K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Hũ bạc của người cha1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Hũ bạc của người cha

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: 

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng : 

– Đây không phải tiền con làm ra. 

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. 

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: 

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. 

5. Ông đào hũ bạc lên và bảo : 

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trặm hũ bạc cũng không đủ.

 Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con. 

 

- Người Chăm : một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ. 

- Hũ : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật. 

- Dúi : đưa cho nhưng không muốn để người khác biết. - Thản nhiên : làm như không có việc gì xảy ra. 

- Dành dụm : góp từng tí một để dành.

Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Tày

C. Dân tộc Nùng

1
14 tháng 5 2019

Như vậy Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc Chăm

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Mồ Côi xử kiện1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.      Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa: - Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho. 2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Mồ Côi xử kiện

1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.

      Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa: 

- Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho. 

2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời : 

- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả. 

Mồ Côi bảo : 

- Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không ? 

Bác nông dân đáp : 

- Thưa có. 

Mồ Côi nói : 

-  Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu ? 

- Thưa Ngài, hai mươi đồng. 

- Bác hãy đưa hai mươi đồng ra đây, tôi phân xử cho ! 

Nghe nói, bác nông dân giãy nảy :

- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền ? 

- Bác cứ đưa tiền đây. 

3. Bác nông dân ấm ức : 

- Nhưng tôi chỉ có hai đồng. 

- Cũng được - Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói : 

- Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe. Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp đã kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phán:  

- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên "hít mùi thịt", một bên "nghe tiếng bạc". Thế là công bằng. Nói xong Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. 

                                                                               TRUYỆN CỔ TÍCH NÙNG 

- Công đường : nơi làm việc của các quan. 

- Bồi thường : đền bù bằng tiền của cho người bị hại.

Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Kinh


 

C. Dân tộc Nùng

1
15 tháng 6 2017

Đây là truyện cổ tích của dân tộc Nùng.

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc : Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc...
Đọc tiếp

Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc :

 

Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt - ảnh 1

Đứa con cuối cùng cũng cắp sách đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến. Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “Bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo nè, có thóc có sạn có hạt cỏ… làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi gỡ ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách: “Đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “Thế nào bà nhặt được trên đường đó à”, bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

Rồi lại đến một tháng, bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “Bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để riêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! Gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “Một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? Thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo, vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “Tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nham này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!".

Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “Tôi nói thật với ông, gạo này là… tôi đi xin đấy", ông giật bắn người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “Tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học".

Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa giấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “Thật là ngừơi mẹ tốt, tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”. Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắc đầu nói: “Đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “À, thì ra bà muốn tôi giấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khễnh như người què quay lưng đi.

Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “Vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “Thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đổ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao gạo của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây tôi sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài".

Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “Mẹ… Mẹ của con…”.

Trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

1
5 tháng 9 2021
Hay và cảm động quá!
I. ĐỌC HIỂUĐọc thầm bài văn sau:Một con chó hiềnCó một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài văn sau:

Một con chó hiền

Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán.

Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày.

Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo... Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy.

(Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Những chi tiết nào nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ?

A. Nghèo, tội nghiệp, từ nhỏ đã phải đi hành khất để kiếm sống.

B. Phải ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán.

C. Kết bạn với bà chủ quán và được bà giúp đỡ.

D. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ còn kết bạn với một con chó nhỏ.

1
13 tháng 10 2019

Chọn A, B, D

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Kiến Mẹ và các con   Kiến là một gia đình lớn. Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào, Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa:   - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.   Suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn đàn con. Nhưng cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt.   Vì...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Kiến Mẹ và các con
   Kiến là một gia đình lớn. Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào, Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa:
   - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
   Suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn đàn con. Nhưng cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt.
   Vì thương Kiến Mẹ vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì:
   - Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
   Cứ thế lần lượt các kiến con hôn truyền nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt mà vẫn âu yếm được cả đàn con.
   (Chuyện của mùa hạ)

d. Viết cảm nghĩ của em về tình cảm của Kiến Mẹ dành cho Kiến con

1
15 tháng 11 2019

 Kiến Mẹ luôn âu yếm, yêu thương và hi sinh cho các con.

20 tháng 12 2017

Trong đời sống , có mấy ai được sống trên con đường mãi bằng phẳng mà không một chút vướng ngại đâu . Và cũng có lẽ không chỉ cuộc sống con người mà ngay cả con vật cũng có đường đi thành công và trắc trở của nó

Tôi cũng vậy - tôi vốn là một loài chim sẻ nhỏ bé , nhưng đã hiểu được cuộc đời . Tôi đang là một bà mẹ một mình nuôi nấng ba đứa con non nớt mới nở được ba ngày thì trao ôi ! Một cơn dông bão ập đến mái ấm hạnh phúc của tôi

Đêm đó , sau tiếng ru của tôi , đám con nhỏ đã nằm cuộn tròn vào nhau để ngủ , tôi cũng dần thiếp đi , bỗng tôi rùng mình lạnh lẽo , mở mắt ra , tôi giật mình hoảng sợ khi gió nổi , mưa to . Cơn lốc xoáy tiến lại gần , những hạt mưa nặng trịch rơi xuống những đứa con bé nhỏ , tội nghiệp của tôi . Vội vã , loay hoay , tôi chỉ còn biết giật từng chiếc lá xanh ở trên cây mà làm mái che cho tụi nhỏ . Mưa càng to , những tiếng mưa ào ao , những tiếng sấm chớp " đùng ... đoàng " nghe thật kinh tai . Nó làm cây rung chuyển bên phải rồi lại bên trái . Đứa con của tôi khóc thét không nên lời chỉ biết gọi " mẹ ... mẹ ... mẹ " . Nghe những tiếng gọi đó , tôi quặn lòng , thương con và nói thật to con tiếng mưa :

- Các con của mẹ rất dũng cảm . Các con đừng sợ , có mẹ ở đây rồi . Mẹ luôn bên các con mà

Nói rồi , các con tôi hiếu thảo , hiểu chuyện đã vâng lời , im lặng . Nhưng tôi hiểu , các con tôi đang sợ lắm

Tôi ngó nghiêng những cây khác , những bà mẹ chim sẻ , chim sơn ca ,... cũng vội vã như tôi . Thôi , tôi nghĩ thầm :

- Sao trời không thương tôi vậy hả trời ! Xin mau hết mưa đi , cho các con tôi một cuộc sống hạnh phúc

Người tôi ướt nhẹp nước mưa , mái lá gần xong , cái tổ chẳng còn nguyên vẹn nữa , nhưng không sao . Chỉ cần các con tôi không bị mưa là được . Rồi sóng nước ập đến , lông , cánh tôi rúm lại vào nhau , nhưng giờ chuyện đó không còn quan trọng nữa . Tôi nguyện mình ôm trọn mái lá đó cho các con . Tôi lạnh rút xương , hơi thở nấc cục như muốn gục xuống ngay bây giờ . Nhưng hé nhìn các con trong mái lá cũng đang cố gắng , tôi chợt nhận ra rằng không chỉ tôi mà các con tôi cũng sát cánh bên tôi . Rồi tôi nhẹ nhàng mỉm cười nhìn các con

Sau hai tiếng khi mà tử thần ở đây , những giọt mưa bắt đầu ngớt , ngọn gió khẽ lướt qua nhẹ nhàng không một chút bận tâm , lành lùng . Bình minh khẽ hiện sau chân núi , tôi buông lỏng hai tay rồi tự đưa mình ngã vào bụi lá , tôi nghĩ chắc tôi sẽ chết thôi . Thân tôi như chẳng còn cảm giác , tôi bất lực , bất lực , tuyệt vọng , ... và đỗi chút tự hào

Trong mắt tôi lóe lên một ánh sáng chói chang , tôi nhẹ hé mắt nhìn và thấy tôi còn sống . Lúc đó , tôi cứ ngỡ mình đang mơ , nhưng không phải . Tôi vui mừng , chợt bay lên xem các con . Thật đáng yêu ! Tụi nó đang ngủ . Còn tôi , kiệt sức , người tôi chưa khô thì những tia nắng mà tôi ước mơ mãi của đêm qua giờ đã xuất hiện . Nó thay nhau chĩa nắng xuống trần gian . Nó chĩa mà như biết lỗi với tôi vì đến muộn . Các con tôi khẽ nhúc nhích , liu thiu mở đôi mắt thiên thần , chạy ra ôm lấy tôi , lại gọi " mẹ ... mẹ ... mẹ " . Tôi mừng rỡ ôm lấy các con

Sau hôm đó , tôi rỉa lông xem các con có bị gì không ! Thật may chúng đều an toàn . Lông cánh khô nguyên . Và cũng từ đêm hôm đó , tôi được chim trong họ hàng họi là " MẸ BẤT TỬ .. " - Người mẹ có thể vì con mà làm mọi thứ và có thể sống dậy để cứu con mình "

20 tháng 12 2017

tự làm đi

10 tháng 9 2019

Lần thứ hai rời nhà ra đi kiếm sống, anh ta đã thực sự lao động vất vả : anh đi xay thóc thuê, được trả công hai bát gạo anh chỉ dám ăn một bát còn dành lại một bát để bán lấy tiền. Sau ba tháng như vậy, khi đã có một ít tiền, anh mới trở về nhà.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:                                                  Chiếc áo len  Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

                                                  Chiếc áo len

  Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như bạn Hòa.

     Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối :

 - Cái áo của Hòa đắt tiền bằng cả hai áo của hai anh em con đấy. Lan phụng phịu : - Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi.

     Dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay. Em vờ ngủ. Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ :

 - Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua áo đấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu. Giọng mẹ trầm xuống :

 - Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ốm mất.

 - Con khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. Tiếng mẹ âu yếm :

 - Để mẹ nghĩ đã. Con đi ngủ đi.

 Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ. Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ : "Con không thích chiếc áo đấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em."

 - Bối rối : lúng túng, không biết làm thế nào

 - Thì thào : nói rất nhỏ

Sau khi mặc thử chiếc áo len của bạn Hòa, Lan đã làm gì ?

A. Lan để dành tiền để mua được chiếc áo giống như vậy

B. Lan nói với mẹ là em muốn có chiếc áo giống như Hòa

C. Lan kể với mẹ về chiếc áo của bạn Hòa

2
24 tháng 7 2019

 Đêm ấy em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như bạn Hòa.

14 tháng 5 2021

mình chọn c bạn nhe

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.CẬU BÉ THÔNG MINHNgày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải...
Đọc tiếp

II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).

Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.

CẬU BÉ THÔNG MINH

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội. Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:

- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.

Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:

- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?

- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.

Vua quát:

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

Cậu bé bèn đáp: - Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa. Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói: - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. (TRUYỆN CỔ VIỆT NAM)

Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:

A. Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. ............................................................

B. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. ..........................................................

1
13 tháng 4 2019

A. Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. Các sự vật được so sánh là: hai bàn tay em và hoa đầu cành B. Trẻ em như búp trên cành Các sự vật được so sánh là: trẻ em, búp trên cành