “bố”

“Nhìn lây cây cau con thấy điều gì?”

“Con thấy bầu trời xanh”

Giữa “ông” với “tôi”

“Nhìn lên cây cau cháu thấy   gì?”

“Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là      triết lí của ông phải không ạ?”

Giữa “tôi” với  “ông”

“Vậy nhìn lên cây cau, ông  đã thấy gì ạ?”

“Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”

Giữa “tôi” với     hàng cau

“Ở trên đó cau có gì vui?

 Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra

 “Cau có thấy bầu trời cao       rộng?”

 Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc

11 tháng 3 2023

Tên văn bản   thông tin

Mục đích viết

Thông tin cơ bản

Thông tin chi tiết (ví dụ)

Chúng ta có    thể đọc nhanh hơn?

Giúp học sinh nâng cao kĩ    năng đọc sách hiệu quả hơn

Hướng dẫn cách đọc sách nhanh và hiệu quả.

- Sử dụng một cây bút chì  làm vật dẫn đường.

- Tìm kiếm ý chính và từ    khóa.

- Mở rộng tầm mắt để đọc 5 - 7 chữ cùng lúc.

- Nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc.

- Đọc phần tóm tắt cuối     chương trước.

- Liên tục thúc đẩy và thử  thách khả năng của bạn.

Cách ghi chép để nắm chắc  nội dung bài  học

Giúp học sinh biết cách ghi  chép nhanh và chất lượng

Hướng dẫn cách ghi chép thông tin nhanh và nắm   thông tin hiệu quả.

- Lập ra quy tắc ghi chép:  chia rõ các phần.

- Học cách tìm nội dung chính.

- Phân tích và đối chiếu:    Thiết lập mối liên hệ giữa   các trọng tâm bài học.

Phòng tránh   đuối nước

Cung cấp kiến thức an toàn cho học sinh trong việc chống đuối nước.

Hướng dẫn kiến thức phòng chống đuối nước và an toàn cho học sinh.

- Bảo đảm an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy       hiểm.

- Học bơi.

- Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước.

- Tuân thủ quy tắc an toàn khi bơi lội.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Tên văn bản thông tin

Mục đích viết

Thông tin cơ bản

Thông tin chi tiết (ví dụ) 

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn

Giới thiệu phương pháp giúp đọc nhanh hơn

Thông tin cơ bản của văn bản trên: Đưa ra phương pháp để đọc nhanh hơn.

+ Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường

+ Tìm kiếm những ý chính và các từ khóa

+ Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5- 7 chữ một lúc

+ Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có một không gian riêng

+ Đọc phần tóm tắt cuối chương trước

+ Liên tục đẩy và thử thách khả năng của bạn

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Hướng dẫn quy tắc ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Thông tin cơ bản của văn bản là đưa ra các cách ghi chép trọng tâm vấn đề

- Lập ra quy tắc ghi chép: Chia rõ các phần

- Học cách tìm nội dung chính

- Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học

Phòng tránh đuối nước

Đưa ra những quy tắc an toàn trong bơi lội để phòng tránh đuối nước.

 

Văn bản trên thuyết minh về vấn đề phòng tránh đuối nước.

 

- Bảo đảm an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm.

- Học bơi

- Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước trong các môi trường nước cụ thể

- Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội