Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BPTT nhân hóa: "Dòng sông mới điệu làm sao", "Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha"
Tác dụng: làm hình ảnh con sông trở nên sống động, đặc sắc, có hồn hơn đồng thời thể hiện nên dáng vẻ sông một cách gần gũi hơn với đọc giả. Qua đó câu thơ giàu giá trị gợi hình gợi cảm hơn.
BPTT so sánh: "Áo xanh sông mặc như là mới may."
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh và vẻ đẹp của con sông mới mẻ, nước sông trong đồng thời giúp người đọc dễ hình dung được cảnh sắc của sông. Qua đó câu thơ già sức gợi hình gợi cảm hơn.
Câu 1: thể thơ: lục bát; ptbđ: miêu tả
Câu 2: Bài thơ tả dòng sông theo trình tự thời gian : từ sáng đến tối .
Câu 3:
Nhân hóa: Nắng: mặc áo lụa đào
Sông: mặc áo xanh
Tác dụng: gợi sự uyển chuyển, thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên. Cảnh vật (dòng sông, nắng) được nhân hóa như con người, cũng biết làm duyên và tô điểm.
Câu 4: Nội dung : Vẻ đẹp của dòng sông
Em tham khảo nhé:
Lời ru của mẹ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Đó là những câu hát yêu thương góp phần bồi đắp tâm hồn , tình cảm cho mỗi con người. Trong lời ru chứa đựng cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con. Trước hết đó là lời của yêu thương, là tình yêu vô bờ bế không tài nào đong đếm được mà mẹ dành cho con. Lớn lên trong lời ru ngọt ngào êu thương của mẹ, chắc hẳn đứa trẻ sẽ mang trong mình 1 trái tim biết rung động, đồng cảm ở đời. Đó còn là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo mà người mẹ đã rất ý nhị nhắn nhủ đén đứa con bé bỏng của mình. Trong đó là trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về cách đối nhân xử thế. Từ lời ru của mẹ, con dần lớn lên và hoàn thiện nhân cách, con biết sống nghĩa tình bao dung. Những lời ru đó là mạch nguồn dịu ngọt nuôi dưỡng tình cảm giúp ta khôn lớn từng ngày. Như vậy có thể khẳng định lời ru có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần, với việc hình thành nhân cách của mỗi người.
1. PTBĐ: Biểu cảm
2. Vẻ đẹp tần tảo, chịu thương, chịu khó và hết lòng yêu thương và hi sinh cho con cái, mẹ dành hết những điều tốt đẹp cho con và ít quan tâm đến bản thân mình.
Tham khảo:
Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu đầu bài thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên.
1. Miêu tả
2. Liệt kê
3. Đoạn văn tả người mẹ thân yêu và nói lên tình cảm của con với mẹ
4. - Mẹ bình dị, thân thương.
- Mẹ lắng nghe mọi điều của con, là nơi bình yên cho con trở về.
- Mẹ vất vả nhưng luôn giàu yêu thương.
1. Miêu tả
2. Liệt kê
3. Miêu tả hình ảnh mẹ thân yêu và tình cảm của con dành cho mẹ
4. - mẹ bình dị, thân thuộc
- Mẹ là bến đỗ, là bạn tâm giao
- Mẹ luôn là ánh sáng, cho con động lực.
a) -Biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ
+Vì ai chân mẹ dẫm gai
Vì ai tất tả vì ai dãi dầu
Vì ai áo mẹ phai màu
Vì ai thao thức bạc đầu vì ai ?
- Tác dụng: nhấn mạnh nỗi khổ cực của người mẹ.
b)
- Từ đồng nghĩa là : nước - quốc, nhà - gia
- Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ về một quá khứ vàng son của đất nước đi qua của tác giả
c)
Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát ; cảnh vật đẹp - bức tranh.
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.
d)
- Biện pháp tu từ : nhân hóa, so sánh
- Tác dụng : Việc sử dụng các biện pháp tu từ ấy khiến cho hình ảnh thơ thêm sinh động, hấp đẫn, diễn tả dòng sống quê hương tươi đẹp với màu nước luôn thay đổi trong ngày. Qua đó cho thấy tình yêu quê hương sâu đạm của tác giả.