K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2020

Những cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ :"anh-em","nắng - mưa " , "lên - xuống " đã tạo lên hai hình ảnh tương phản :Anh thì lên xe tiếp tục cuộc hành quân còn em thì xuống núi tiếp tục nhiệm vụ của mình ,hai người hai hướng đi,người ở sườn Đông,người ở sườn Tây.Đó là hai miền với hai khí hậu khác nhau bên thì trời đổ cơn mưa tầm tã,bên thì nắng vàng rực rỡ.Sự tương phản ấy đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ nhung da diết của hai người khi phải xa nhau,khi khoảng cách giữa hai người ngày càng xa.Anh lên xe "Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ" còn em xuống núi "Cái nhành cây gạt mối riêng tư" hai hình ảnh ẩn dụ đã diễn tả thật tinh tế nỗi nhớ nhung,tuy đôi người đôi ngả nhưng cùng mang một nỗi nhớ da diết.Song,vì tình chung - tình yêu đất nước,nhiệm vụ đối với công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nc - cả hai đều phải gạt đi,xua đi tình cảm riêng tư của mình. Cặp từ đồng nghĩa "gạt","xua" đã thể hiện quyết tâm của anh chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong,gác lại tình riêng vì đất nước.Cách sử dụng từ đồng nghĩa,trái nghĩa rất mộc mạc nhưng đã dựng lên bức tranh tương phản thật đẹp về người chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong trên chuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ với những tình cảm thật đáng ngưỡng mộ.Tình cảm riêng tư hòa hợp với tình yêu đất nước.

Chúc bạn học tốt!

13 tháng 3 2020

trái nghĩa: lên-xuống,nắng-mưa
đồng nghĩa: xua-gạt,nổi nhớ-mối riêng tư

17 tháng 12 2018

- Đồng nghĩa: 

                      nỗi nhớ - mối riêng tư

                      xua tan --- gạt

- Trái nghĩa: lên <---> xuống

                     mưa <---> nắng

      ----> Tác dụng: 

- Làm cho bài thơ thêm phần sinh động, thể hiện được nỗi nhớ, nỗi riêng tư của hai người. Dù người con trai có lên xe trời đổ mưa, em xuống núi nắng vàng, 2 tình cảnh ngược nhau nhưng đều có chung một nỗi lòng không thể kể siết, và đều tự xua tan đi nỗi lòng đó.

...

bn dựa vào câu trên mà tự làm thành đoạn văn nha!
 

10 tháng 1 2019

Anh lên xe, trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi, nắng về rực rỡ

Cái nhành cây gạt mối riêng tư.

Riêng tư phải gác lại, thương nhớ phải xua đi, thực ra không phải nhờ “cái nhành cây” hay “cái gạt nước” mà chính là nhờ nơi cái tầm cao mới trong bản lĩnh, trong trách nhiệm, trong lương tâm của tuổi trẻ Cách mạng. Cái tuổi trẻ vì đất nước bị xâm lăng nên thấy “đường ra trận... đẹp lắm”, thấy “Từ nơi em đưa sang bên nơi anh, những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến. Như tình yêu nối lời vô tận”... (Trích theo lời của ca khúc).

Tuy nhiên, chính nhờ cách thể hiện cái bản lĩnh ấy, cái trách nhiệm ấy, cái lương tâm ấy... thông qua những động tác gần như hoàn toàn máy móc của cái gạt nước, gần như hoàn toàn vô tri của cái nhành cây mà Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây đã đi thẳng được vào khung trời mỹ cảm của quảng đại công chúng ca nhạc. Nghệ thuật là như thế!

10 tháng 1 2019

"ANh lên xe trời đổ cơn mưa

Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ

Em xuống núi nắng vàng rực rỡ

Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư "

Những câu thớ trên được trích trong bài thơ "Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây" của tác giả Phạm Tiến Duật đã diễn tả cuộc chia tay và nỗi nhớ nhung da diết của người chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong qua những ngôn từ đặc sắc.

Những cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ :"anh-em","nắng - mưa " , "lên - xuống " đã tạo lên hai hình ảnh tương phản :Anh thì lên xe tiếp tục cuộc hành quân còn em thì xuống núi tiếp tục nhiệm vụ của mình ,hai người hai hướng đi,người ở sườn Đông,người ở sườn Tây.Đó là hai miền với hai khí hậu khác nhau bên thì trời đổ cơn mưa tầm tã,bên thì nắng vàng rực rỡ.Sự tương phản ấy đã diễn tả sâu sắc nỗi nhớ nhung da diết của hai người khi phải xa nhau,khi khoảng cách giữa hai người ngày càng xa.Anh lên xe "Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ" còn em xuống núi "Cái nhành cây gạt mối riêng tư" hai hình ảnh ẩn dụ đã diễn tả thật tinh tế nỗi nhớ nhung,tuy đôi người đôi ngả nhưng cùng mang một nỗi nhớ da diết.Song,vì tình chung - tình yêu đất nước,nhiệm vụ đối với công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nc - cả hai đều phải gạt đi,xua đi tình cảm riêng tư của mình.Cặp từ đồng nghĩa "gạt","xua" đã thể hiện quyết tâm của anh chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong,gác lại tình riêng vì đất nước.Cách sử dụng từ đồng nghĩa,trái nghĩa rất mộc mạc nhưng đã dựng lên bức tranh tương phản thật đẹp về người chiến sĩ lái xe và cô thanh niên xung phong trên chuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ với những tình cảm thật đáng ngưỡng mộ.Tình cảm riêng tư hòa hợp với tình yêu đất nước

Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:

     Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?...

     Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...

a, Tìm đại từ và chỉ ra ngôi của đại từ trong các câu thơ trên

- Đại từ : mình , thuộc ngôi thứ 2 số ít .

b, Qua cách sử dụng đại từ trong những câu thơ trên, tác giả còn thể hiện nội dung gì?

-  Thể hiện lòng yêu thương , nỗi nhớ Việt Bắc da diết . thể hiện tình cảm của những người dân tới các chú chiến sĩ trong cuộc kháng chiến gian nan . Qua đó , ca ngợi phẩm chất cao đẹp , sắc son của quân và dân ta , tô đậm sự thuỷ chung , chân thành của người dân Việt Bắc với các chú chiến sĩ tham gia kháng chiến

20 tháng 2 2021

a) Ngôi thứ nhất

b) Nội dung: 

+ Mang lại cho bài thơ phong vị ca dao, tính dân tộc đậm đà và 1 giọng điệu tâm tình ngọt ngào, sâu lắng. 

+ Góp phần làm cho tình cảm giữa người ra đi và kẻ ở lại, giữa cán bộ với nhân dân Việt Bắc thêm thân mật, gần gũi, tự nhiên, gắn bó khăng khít, tuy 2 mà 1. Điều đó cũng thể hiện tình cảm của tác giả với nhân dân Việt Bắc, coi đó như mái nhà thân thiết trong những năm kháng chiến gian khổ, khốc liệt.

trong đoạn văn sau đâu là trạng ngữ? và chỉ rõ đó là trạng ngữ chỉ gì?Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cùng lúc đó mưa xối xả tuôn ào ào....
Đọc tiếp

trong đoạn văn sau đâu là trạng ngữ? và chỉ rõ đó là trạng ngữ chỉ gì?

Một ngày đẹp trời bỗng trở nên oi bức. Những đám mây màu đen nặng trĩu bay tới làm xám xịt cả bầu trời. Gió bắt đầu thổi mạnh cho cây cối ngả nghiêng, rồi từng giọt mưa lách tách, lách tách rơi. Lộp độp! Lộp độp tơi xuống các mái hiên. Dần dần gió mạnh hẳn lên, cùng lúc đó mưa xối xả tuôn ào ào. Mọi người hối hả tìm chỗ trú chân, có người còn chưa mặc áo mưa. Sấm sét nổi lên ầm ầm rạch một vệt ngang trời. Chú mèo đang ngủ thì giật mình hoảng hốt, lướt thướt núp vào một chỗ khô ráo. Lòng đường cũng bị ngập.

Mưa ập đến nhanh như thế mà cũng rất mau tạnh. Mưa nhỏ dần, thưa thớt dần rồi tạnh hẳn. Bầu trời thoáng đãng, trong lành. Cầu vồng bảy sắc hiện ra lung linh. Cây cối trở nên xanh tươi hơn nhờ được tắm nước mưa thỏa thuê.

Cơn mưa đúng lúc đã đem lại sự sảng khoái, dễ chịu, xua tan đi cái sự mệt mỏi hàng ngày vì oi bức. Đối với mọi người, cơn mưa thật đáng yêu, cần thiết và có ích.

mình đang cần rất gấp nhé gaasppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp!

0
21 tháng 10 2021
Cách bạn oi,giúp mịn voi ,minh dang can gấp

Câu 1 Đọc kỹ hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi

Nam quốc sơn hà nam đế cư/

Tiệt nhiên điện Phận tại thiên thư

A) Tìm từ đồng nghĩa với từ đế

- “Vương” , vua

B) chỉ ra tác dụng của từ đế trong bài thơ

Chỉ vua, người đứng đầu đất nước, khẳng định sự ngang bằng về vị thế so với phương Bắc đồng thời khẳng định chủ quyền đất nước Nam

C) Đặt câu với một từ đồng nghĩa mà em tìm được 

Lý Thái Tổ là một vị vua anh minh

HT

21 tháng 12 2020

Please! Nhanh giúp mình với !