K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2018

Có hai đoạn:

đoạn 1: Có anh....tức lắm. 

đoạn 2 :Đang tức....đây cả !

cần tinh trùng của bố vào trong trứng của mẹ thì mới có con 2tinh trùng có nghĩa là sinh đôi

26 tháng 12 2019

học j mà hỏi kinh thế ??????

Cậu lên trên mạng mk cho link

8 tháng 2 2018

 Gia đình tôi là một gia đình vô cùng hạnh phúc và ấm áp.Tuy nhà tôi không mấy khi sum họp nhưng trái tim của mỗi thành viên trong gia đình luôn luôn có chỗ của từng người đặc biệt là vào ngày 30-đêm giao thừa. 
Gia đình tôi gồm có 6 người ba mẹ và 4 người con gái chúng tôi.Không khí, háo hức, ấm áp và vui tươi biết nhường nào!Ai ai cũng tất bật làm những việc mà chỉ có Tết mới có và không có chút mệt mỏi nào. Mẹ tôi đang cắm hoa cùng với chị cả tôi còn 2 người chị gái còn lại thì đang chuẩn bị bánh kẹo, hạt dưa, cheo những phong thư đỏ chói và những cành mai, cành đào sắc thắm đang nở rộ và hình như các cành mai, cành đào ấy cũng đang tươi cười do ngày mai là ngày mà chúng sẽ được người khác ngắm và khen chúng.Tôi thì chạy lăng xăng trong nhà ai nhờ việc gì thì làm việc ấy lúc thì cắm hoa với mẹ,lúc thì đi chuẩn bị kẹo,bánh với 2 chị còn lại, lúc thì ngồi xem ba gói giò,hay xem ba chuẩn bị pháo nhưng việc mà tôi thích nhất đó là ngắm mấy bộ quần áo mà tôi dự định là sẽ mặc vào ngày mai.Mùi hương thơm nhẹ lan tỏa kháp nhà, thơm thơm mùi chè, mùi xôi, mùi thịt gà luộc.Cảm xúc kì lạ, lâng lâng khó tả.Mọi người đã hoàn tất công việc và đợi đến 12h để ngắm pháo hoa nổ.11h58' đến 59' rồi cuối cùng cũng đến 60....một tiếng pháo nổ rồi đến 2 đến 3 rồi đến khi chẳng đếm nổi nữa nó nhiều vô kể và rất đẹp.Một lúc sau pháo hoa đã ngớt gia đình tôi vô nhà và ăn bữa tiệc tất niên,kết thúc năm cũ chào đón năm mới.Các món ăn mặn lẫn ngọt đã bày ra sẵn và không ai cưỡng nổi mùi thơm từ chè chuối,từ bánh cuốn, từ bánh chưng.Cả nhà ăn xong rồi dọn dẹp chuẩn bị đi ngủ.Tâm trạng náo nức khiến gia đình chúng tôi khó mà ngủ ai ai cũng rôm rả nói những chuyện của ngày mai. 
Tết đã tới rồi.Gia đình chúng tôi rất hạnh và tôi chúc cho mọi gia đình cũng đều hạnh phúc như gia đình chúng tôi.Chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe,an lành và gặp thật nhiều thành công và may mắn trong cuộc sống.HAPPY NEW YEAH 

8 tháng 2 2018

To rat cam on vi cau tra loi cua ban

30 tháng 11 2017

Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè … sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.

Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cô giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.

Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.

Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.

30 tháng 11 2017

Trong đời, ai cũng từng có một lần mắc lỗi. Tôi cũng phạm phải một lỗi lầm khiến tôi day dứt mãi với một trong những người bạn thân nhất của mình.

Tôi và Nam là đôi bạn thân từ nhỏ, khi mà hai đứa mới học mầm non. Khi bước vào Tiểu học, tôi là đứa duy nhất trong xóm học ở ngoại thành, còn những bạn khác thì đều học ở trường Tiểu học Ngọc Sơn, trong đó có Nam. Bước vào năm học mới, ai cũng bận rộn hẳn lên, tôi và Nam không còn thời gian mà gặp nhau như hồi mầm non nữa.

Một hôm, cô giáo yêu cầu chúng tôi hãy viết một đoạn văn tả cảnh một bãi biển. Hôm đó,tôi ngồi cắn bút mãi mà chẳng nghĩ ra được câu nào bởi vì từ trước tới giờ, tuy là lớp trưởng nhưng tôi vẫn luôn học kém môn văn cho nên mỗi khi làm bài, tôi lại phải nghĩ nát óc mới “nặn” ra nổi một câu. Ngồi nghĩ cả buổi chiều mà tôi chẳng viết nổi một từ, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi: “Hay là mình nhờ Nam giúp? Văn là môn “tủ” cùa cậu ấy mà!”. Nghĩ vậy, tôi chạy vụt sang nhà Nam, vừa đến cổng nhà bạn, tôi đang định bấm chuông thì nghe thấy tiếng nói của mẹ Nam:

- Thương đó à? Vào đây chơi đi cháu.

Tôi đẩy nhẹ chiếc cổng bằng sắt, bước vào sân. Đột nhiên, một cái bóng lao tới, tôi định thần nhìn rõ, chú chó Alaska của Nam có tên gọi là Rex, chú chó mà thường cùng chúng tôi tham gia những chuyến thám hiểm hồi trước, chú cọ cái đầu vào chân tôi và dẫn tôi vào nhà. Dù đã lâu tôi không đến nhà bạn chơi nhưng căn nhà trông vẫn vậy. Thấy tôi, mẹ Nam nói:

- Cháu đợi nhé, bạn Nam sẽ xuống ngay.

- Vâng ạ! - Tôi đáp.

Một lát sau, Nam bước xuống. Trông cậu ấy cao hẳn lên khi vào cấp 1. Thấy tôi, Nam như rất bất ngờ:

- Ô, Thương đó à, lâu lắm mới thấy cậu đến chơi. Mình cũng đang định qua nhà cậu. Có chuyện này, mình muốn nói với cậu.

Mải lo cho bài văn, tôi không thực sự chú ý đến câu nói của Nam, chỉ giục cậu ấy:

- Ừ, vào học rồi nên tớ cũng bận. Thôi, có chuyện gì nói sau, giờ cậu giúp mình bài văn này đã, mai mình phải nộp rồi.

Mẹ Nam bước vào với đĩa trái cây trên tay, nói:

- Hai đứa học đi, bác sẽ nói với mẹ Thương để cháu ở lại, nhé!

- Vâng ạ!

Phòng đọc sách của nhà bạn thật là rộng. Đối diện với tủ sách là góc học tập ngăn nắp. Đang nhâm nhi đĩa trái cây ngon tuyệt, tôi chợt nhìn thấy một cuốn sổ màu đen nằm trên mặt bàn. Tò mò, tôi cầm lên. Ngó quanh, Nam đã đi lấy sách vở, tôi bèn mở ra đọc. Khi mở trang đầu tiên, tôi nhìn thấy dòng chữ “ Những tâm sự về cuộc sống của tôi” Là nhật kí của cậu ấy.Tôi cứ phân vân không biết có nên đọc hay không nhưng vì nghĩ rằng chúng tôi là bạn thân mà cậu ấy thì đã đi ra ngoài rồi nên chắc là đọc một chút cũng không sao. Nghĩ vậy, tôi bèn hồi hộp đọc ngay trang thứ hai:

“ Ngày 27 tháng 9 năm 2011

Hôm nay thật là không trời lại mua và bố mình đi công tác xa chưa về nên mình không được đi ăn kem, nhưng nếu đi thì chắc chắn mình sẽ rủ Thương -người bạn thân nhất của mình.”

Không hiểu sao, cuốn nhật kí ấy cuốn hút tôi như có một ma thuật vậy, tôi bèn mở trang tiếp theo:

“ Ngày 28 tháng 9 năm 2011

Chán thật, hôm nay trời vẫn mưa nhưng điều mà làm cho mình buồn hơn cả là hôm nay bố mẹ lại cãi nhau mà mình lại không biết vì sao, cầu mong mai trời sẽ tạnh mưa và mình sẽ được đi ăn kem.”

 Bỗng nhiên, tôi giật bắn mình vì Nam đang đứng ngay trước mặt. Tôi có thể thấy được sự giận dữ trên mặt bạn mình. Cậy ấy hét lên:

  • Sao cậu lại có thể làm như vậy.

     Tôi hoảng sợ, run rẩy đánh rơi luôn cuốn nhật kí trên tay. Luống cuống, tôi chỉ biết lắp bắp:

-Mình… mình…

Rồi hấp tấp rời khỏi nhà cậu ấy. Khi đã về nhà, tôi mới định thần và tự hỏi bản thân rằng vì sao tôi lại không thể kìm nén sự tò mò như vậy? Cả đêm, tôi cứ trằn trọc không ngủ được, những câu hỏi cứ liên tục hiện ra trong tâm trí tôi:” Mình có nên xin lỗi cậu ấy hay không ?”, “ Nếu mình xin lỗi thì bạn sẽ còn chơi với mình nữa không?”

Hôm sau, tôi đến trường như mọi ngày và nộp bài văn dở tệ mà tối qua tôi đã làm một mình cho cô, nhưng may mắn thay, hôm đó, cô chưa thu bài. Khi tiếng trống vang lên báo hiệu sự kết thúc của một buổi học tôi về nhà mà trong lòng không yên, tôi cứ nghĩ về tối hôm qua, muốn sang nhà xin lỗi Nam. Tuy nhiên, khi bước vào phòng tôi thấy một bức thư. Sau khi đọc xong thư, tôi ngỡ ngàng! Là Nam, cậu viết thư để xin lỗi vì tối qua đã mất bình tĩnh để rồi nặng lời với tôi như vậy  và để thông báo rằng sáng nay, gia đình cậu sẽ lên máy bay để sang định cư tại Canada. Hôm qua, cậu ấy định nói cho tôi biết mà chưa kịp. Tôi vội chạy qua nhà Nam nhưng căn nhà đã đóng kín cửa. Ôi, đáng ra tôi mới phải là người xin lỗi vậy mà giờ đây, tôi đã không có cơ hội để gặp lại Nam nữa. Có lẽ cuộc sống của Nam tại nơi ở mới có nhiều bận rộn nên từ đó tới nay, tôi và Nam vẫn chưa liên lạc được với nhau.

      Và tôi chỉ ước rằng mình có thể quay ngược thời gian để có thể sửa lại lỗi lầm của tuổi ấu thơ.

5 tháng 12 2016

Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mới cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Truyện cười Lợn cưới, áo mới khiến ta thấm thía hơn ý nghĩa đó. Tình huống gây cười trong câu chuyện này thật giàu ý nghĩa.

Truyện kể về anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng hóng ở cửa đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may - cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì - liền vội khoe ngay: "Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này...". "Chiếc áo mới" ở đây là một thong tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói "huỵch toẹt": Từ lúc tôi mặc cái áo mới này... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

5 tháng 12 2016

ban tra loi sai roi

 

8 tháng 10 2019

Nghệ thuật: So sánh:màu vàng dâng lên như toàn bộ cánh đồng là 1 hồ nước mênh mông màu vàng chói.

                 Động từ, tính từ.

Sự sáng tạo:cánh đồng "càng dâng lên";cánh đồng "bập bềnh".

16 tháng 10 2017

gồm 3 bố cục:

-Mở bài : Từ đầu ... lỗi lạc :Vua sai quan đi khắp nơi để tìm người hiền tài giúp nước.

-Thân bài : Tiếp... nước láng giềng :3 lần thử tài của vua đối với em bé thông minh.

-Kết bài : Phần con lại : Em bé trở thành Trạng Nguyên

16 tháng 10 2017
Đoạn 1 - Thử thách thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).

Đoạn 2 - Thử thách thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).

Đoạn 3 - Thử thách thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa) Đoạn 4 - Thử thách thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
2 tháng 2 2018

Soạn bài: Phương pháp tả cảnh

I. Phương pháp viết văn tả cảnh

Câu 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đọc 3 văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2.

Câu 2 (trang 46 ngữ văn 6 tập 2):

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp

2 tháng 2 2018

 Những câu văn có sử dụng phép so sánh:

+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+ Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

- Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên.

- Tham khảo:

Hình ảnh dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu.

sáng nay mình cũng vừa học xong bài này nè

12 tháng 12 2017

Bố cục:

    - Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.

    - Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.

Tóm tắt:

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại. Có hai đoạn chia như phần Bố cục.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.

   Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, biếu bà một cục bạc, còn được hổ dẫn ra tận cửa rừng.

   - Câu chuyện con hổ với bác tiều: bác tiều giúp lấy cái xương bị hóc trong miệng con hổ, được hổ đền đáp và nhớ ơn mãi về sau.

   → Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn trong lần được giúp đỡ còn con hổ thứ hai thì nhớ ơn mãi về sau, cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.

Luyện tập

   Câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ:

   - Tính khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời của chú chó.

   - Quấn quýt với mọi người, hay chơi đùa, vẫy đuôi chạy ra tận cổng khi chủ về,...

   - Chú chó dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn.

12 tháng 12 2017

Tóm tắt

Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.

Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:

- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.

- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

- Các hành động:

    + Gõ cửa cổng bà đỡ

    + Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

    + Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

    + Đào cục bạc tặng bà đỡ.

    + Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.

Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

    + Mắc xương, lấy tay móc họng.

 + Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

    + Tạ ơn một con nai.

    + Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.