K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9

Em thích 2 câu văn cuối:

''Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo :

- Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?''

Vì nó thể hiện sự tự hào, trân trọng của người mẹ với hai đứa con của mình, dù hai chị em lo sợ sẽ la nhưng họ vẫn tặng chiếc áo ấm cho bé Hiên. Đồng thời thể hiện truyền thống '' Tương thân, tương ái'' của người Việt.

Bài 1: Ý nghĩa của nhan đề "Gió lạnh đầu mùa" là sự lạnh lẽo của thời tiết nhưng vẫn còn một chút ấm áp còn sót lại đó là sự ấm áp của tình người 

Bài 2: 

1. Mở đoạn: Khẳn định tầm quan trọng của lối sống đẹp

2. Thân đoạn: 

- Lối sống đẹp là lối sống văn minh và phù hợp với thời đại, hoàn cảnh. Và với việc duy trì lối sống đẹp chúng ta sẽ giữ dược trạng thái tinh thần thoải mái nhất. 

Ý nghĩa của việc sống đẹp: 

+ Học được cách yêu thương và đối xử tốt với mọi người xung quanh

+ Giữ được trạng thái tâm hồn thoải mái nhất, suy nghĩ lạc quan hơn 

+ Sống đẹp được mọi người yêu quý, kính trọng

+ Góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp 

=> Bài học nhận thức: chúng ta cần hình thành lối sống đẹp mỗi ngày 

- Liên hệ bản thân...

3. Kết đoạn: Em làm gì để sống đẹp

13 tháng 4 2022

Trật tự từ được sắp xếp theo khí hậu , thòi tiết liên quan đến tô khúc múa đèn.

Tác dụng:

- Thể hiện thứ tự nhất định của thời tiết tự nhiên

- Nhấn mạnh hiện tượng.

- Có tác dụng liên kết với các câu khác trong văn bản

- Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm và lời nói.

26 tháng 11 2019

- Mở bài: Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
- Thân bài:
+ Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
+ Tả các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: ??.
. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc ??. Bài thơ bộc lộ cảm xúc... ( anh tự cảm thụ NGẮN về nó)
- Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp ?, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

18 tháng 9 2023

a, Những chi tiết miêu tả thiên nhiên khi gió lạnh tràn về:

+Đất khô trắng

+Cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo

+Trời không u ám, toàn một màu trắng đục

+Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét

- Cảm xúc của nhân vật Sơn về thiên nhiên và cảnh vật : 

+ "Tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi"

+ "Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị"

- Sơn được mọi người trong gia đình yêu thương, quan tâm chăm sóc

-  Chi tiết khắc họa tính cách nhân vật Sơn:

+ "Sơn vẫn thân mật chơi đùa"

+ "không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn"

=> Cuộc sống ra đình Sơn khá giả, 1 cuộc sống viễn mãn

- Cuộc sống của các bạn nhỏ xóm chợ :

+ Cách ăn mặc : Vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ, qua những chỗ rách, da thịt thâm đi

+ Bộ dạng : Ăn mặc không khác ngày thường, mỗi cơn gió đến, chúng nó run lên, hàm răng đập vào nhau

+ Thái độ : Tỏ thái độ vui mừng khi thấy chị em Sơn nhưng vẫn đứng xa, không dám vồ vập

- Hiên là bạn nhỏ được chú ý nhất. Vì Hiên là đứa con gái hàng xóm bạn chơi với Lan và Duyên. Và cách ăn mặc của cô bé giống những đứa trẻ hàng xóm kia; đứng co ro bên cột quán, mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay

 

13 tháng 9 2023

Đọc truyện: An Tư – Nguyễn Huy Tưởng

a. Bối cảnh: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

b. Chủ đề: Nói về những hi sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, tiêu biểu là nàng công chúa An Tư bị lãng quên, có số phận bất hạnh xót xa.

c. Nhân vật: An Tư

An Tư là một công chúa đời Trần, em ruột của Thượng hoàng Trần Thánh Tông và là cô của vua Trần Nhân Tông. Tương truyền, công chúa An Tư là người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Gặp buổi giặc Nguyên Mông sang xâm lược, trước sức mạnh hung hãn của kẻ thù, triều đình đã quyết định cống An Tư cho tướng giặc Thoát Hoan để làm kế hoãn binh...

17 tháng 7 2016

sao bạn k vào ngữ văn lớp 8 rồi vào lý thuyết mà xem có sẵn màvui

câu 1

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

câu 2

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

câu 3

Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.

꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂

4 tháng 3 2022

1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?

2) Chuyện này xúc động làm sao!

3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.

Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn,...
Đọc tiếp

Câu 4. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: BA ... Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba... Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi: - Có dư đồng nào không con? Tôi đáp: - Còn dư bốn ngàn ba ạ. Ba nói tiếp: - Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa.Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng. (Sưu tầm)

a. Nêu nội dung chính và ý nghĩa của truyện ngắn.

b. Nêu ngắn gọn cảm nghĩ của em về người cha trong câu chuyện. Chỉ ra 1 chi tiết thể hiện rõ nhất cảm nghĩ của em.

c. Xác định kiểu câu của các câu in đậm trong văn bản.

0