K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7 2021

Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh dùng để cấu tạo phép so sánh trong các câu thơ, văn sau :

a/ Quê hương chùm khế ngọt 
   Cho con trèo hái mỗi ngày 
   Quê hương
đường đi học 
   Con về rợp bườm vàng bay…
( Đỗ Trung Quân )

b/ Con đi trăm núi ngàn khe 
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm 
Con đi đánh giặc mười năm 

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.( Tố Hữu)

c/ Đà Lạt như một nàng công chúa hiền dịu giữa đất trời, luôn ngập tràn trong sắc hoa rực rỡ và những ngôi nhà hiện đại cùng những cô gái Đà Lạt luôn đẹp dịu dàng.

 

d/ Cây gạo cao sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

                                                                      (Vũ Tú Nam)
e/ Trăng cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.

f/ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
    Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa 
    Chỉ biết quên mình cho hết thảy
   
Như dòng sông chảy nặng phù sa. ( Tố Hữu)
         

 

3 tháng 5 2019

b, “Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

“ Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sau mươi.

-> So sánh không ngang bằng: khẳng định công lao, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ cách mạng.

11 tháng 8 2018

on đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm . 
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : không ngang bằng .
· Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi .
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : Không ngang bằng .
=> Tác dụng: Việc so sánh không ngang bằng đã làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi...

11 tháng 8 2018

bn ơi mk bảo cảm thụ chứ ko phải so sánh

3 tháng 2 2018

a)là

b)là

c)chưa bằng

d)như

3 tháng 2 2018

soi tí ah câu a rùa biếc thì thả kiểu j

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con...
Đọc tiếp

Câu 3: Hãy tìm phép so sánh và cảm nhận về hiệu quả nghệ thuật? a. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng (Nhớ con song quê hương – Tế Hanh) *Gợi ý, tham khảo , tập cảm thụbăng một đoạn văn. - Trong đoạn thơ trên, câu thơ đầu bằng lời thơ tự nhiên, giản dị tác giả giới thiệu con sông quê hương với niềm tự hào , yêu mến .Tính từ gợi tả màu sắc “ xanh biếc” có khả năng khái quát vẻ đẹp của dòng sông : xanh đậm, đẹp, hiền hoà, thơ mộng. - Câu thơ thứ hai sử dụng nghệ thuật ẩn dụ : mặt sông như một tấm gương khổng lồ. Nghệ thuật nhân hoá : những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái đang nghiệng mình soi tóc trên mặt nước trong như gương làm cho dòng sông trở nên xinh đẹp, duyên dáng biết bao! - Câu thơ thứ 3 sử dụng nghệ thuật so sánh “ tâm hồn tôi” ( khái niệm trừu tượng) được so sánh với “ buổi trưa hè” ( khái niệm cụ thể). Buổi trưa hè nhiệt độ cao, nóng bổng cũng như tình yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng, nồng nhiệt trong lòng nhà thơ. Câu thơ thứ 4: Từ láy “ lấp loáng” tạo nên vẻ sáng, vẻ đẹp, cho dòng sông, dưới ánh sáng mặt trời dòng sông lấp loáng như dát bạc. -> Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đã diễn tả được vẻ đẹp của dòng sông quê hương và tình cảm trong sáng của nhà thơ đối với dòng sông quê hương trong hoàn cảnh xa cách. b. Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) c. Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) d. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ... Sẽ không lớn nổi thành người. (Bài học đầu cho con – Đỗ Trung Quân) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở mỗi khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. - So sánh: Quê hương là vòng tay ấm, là đêm trăng tỏ, như là chỉ một mẹ thôi. - Tác dụng: nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thi e. Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Bầm ơi – Tố Hữu) • Gợi ý, tham khảo, tập cảm nhận biện pháp tu từ ở khổ thơ bằng đoạn văn ngắn. 2 Ý anh muốn nói những việc con đang làm không sao sánh được với những vất vả, khó nhọc của mẹ nơi quê nhà, mẹ yên tâm, đừng lo nhiều cho con nữa. Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, rất mực yêu thương con.

2
10 tháng 5 2021

bn fan Meowpeo à

7 tháng 12 2022

sex

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 2 2018

- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Tác giả so sánh "trăm núi ngàn khe" với "muôn nỗi tái tê lòng bầm"; so sánh "đánh giặc mười năm" với "khó nhọc đời bầm sáu mươi"

=> Nhấn mạnh những nỗi vất vả, khó khăn và sự hi sinh của người mẹ. Những vất vả mà con - người lính chiến sĩ phải trải qua chưa bằng cuộc đời nhọc nhằn, hi sinh của mẹ...

5 tháng 8 2018

Phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là so sánh hơn kém . '' Chưa bằng '' . Người lính đã đi đánh giặc 10 năm gặp bao nhiêu gian khổ cũng nhận rằng những khó khăn mà mình trải qua 10 năm đi đánh giặc không bằng nỗi đau , vất vả , mà mẹ đã trải qua 60 năm nay .Tố Hữu muốn nhấn mạnh  tình yêu bao la ,mênh mông , nỗi đau , sự hi sinh , mất mát vì con của người mẹ Việt Nam , song song đó là tình yêu , lòng kính trọng , biết ơn ,thương mẹ của người chiến sĩ cũng như đại diện của tấm lòng người con hiếu thảo .

17 tháng 1 2019

13 tháng 8 2017 lúc 15:16

a)Tác giả so sánh Quê Hương với Chùm Khế Ngọt và So sánh Quê hương với đường đi học

+ So sánh với Chùm Khế Ngọt: -> QH là những kỷ niệm tuổi thơ hằn sâu trong ký ức, quê hương là những tháng ngày vui đùa cùng lũ bạn, là vị ngọt thân quen còn đọng nơi đầu lưỡi
+ So sánh với Con đường đi học: -> QH là những gì không gian thân quen và gần gũi nhất, gần gũi và bình dị nhất, gắn bó với ta

Tác giả so sánh Quê hương với những điều thân quen bình dị nhất
=> Nhờ biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận quê hương không trừu tượng xa lạ mà trở nên gần gũi, thân thiết với tuổi thơ. Cũng qua biện pháp tu từ so sánh trên mà người đọc cảm nhận tình yêu quê hương của tác giả chân thành, mộc mạc…

b)+ các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ 
+ Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ : 
- Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau...
- Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre 
- Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.

2 tháng 2 2019

 Đây là lời nhắn gửi tới người mẹ già của đứa con xa. Là lòng biết ơn của đứa con, của người lính ngoài mặt trận đối với mẹ, với hậu phương. Hình ảnh bà mẹ hậu phương mang tầm vóc bà mẹ tổ quốc. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước “Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền”.
+  ý nghĩa của các yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ:
- So sánh:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”
“Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.”
- Điệp ngữ: “Chưa bằng”Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : không ngang bằng .
· Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bấm sáu mươi .
_ Từ so sánh : chưa bằng .
_ Kiểu so sánh : Không ngang bằng .
=> Tác dụng: Việc so sánh không ngang bằng đã làm lộ rõ tình yêu thương của anh chiến sĩ với người mẹ kính yêu. Dù có đi xa mãi, đến chân trời góc bể thì anh vẫn luôn nhớ tới người mẹ kính yêu với nỗi lòng tái tê, với sự khó nhọc của tuổi sáu mươi...

các bạn suy nghĩ gì về 2 bài văn này:Hồi đầu năm học, bố em có hứa rằng nếu em đạt danh hiệu Học sinh giỏi thì đến hè bố sẽ cho về thăm quê. Em đã cố gắng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi và bố em đã thực hiện lời hứa của mình.Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6 - Ảnh minh họaVào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho...
Đọc tiếp

các bạn suy nghĩ gì về 2 bài văn này:

Hồi đầu năm học, bố em có hứa rằng nếu em đạt danh hiệu Học sinh giỏi thì đến hè bố sẽ cho về thăm quê. Em đã cố gắng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi và bố em đã thực hiện lời hứa của mình.

Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6

Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6 - Ảnh minh họa

Vào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi. Chiếc Hon da được lau chùi sạch sẽ và đổ đầy xăng. Túi quà biếu ông bà nội mà mẹ em sắp sẵn từ tối hôm qua cũng đã được chằng buộc kĩ càng. Mẹ tiễn hai bố con ra cổng rồi nắm tay em dặn:

-  Con thưa với ông bà là mẹ gửi lời kính thăm ông bà nhé! Chúc hai bố con một chuyến đi vui vẻ!
 
Chiếc xe máy như con tuấn mã nhẹ nhàng lao đi trên con đường trải nhựa phẳng phiu, rộng rãi. Cây cối, nhà cửa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau. Gió sớm lồng lộng thổi làm cho tâm trạng em thêm náo nức. Hai tay ôm chặt lấy lưng bố, em vui vẻ cất tiếng hát:
 
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay…

 
Quê nội em ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vùng đất nổi tiếng với hội Lim, với các làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, với tranh Đông Hồ nức tiếng gần xa. Bố em đã được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ ven sòng Đuống. Xa quê, bố hay nhắc đến những ki niệm thời thơ ấu gắn nền với cây đa, bến nước, mái đình,…
 
Rong ruổi độ hơn một tiếng đồng hồ, hai bố con em về tới cổng làng. Một đoàn người tay liềm tay hái, vai quảy quang gánh đang ra đồng gặt lúa. Bố con em cất tiếng chào, bao nhiêu tiếng bà con tíu tít đáp lại. Lòng em ấm áp hẳn lên bởi tình cảm quệ hương thân thiết.
 
Nhà ông bà nội kia rồi! Năm gian nhà ngói giữa một vườn cây trái sum suê. Hàng cau cao vút trồng dọc lối vào đeo những buồng sai quả. Giàn trầu bên giếng nước vẫn xanh tươi như trước. Dưới gốc cam, mẹ con đàn gà đang rỉa lông rỉa cánh…
 
Ông bà và các bác, các anh chị ùa ra đón. Người dắt xe, người xách túi… Tiếng nói tiếng cười rộn rã cả một khoảng sân.
 
Ông nội dắt tay em vào nhà. ông cười, chòm râu bạc rung rung:
 
-  Cu Thuận con bố Thành năm nay học hành ra sao, kể cho ông nghe nào!
 
Em bẽn lén thưa rằng em đạt được đanh hiệu Học sinh xuất sắc, ông vui lắm, xoa đầu em khen:
 
-  Cháu ông giỏi lắm! Mấy tháng nữa là lên lớp 7 rồi, phải chăm ngoan hơn nữa nghe chưa!
 
Cả nhà cười vang. Em xấu hổ chạy đến nấp sau lưng bà nội.
 
Mấy ngày ở quê, em được dẫn đi thăm hết thảy họ hàng; được lên chơi trên chùa Bút Tháp, được theo các anh chị ra đồng xem thu hoạch lúa…
 
Vui nhất là đêm rằm, anh Tiến con bác Cả đưa em ra sân đình chơi cùng các bạn. Nào là trò rồng rắn lên mây, nào là trò ú tim tìm bắt, nào là trò chồng nụ chồng hoa… Chúng em tung tăng chạy nhảy trên thảm rơm vàng. Mùi rơm mới thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Dưới ánh trăng, cảnh vật quê em thật là thơ mộng.
 
Trên đường về thành phố, em thủ thỉ bên tai bố:
 
-    Bố ơi, con thích sống ở quê lắm bố ạ! Tết này bố cho cả mẹ và em Hoa về quê ăn Tết, bố nhé!
 
Bố em bật cười:
 
-    Ý kiến của con hay đấy! Con trai của bố!

-------------------------

Bài 2. Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6 của em Phan Trí Viễn:

Chủ nhật vừa rồi em cùng với bố mẹ về quê thăm bà ngoại. Đó là nơi có cánh đồng lúa xanh mướt, chỉ ngửi thôi, cũng đã thấy dễ chịu vô cùng.

Sau một thời gian thi cử mệt mỏi, cuối cùng em cũng đã được xả hơi. Quê ngoại là nơi em luôn mong được về chơi. Em rất nhớ ngoại, nhớ anh chị , cô chú ở đó.

Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6

Bài văn kể về một chuyến về quê lớp 6 - Ảnh minh họa

Quê ngoại em là một miền quê yên bình, tĩnh lặng , không ồn ào như thành phố Hà Nội. Suốt chặng đường đi, em luôn háo hức, mong chờ. Cũng lâu lắm rồi em mới được về thăm ngoại. Hai bên đường về nhà ngoại lúa xanh mướt, thoang thoảng mùi thơm của lúa lúc trổ đòng! Xa xa là bóng hình những chú bò, trâu đang chăm chỉ gặm cỏ. Các chú rất khoái món cỏ bởi cỏ cũng xanh và "ngon" như lúa vậy! Các bác nông dân đang ngồi nghỉ bên bờ, ai cũng nở nụ cười rất tươi dù trên trán vẫn lấm tấm những giọt mồ hôi. Gặp ai bố em cũng chào rất nhiệt tình. Mọi người dường như đều là người quê, người làng người nước nên thân thiết ghê!

Về tới nhà ngoại, em đã thấy ngoại đón sẵn ở cổng. Ngoại lo em và bố mẹ mệt nên chuẩn bị sẵn chiếc chiếu ngoài hiên để cả nhà ngồi nghỉ. Nhưng em không thấy mệt tí nào, dù đường có hơi xa một chút, em vẫn cảm thấy "sung sức" lắm! Nhìn ngoại ngày một già đi, em thương ngoại lắm! Mái tóc ngoại bạc hết rồi, chỉ còn lưa thưa vài sợi đen. Ngoại vuốt tóc em, hỏi em súc khoẻ, học tập và dặn dò em rất ân cần.

Nghỉ một lát, em vội phụ ngoại ra vườn hái hoa quả. Chà, vườn nhà ngoại nhiều quả tươi ngon ghê! Nào là na, nào là ổi, là khế,..... Rất nhiều quả cho em lựa chọn. Em phụ ngoại hái mỗi loại một ít đem về ăn. Quả do tay ngoại trồng có khác. Ngon và mát vô cùng!

Ngoại có nuôi một chú mèo rất dễ thương. Em chơi với chú mãi mà không thấy chán. Buổi tối em phụ ngoại nhặt rau nấu cơm. Bữa cơm tối hôm đó, cả nhà em quây quần bên nhau. Thấy ngoại cười hạnh phúc, lòng em cũng tràn ngập xúc động. Em thương ngoại lắm , năn nỉ ngoại lên ở cùng gia đình mà không được. Ngoại nói ngoại ở quê quen rồi, ngoại không muốn đi ở nơi khác.

Hôm sau tạm biệt ngoại mà trong lòng em buồn rười rượi. Chỉ mong hè tới thật nhanh để em có thể về thăm ngoại được lâu hơn.

 

0
20 tháng 10 2016

  Quê hương là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi con người. Trong đoạn thơ :

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Tác giả đã nói về vẻ đẹp của quê hương, từng chùm khế ngọt ý đây nói về những kỉ niệm thời thơ ấu. Thời gian ấy là một khoảng khắc đẹp. Hay là con đường của tuổi thần tiên. Con đường ấy đã nâng bước bước chân của tuổi học trò tinh ngh*****ch. Những buổi chiều đi về trên con đường ấy, tuổi thơ tràn ngập ùa về. Cho đến tận bay giờ kỉ niệm đó vẫn còn in dấu trên con đường ấy. Nói chung đoạn thơ này đã nói về vẻ đẹp của quê hương và tình cảm của tác giả dành hết vào đoạn thơ này.

Chúc bạn học tốt!

6 tháng 12 2016

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

Ai sinh ra mà chẳng có quê hương ? Quê hương là nơi chon nhau cắt rốn, là ngôi nhà gắn với biết bao kỉ niêm ấu thơ. Dù bất cứ ai có xa mảnh đấy quê nhà vì lí do nào đó nhưng có lẽ vẫn luôn nhớ về quê hương, đất nước của mình đúng không ? Quê hương thật là đẹp ! “Quê hương là chùm khế ngọt…”, câu thơ ấy vẫn luôn khắc sâu trong tâm khảm của mỗi con người chúng ta.

Trong văn học, có biết bao bài thơ viết về quê hương, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. Mỗi nhà thơ khi viết về quê hương đều mang một vể đẹp, một tình cảm rất riêng cho mảnh đất thân yêu của mình. TRong số những nhà thơ mà tôi biết, thì Tế Hanh là nhà thơ có cảm xác dạt dào, tha thiết với đất mẹ quê cha.Vì thế mà ông đã viết nên những vần thơ mãnh liệt như có hồn ca ngợi về miền đất nơi ông đã sinh ra. Đó là bài thơ “ Quê hương”. Bài thơ được viết năm 1939, khi nhà thơ vừa tròn 18 tuổi, đang học trung học tại Huế. Nỗi nhớ làng chai,nhớ quê hương thân yêu ở Bình Dương, Quảng Ngãi đã tỏa rộng và thấm sâu vào bài thơ. Bài thơ man mác nhớ thương vơi đầy.