K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 8 2023

Tham khảo : 

- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:

+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.

+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.

+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng…

- Một số tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và cách xử lí an toàn cho tình huống đó:

+ Thiết bị điện như bóng đèn có thể bị cháy do nguồn điện cung cấp quá lớn.

Xử lí tình huống: ngắt ngay nguồn điện cung cấp và lắp cầu chì trong mạch tránh cho thiết bị điện thí nghiệm sau bị cháy, cần đọc kĩ thông số thiết bị điện và sử dụng nguồn điện cung cấp hợp lí.

+ Mắc ampe kế không đúng cách gây hỏng thiết bị.

Xử lí tình huống: GV cần nhắc nhở kĩ lưỡng tới HS cách mắc ampe kế tránh mắc sai gây hỏng thiết bị, chập mạch điện.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Cách xử lí tình huống khi gặp người bị say nắng (cảm nóng): Cần nhanh chóng di chuyển người bị say nắng đến nơi thoáng mát để tiến hành những biện pháp sơ cứu, đồng thời, gọi cấp cứu (115) nếu cần thiết. Thực hiện sơ cứu làm hạ thân nhiệt của bệnh nhân bằng một số cách như: cởi bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ. Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình di chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

- Cách xử lí tình huống khi gặp người bị cảm lạnh: Cần di chuyển người bị cảm lạnh đến nơi khô ráo, ấm áp; gọi cấp cứu (115) nếu cần thiết. Sơ cứu làm tăng thân nhiệt của bệnh nhân bằng cách: cởi hết quần áo ướt; làm ấm cơ thể bằng quần áo và chăn khô, uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm,… Nếu người bị cảm lạnh do thời tiết có các triệu chứng như hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi,… thì cần cho người bệnh ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, giữ ấm cơ thể, xúc mũi họng bằng nước muối sinh lí ấm kết hợp với việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

13 tháng 8 2023

Tham khảo :

a) Sự thay đổi khối lượng này không có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng.

Do sản phẩm thu được khi đốt cháy mẩu gỗ ngoài tro còn có carbon dioxide, hơi nước.

b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng:

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Cân điện tử, bật lửa.

- Hoá chất: Bình chứa khí oxygen, 1 que đóm có độ dài ngắn hơn chiều cao của bình chứa khí oxygen.

Tiến hành:

- Bước 1: Đặt bình tam giác có chứa khí oxygen và que đóm trên đĩa cân điện tử. Ghi chỉ số khối lượng hiện lên mặt cân (kí hiệu là mA).

- Bước 2: Đốt một đầu que đóm và cho nhanh vào bình chứa khí oxygen, sau đó đậy nút lại. Sau khi que đóm cháy hết hoặc dừng cháy, ghi chỉ số khối lượng hiện trên mặt cân (kí hiệu là mB).

- Bước 3: So sánh mA và mB, rút ra kết luận.

10 tháng 9 2023

Trong thực hành, học sinh cần tuân thủ nội quy, hướng dẫn của giáo viên và đọc kĩ thông tin trên nhãn hoá chất trước khi sử dụng.

- Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.

- Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.

- Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.

- Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.

- Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.

- Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tai nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.

- Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

- Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.

- Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như được hướng dẫn.

4 tháng 9 2023

- Tuân thủ nội quy & hướng dẫn của giáo viên.

- Đọc kỹ các thông tin trên nhãn rồi mới sử dụng.

10 tháng 9 2023

Khi sử dụng thiết bị đo (ampe kế, vôn kế, joulement,...) cần chú ý:

- Trước khi muốn sử dụng thiết bị đo thì phải ước lượng để chọn vôn kế , ampe kế có GHĐ, ĐCNN phù hợp.

- Sử dụng ampe kế: phải mắc nối tiếp vật cần đo CĐDĐ, cực âm của ampe kế nối với cực âm của nguồn

- Sử dụng vôn kế: phải mắc song song vật cần đo HĐT, cực âm của vôn kế nối với cực âm của nguồn

- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện HĐT giữa 2 cực của nguồn khi chưa mắc vào mạch (HĐT lớn nhất mà nguồn cung cấp cho dụng cụ điện)

- Số vôn ghi trên dụng cụ điện cho biết giá trị HĐT định mức của dụng cụ điện

Trình bày cách sử dụng an toàn điện:

- Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách.

- Lựa chọn thiết bị đóng cát điện phù hợp.

- Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện.

- Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình

- Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm ...

13 tháng 8 2023

Tham khảo :

Theo em nên làm thí nghiệm đo tổng khối lượng và tổng thể tích của 10 viên bi sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Vì tổng khối lượng và tổng thể tích của 10 viên bi sẽ lớn giúp chúng ta có thể đọc được chính xác các kết quả đó và do sử dụng các viên bi giống nhau nên ta chỉ cần chia cho 10 là ra được khối lượng riêng của một viên bi. Nếu làm tiến hành thí nghiệm với một viên bi thì khối lượng và thể tích của một viên quá nhỏ dẫn tới khó đọc được kết quả đo.

9 tháng 9 2023

Tham khảo!

Người ta thường lắp cầu chì, rơ le và cầu dao tự động ở mỗi đầu của mạch điện. Vì khi xảy ra hiện tượng đoản mạch hoặc có cường độ dòng điện tăng quá mức thì các thiết bị này sẽ tự động đóng, ngắt mạch để bảo vệ dụng cụ điện hay có dòng điện đi trong mạch như ý muốn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
9 tháng 9 2023

- Sử dụng thước làm thanh ngang của đòn bẩy, tẩy làm điểm tựa ở phía dưới thước, có thể đặt bút hoặc các vật nặng lên một đầu của thước, đầu kia dùng tay tác dụng lực để nâng vật nặng lên.

- Hình biểu diễn:

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Gợi ý báo cáo thu hoạch:

- Tên môi trường: Môi trường nước.

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước: Do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất vào môi trường nước;…

- Đề xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước: thực hiện các biện pháp xử lí nước thải phù hợp; vứt rác đúng nơi quy định; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, …

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Vai trò của máu đối với cơ thể: Máu là dịch lỏng lưu thông trong hệ tuần hoàn; gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Do đó, máu có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải; vận chuyển oxygen và carbon dioxide; bảo vệ cơ thể nhờ hoạt động của các bạch cầu và làm đông máu của tiểu cầu.

- Máu lưu thông trong cơ thể nhờ sự hoạt động của hệ tuần hoàn. Trong quá trình đó, tim có vai trò như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.