K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2018

Ngươi ở đây là đại từ mang sắc thái:thể hiện sự tôn kính,kính trọng Bác Hồ

Đặt câu:

Người đã mang đến cho ta một cuộc sống đẹp

Sắc thái:chỉ trời đất cảm ơn trời đất đã cho ta một cuộc sống tươi đẹp 

CẢM THỤ VĂN HỌCBài 1. Nêu các bước phân tích biện pháp nghệ thuật em đã được họcBài 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụngcủa biện pháp nghệ thuật đó. (Hoàn thiện bài tập này bằng cách điền vào chỗ trống)Cây dừa xanh tỏa nhiều tàuDang tay đón gió gật đầu gọi trăng(Trần Đăng Khoa)- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ...
Đọc tiếp

CẢM THỤ VĂN HỌC

Bài 1. Nêu các bước phân tích biện pháp nghệ thuật em đã được học
Bài 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó. (Hoàn thiện bài tập này bằng cách điền vào chỗ trống)

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

(Trần Đăng Khoa)
- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật <nhân hóa>
- Biện pháp nghệ thuật này được thể hiện qua các từ/cụm từ
- Qua biện pháp nghệ thuật này, ta thấy cây dừa được miêu tả ……….. Đồng
thời, chúng ta hiểu thêm về tác giả…………
Bài 3. Đọc đoạn văn sau:
“…Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nước
xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.
Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã,
giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa…”
a. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Gạch dưới từ ngữ
thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
b. Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn văn trên.

Mình cần gấp, các bạn giúp nhanh nha!

0
2 tháng 3 2019

hai câu thơ trên sử dụng biện pháp : nhân hóa và hô ứng 

                                               

2 tháng 3 2019

hai câu thơ trên sử dụng biện pháp và so sánh

đúng không , ghép hai câu lại nhé

26 tháng 5 2018

Trong những ngày đau thương nhất của đất nước (2-9-1969) khi: “Bác đã lên đường, theo tổ tiên/ Mác – Lênin, thế giới Người Hiền” (Tố Hữu: “Bác ơi!”), đã xuất hiện những bài thơ nóng hổi thời sự và sâu nặng tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đó là những thi phẩm vượt qua được sự thử thách của thời gian.

Trong số đó, bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như để lại một ấn tượng sâu sắc, đậm đà về tình cảm của những chiến sỹ Cảnh vệ trong một lễ tang lớn có nhiệm vụ bảo vệ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gọi họ là những tiêu binh cũng đúng. Gọi họ là những chiến sỹ Cảnh vệ cũng đúng. Gọi họ là những người thầm lặng làm nhiệm vụ vinh dự nhất, càng đúng. Ai đã từng đặt chân đến đất nước Liên Xô (trước đây), đã dừng chân ở thủ đô Moskva, đã từng chiêm ngưỡng Lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, thì sẽ có cái cảm xúc tương tự khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô Hà Nội.

Đó là những không gian lí tưởng bởi sự yên tĩnh tuyệt đối, bởi sự phối cảnh tuyệt vời giữa tự nhiên và nhân tạo. Và hơn hết là nơi tập trung trí tuệ và tình cảm của cả một dân tộc khúc xạ qua lãnh tụ anh minh của mình. Đó là trung tâm văn hóa tâm linh. Đó là nơi lịch sử ngưng đọng.

Bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như mở đầu bằng chính câu thơ của Người viết “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” (trong bài “Tin thắng trận”, 1948). Ngày Bác Hồ ra đi vĩnh viễn, đó là một sự thật. Nhưng nhà thơ trong vai một chiến sỹ Cảnh vệ thì lại thấy dường như “Bác vừa chợp mắt, xin chờ trăng ơi”. Cái cảm giác này là có thật khi nhà thơ Việt Phương cũng viết: “Ôi ước gì không thật cả nỗi đau mồ côi” (“Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương”).

Trong không gian Hội trường Ba Đình lịch sử ngày ấy, hàng triệu người Việt Nam còn lưu giữ trong ký ức: Bác Hồ nằm đó, yên nghỉ giấc ngàn thu sau 79 mùa xuân sống và cống hiến toàn bộ sức lực, tình cảm và trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhà thơ trong vai một người chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được tiếp cận bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã như cố gắng nói thật nhỏ với mọi người: “Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa/ Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu/ Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu/ Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ”.

Ngày ấy hàng vạn người đi viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình lịch sử. Trong không khí đau thương và trang nghiêm, kính cẩn ấy, người chiến sỹ Cảnh vệ gánh vác một nhiệm vụ vô cùng quan trọng – giữ trật tự, bình yên cho cuộc lễ tang tiễn đưa một người con vĩ đại nhất của dân tộc về nơi an nghỉ cuối cùng.

Không hẳn là mệnh lệnh phát ra từ các phương tiện kỹ thuật, mà là mệnh lệnh của trái tim: “Hỡi ai đó không được rời đội ngũ/ Theo hàng hai đi lặng lẽ tiến dần/ Đừng khóc òa, hãy rón rén bàn chân/ Bước nhẹ nữa, Bác Hồ vừa chợp mắt”.

Trong không gian tuyệt đối yên tĩnh và linh thiêng đó đã có nhiều nước mắt tiễn đưa (như nhà thơ Tố Hữu đã viết “Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa” trong bài thơ “Bác ơi!”), đã có những tiếng khóc được kìm nén.

Nhà thơ trong vai người chiến sỹ Cảnh vệ đã trước hết biết tiết chế tình cảm của mình để thi hành nhiệm vụ. Anh chia sẻ trong đau đớn khôn nguôi: “Hỡi ai đó, cắn chặt môi, hãy cố/ Đừng để cho tiếng nấc động tai Người/ Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi”.

Nhưng không phải vì cần tập trung ý chí làm nhiệm vụ thiêng liêng được giao mà người chiến sỹ Cảnh vệ không kịp nhận ra vẻ đẹp của Người. Ngay lúc này đây anh vẫn cảm nhận được: “Bác nằm đó bộ kaki Bác mặc/ Chưa kịp thay, Người vừa ngả lưng nằm/ Nếu ta đoán không lầm, Bác vừa mới đi thăm/ Một xóm thợ, xem nơi ăn, chốn nghỉ/ Nhưng không phải – vì khi ta ngắm kỹ/ Trên má Bác Hồ còn in dấu chiếc hôn/ Các cháu nhi đồng lớp học đầu thôn/ Được Bác ghé thăm, Bác cho bá cổ”.

Cái điệp khúc “Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi” đã biến bài thơ không phải là tiếng khóc đau đớn tiễn đưa một Con Người viết hoa về cõi vĩnh hằng, mà thành lời tâm sự chân tình, chân thành nhất của một người con với Người Cha như là đang yên lặng nghĩ suy trong tư thế – hóa thân vào đất trời.

Có nghẹn ngào đau đớn đi chăng nữa thì nước mắt cũng không làm mờ được hình ảnh Bác Hồ trong tâm khảm người chiến sỹ Cảnh vệ: “Trước giường Bác, ta nghẹn ngào đứng ngắm/ Mái tóc bạc lẫn với màu gối trắng/ Râu Bác thưa cũng bạc trắng một màu/ Ta muốn làm đứa con nhỏ vuốt chòm râu/ Từng sợi bạc dãi dầu, sương, nắng, gió/ Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ/ Người quên Người, dành hết thảy cho ta”.

Đau thương là có thật và vô hạn, nhưng đau thương không làm người sống nhụt chí khí. Trái lại đau thương cho ta thêm sức mạnh khi thấm thía rằng Bác Hồ luôn luôn bên cạnh chúng ta “Hỡi ai đó xiết chặt thêm đội ngũ/ Người vẫy ta kia, môi Bác mỉm cười/ Bác giữa Ba Đình rực rỡ nắng tươi/ Trong tim óc chúng ta, Người vẫn sống/ Bác dẫu ngủ, kẻ thù đừng hi vọng/ Ánh sáng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đời/ Bác thức tỉnh ta: giữ lấy kiếp người/ Ta thức tỉnh, nguyện bên Người vĩnh viễn”.

Sinh thời Bác Hồ canh cánh một nỗi niềm mênh mang có được cơ hội vào thăm đồng bào miền Nam – Thành đồng Tổ quốc – đi trước về sau, đang ngày đêm gian khổ đánh giặc cứu nước. Bác Hồ đã mỗi sáng cùng những chiến sỹ Cảnh vệ tập võ thuật để nâng cao sức khỏe. Đã có bức ảnh đẹp về những thế võ điêu luyện được Bác Hồ thể hiện.

Nhà thơ Việt Phương trong bài thơ “Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương” đã viết: “Con biết lòng Người quyết sống cho miền Nam/ Con biết lòng Người quyết sống cho Việt Nam và thế giới”. Vì thế mà “Ngoài bảy nhăm, Bác vẫn thường ném bóng/ Cái gạt tàn thuốc lá đã hàng năm thôi không nóng trên bàn/ Mỗi ban mai Bác luyện chân như ngày xưa tập trèo sườn núi vắng”.

Trở lại bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như. Sẽ có người đặt câu hỏi, đó có phải là bài thơ được viết trực tiếp từ tấm lòng và tâm tình của một chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được trực tiếp bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lễ tang Người?

Như đã nói ở trên, đây là bài thơ của nhà thơ Hải Như. Nhà thơ hòa vào nỗi đau thương lớn của Nhân Dân ngày lãnh tụ ra đi. Nhà thơ “ướm mình” vào vai một chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được làm tiêu binh trong ngày Quốc tang.

Nhà thơ cất tiếng nói của không chỉ riêng cá nhân mình mà là tiếng nói của Nhân Dân trước sự hóa thân vào đất trời của một Con Người viết hoa vĩ đại “Hỡi ai đó, từ Cà Mau về đủ/ Tạm dừng bên nhường bước bạn bè xa/ Hỏi có ai giàu hơn Bác Hồ ta/ Người chợp mắt, cả năm châu cùng đến/ Trên giường Bác, chúng tôi không thắp nến/ Đã có trăng sao ôm ấp quanh Người/ Bác yêu trăng như yêu một con người/ Trong thơ Bác trăng với hoa là bạn/ Giao thừa tới, từ nay đâu tiếng Bác/ Chúc đồng bào chiến sỹ giọng ngân vang/Giọng của Bác Hồ làm ấm cả không gian/ Nghìn thế hệ mai sau còn ấp ủ”.

Không ai thay đổi được lịch sử. Lịch sử đã ghi: Ngày 2-9-1969 một Con Người vĩ đại đã ra đi như trong bài thơ “Gởi lòng con đến cùng Cha” của nhà thơ Thu Bồn đã viết: “Có Người thợ dựng Thành đồng/ Đã yên nghỉ tận sông Hồng mẹ ơi!/ Con đi dưới một vòm trời/ Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin/ Đã ngừng đập một trái tim/ Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng/ Niềm đau vô tận thời gian/ Nhớ thương nhưng chớ lệ tràn đẫm mi”.

Nhà thơ Hải Như trong bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” đã mượn lời người chiến sỹ Cảnh vệ cất lên lời vĩnh quyết “Xin Bác ngủ giữa lòng đời lưu luyến/ Với Mác Lênin, giấc ngủ nghìn đời/ Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi…”. Cho đến tận hôm nay sau 47 năm ngày Người ra đi mãi mãi, toàn thể Nhân Dân vẫn chỉ nghĩ rằng “Nay Bác ngủ, chúng ta canh Bác ngủ”. Càng kính yêu lãnh tụ, càng cần phấn đấu theo Di chúc của Người, chúng ta càng “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” (Tố Hữu).

26 tháng 5 2018

+ Nhân hóa: trăng được gọi như người (trăng ơi trăng), trăng cũng "bước nhẹ chân", "yên lặng cúi đầu", "canh giấc ngủ" --> Trăng cũng như con người, cùng nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác.; Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người
+ Điệp ngữ: "nhẹ", "trăng"
- "Nhẹ": nhấn mạnh, thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác.
- "Trăng": Lời nhắn nhủ làm cho trăng trở nên gần gũi với người
+ ẩn dụ: "ngủ" (trong câu thơ thứ ba) --> Tấm lòng lo lắng cho dân cho nước suốt cuộc đời của Bác --> Ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác.
+ Nói giảm nói tránh: "ngủ" (trong câu thơ thứ tư) --> làm giảm sự đau thương khi nói về việc Bác đã mất --> Ca ngợi sự bất tử, Bác còn sống mãi.
* Đoạn thơ là cách nói rất riêng và giàu cảm xúc về tình cảm của nhà thơ nói riêng và về của nhân dân ta nói chung đối với Bác Hồ

26 tháng 9 2021

Trả lời :

Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.

Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la, của biển xanh, bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.Một tông màu trầm gần gũi từ hòn than đen, của đôi mắt của màn đêm cao vợi. Là màu tím của sự thủy chung của hoa cà, hoa sim, đến chiếc khăn, và màu mực. Và màu cuối cùng được cất lên là màu nâu của áo mẹ, của đất đai, màu của gỗ. Kết thúc bảng màu vô số màu sắc dưới sự thích thú của bạn nhỏ, ta thấy nó gắn với những thứ quá đỗi thường xuyên và khắc sâu trong tâm trí mỗi con người rồi. Dường như không thể thiếu một màu nào để làm nên bức tranh hoàn hảo ấy, cũng như những vần thơ đẹp đẽ ấy. Qua cách diễn tả ta có thể cảm thấy tình yêu tuy nhỏ bé nhưng rất tinh tế với từng thứ trong cuộc sống của người bạn nhỏ. Cũng là thông điệp ngợi ca lên tình yêu với đất nước từ thế hệ trẻ thấy rõ trong đoạn văn cuối “Trăm nghìn cảnh đẹp” và thấy được ý thức từ hành động nhỏ nhất có thể làm được của bạn nhỏ rất “Ngoan” và sự tự nhắc nhở nhẹ nhàng phải tích cực và nâng cao ý thức vừa chăm học vừa phải biết nghe lời và hoạt động tích cực tuổi nhỏ làm việc nhỏ để giúp đỡ người xung quanh.

Qua bài thơ, tác giả mượn lời bạn nhỏ đem đến cho người đọc một sự đồng cảm về suy nghĩ qua những sắc màu liên tưởng rộng ra là tình cảm về con người và sự vật xung quanh, thể hiện tình yêu rất cao quý của thế hệ trẻ dành cho đất nước và phấn đấu thực hiện thể hiện tình yêu ấy rõ nét hơn bằng những hành động thực tế.

~ HT ~

11 tháng 4 2018

“Ngừng đọc sách là ngừng tư duy”. Chính vì câu nói hay đó của D. Đi-Đơ-Rô nên tôi mới quyết định tìm và đọc sách nhiều hơn. Và tôi đã tình cờ gặp được “ Thằng quỷ nhỏ” cuả Nguyễn Nhật Ánh.’

Nguyễn Nhật Ánh đã lôi cuốn tôi bởi cái nhan đề “ Thằng quỷ nhỏ” và những cái kì quái trên người của nhân vật làm tôi thêm tò mò, thích thú. Khi tôi đọc, tôi cảm giác như tôi đang lạc vào thế giới của những người kì dị vậy. Quỳnh-người mang biệt danh thằng quỷ nhỏ, tôi đã làm cho tôi cảm thấy xúc động bởi hình dáng của cậu không giống như người bình thường: Hai vành tai to, mỗi khi có tâm trạng thì nó lại ve vảy như cánh bướm, thêm vào đó là chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi. Tôi cảm thấy buồn và thương cậu bé nhiều hơn. Tác giả còn cho tôi thấy được sự vô tâm của những người bạn xung quanh Quỳnh. Họ lúc nào cũng trêu chọc cậu, chỉ xem cậu như một thằng hề, một trò tiêu khiển để mua vui hay giải thỏa nổi buồn của họ. Tôi cảm thấy tội nghiệp cho Quỳnh, một người luôn phải chịu nhiều đối xử không công bằng. Ngay cả Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực ấy cũng giữ một khoảng cách mênh mông giữa cô và Quỳnh. Tôi cứ tưởng, chắc sẽ không có ai là người bạn tốt nhất của Quỳnh ở trong lớp. Nhưng khi tôi đọc tiếp thì lại có một nhân vật khác nữa, đó là Nga- một cô bạn tốt bụng của Quỳnh, không hề hùa theo để trêu chọc hay giữ khoảng cách với Quỳnh mà cô đã bỏ qua vẻ ngoài đặc biệt của Quỳnh và giành cho cậu bạn cùng bàn một sự cảm mến bởi sự tốt bụng và nhiệt tình của anh. Nguyễn Nhật Ánh đã thắp sáng cái nhìn nhận của tôi, đã cho tôi thấy thế nào mới là tình bạn thực sự, thế nào mới là một người bạn đúng đắn. Tác giả còn cho tôi thấy một tình yêu của tuổi mới lớn, nhẹ nhàng, thấp thoáng chút đượm buồn giữa Nga, Quỳnh và Khải. Khải- người luôn tìm cách chiếm được cảm tình của Nga. Tác giả đã lồng vào cái tính yêu dễ thương ấy là một cái kết hết sức đau buồn, đó là mẹ của Quỳnh bị liệt nửa người và hai mẹ con Quỳnh phải dọn về quê, phải nghỉ học, phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay người mình thích.Trước cái kết bất ngờ như vậy, tôi không thể nào kiềm chế cảm xúc của mình được. Tôi cảm thấy thương Quỳnh rất nhiều, cảm thấy buồn cho cậu.

“Thằng quỷ nhỏ” đã để lại nhiều ấn tượng đẹp cho tôi. Nó cho tôi thấy được thế nào là một tình bạn đúng nghĩa. Một tình bạn đúng nghĩa thì sẽ không bao giờ quan tâm đến người xung quanh mình ra xa, họ có xấu xí hay dị tật gì không mà họ chỉ quan tâm đến là người bạn của mình đối xử ra sao, họ có tốt không, họ có dám bảo vệ mình trước những khó khăn hay không. Và chính Nguyễn Nhật Ánh đã cho tôi biết được đều đó.

19 tháng 3 2018

Nhà em có rất nhiều cây leo như: bầu, bí,…Nhưng em vẫn thích nhất là giàn mướp hương mà bố em trồng ở sau vườn.

Khung giàn mướp được làm bằng tre dài năm mét, rộng hai mét. Mới hôm nào, cây mướp còn nhỏ xíu. Chỉ mấy hôm sau, ngọn mướp đã bò khắp giàn. Tay mướp chỉ nhỏ bằng que tăm, mới chiều hôm nay tay mướp chỉ dài khoảng năm phân mà sáng mai tay đã dài mười năm phân quấn chặt vào giàn. Thật là kì lạ phải không các bạn!

Chẳng mấy chốc một màu xanh tươi đã phủ kín mặt giàn. Khi đã leo khắp giàn thì mướp bắt đầu ra hoa. Hoa mướp màu vàng tươi như mời gọi ong bướm đến hút mật. Rồi quả mướp bé xíu thi nhau chồi ra như muốn mở lời chào ngày mới. Quả bằng ngón tay, bằng con chuột, bằng con cá chuối to. Quả thì thẳng, quả thì cong như vầng trăng gần giữa tháng. Quả này chen với quả kia lúc lỉu khắp giàn. Sáng nào, em cũng ra vườn hái mướp về ăn. Mướp nhiều quá, mẹ sai em cắt mang biếu họ hàng, hàng xóm mỗi người vài quả. Ai cũng khen mướp nhà em ngon và thơm.

Cây mướp nhà em rất nhiều tác dụng, vào mùa hè mà có bát canh cua hoa mướp thì thật là tuyệt! Lá mướp tươi để lau nhựa mít. Ai bị nước ăn chân thì dùng lá mướp khô sẽ khỏi. Em sẽ chăm sóc cây mướp thật tốt để cây cho nhiều quả

19 tháng 3 2018

Mẹ em là người rất thích trồng cây, đặc biệt là những cây hoa, cây rau. Nhờ có đôi bàn tay khéo léo của mẹ mà vườn nhà em lúc nào cũng ngát một màu xanh. Trong tất cả những câu mẹ trồng, em yêu thích nhất là giàn su su trước sân nhà.

Giàn cây này là mẹ em trồng, nhưng giàn lại là bố em dựng. Cây su su xanh mướt mọc lên từ mặt đất màu mỡ, thân cây dẻo dai uốn quanh cuốn chặt lấy cột giàn bằng luồng rất lớn. Chúng trông như những con rắn xanh đang uốn mình vậy. Khi lên đến giàn, những cành mềm khác đua nhau tỏa ra bốn phía, chúng bám lấy những sợi dây thép mỏng thật chắc. Em vẫn còn nhờ mới ngày nào mình còn chăm chỉ tưới nước mỗi ngày cho cây chờ mong đến ngày chúng che kín giàn vậy mà giờ đây đã mướt một màu xanh tươi mát.

Những chiếc lá su su như lá bí, lá mướp, to hơn bàn tay người lớn, mặt lá dưới còn có một lớp lông trắng mỏng sờ lên có chút ngứa. Những chiếc lá ấy cùng cành cây đã chặn lại tia nắng chói chang, như những tấm lọc ánh sáng, chỉ để những tia sáng trong xanh lọt qua chiếu xuống sân nhà.
Khi cây ra hoa, những bông hoa su su rung rinh trong gió dịu nhẹ, mùi hương thoang thoảng trong không gian, chẳng hề quá nồng như nhiều loài hoa khác. Khi hoa rụng, là khi những trái su su dần dần xuất hiện. Những trái bé tí, màu xanh lẩn trốn giữa lá cành. Dần dà, qua thời gian, những trái su su lớn lên nhờ nắng, nhờ gió, nhờ tinh hoa của đất mẹ thân yêu. Trái su su lớn bằng hai nắm tay người lớn, lúc lỉu treo trên cao. Em rất thích đứng ở sân nhà và ngửa đầu lên đếm những trái su su ấy.

Hàng xóm ai cũng khen nhà em có giàn cây đẹp quá. Mỗi lần đi học về, chỉ cần nhìn từ xa thấy thấp thoáng giàn cây xanh ngát là em đã biết ngay đó là nhà mình rồi. Hồi bé, em rất thích chơi đồ hàng dưới giàn leo. Em ngồi trên chiếc chõng tre nhỏ bố tự tay làm, giả vờ trồng cây và những trái su su trên đầu chính là thành của của mình.

Những lúc rảnh rỗi, em đều cùng mẹ chăm sóc cho giàn su su nhà mình thật cẩn thận. Bởi nó không chỉ đem đến cho nhà em thức ăn mà còn đem bóng mát đến cho em vui chơi nữa. Em rất yêu giàn leo này của nhà mình

Tài liệu của tôiTập làm vănCảm thụ văn học và các lý thuyết liên quanI . Ghi nhớCâu văn là một bộ phận của bài văn .Muốn có một đoạn văn hay thì các câu phải hay .Muốn viết được câu văn hay ngoài việc dùng từ đúng thì câu văn phải có hình ảnh .Để câu văn có hình ảnh thì phải sử dụng các từ ngữ gợi tả gợi cảm và biện pháp nghệ thuật như: so sánh ,nhân hóa, điệp từ ,đảo...
Đọc tiếp

Tài liệu của tôi

Tập làm văn

Cảm thụ văn học và các lý thuyết liên quan

I . Ghi nhớ

Câu văn là một bộ phận của bài văn .Muốn có một đoạn văn hay thì các câu phải hay .Muốn viết được câu văn hay ngoài việc dùng từ đúng thì câu văn phải có hình ảnh .Để câu văn có hình ảnh thì phải sử dụng các từ ngữ gợi tả gợi cảm và biện pháp nghệ thuật như: so sánh ,nhân hóa, điệp từ ,đảo ngữ

II. Biện pháp nghệ thuật tu từ

1 so sánh

a) khái niệm

Biện pháp so sánh là đối chiếu hai sự vật , hiện tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đó với nhau cho việc diễn tả sinh động hơn . Các từ hay được dùng để so sánh : như ,tựa ,bằng

2 nhân hóa

khái niệm

 biện pháp nhân hóa là biến một sự vật hiện tượng thành con người bằng cách nhắn cho nó những đặc điểm tính cách của con người

3 điệp từ điệp ngữ

Khái niệm

Biện pháp điệp từ ,Điệp ngữ là sự nhắc đi nhắc lại một từ ngữ nhằm nhấn mạnh một ý nào đó làm cho nó nổi bật và hấp dẫn người đọc

4. Đảo ngữ

Khái niệm

Biện pháp đảo ngữ là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của một câu văn nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt

Chúc các em học tốt với tài liệu này của tôi !!!

0