K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp: (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (13).

- Những câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ: (9), (10), (14), (15).

27 tháng 12 2016

Phieu hoc tap 1:

(1)ve thien nhien,hien tuong.

(2)dua vao nhung su viec trog thuc te,cs cua con nguoi xung quanh.

(3)giup ta biet cach van dung tu nhien,thien nhien,thien van,...de du doan ap dung vao cs

Phieu hoc tap so 2:

(1)ve lao dong,san xuat

cau 2,3 deu giong nhu phieu hoc tap 1

29 tháng 12 2016

Viết dấu đi bạn

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trong bài:

+ Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,...)

+ Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;...)

+ Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng:

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão: "gió heo may" và "chuồn chuồn bay" đều có 3 tiếng, cân đối với nhau; "thì bão" là sự việc sẽ xảy ra nếu có cả hai yếu tố gió heo may và chuồn chuồn bay.

Người sống hơn đống vàng: "người sống" và "đống vàng" là đối tượng so sánh, "hơn" là từ so sánh.

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và số 12 không loại trừ nhau.

- Em rút ra được bài học từ hai câu tục ngữ đó: cần phải học tập từ cả thầy và bạn.

2 tháng 10 2016

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

2 tháng 10 2016

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Có thể phân chia các câu tục ngữ trên vào những chủ đề:

+ Kinh nghiệm tự nhiên.

+ Cách ứng xử.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Những từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã viết về hoa anh đào: bài thơ, hứng khởi, hân hoan, kể lể, thông điệp giá trị, ý nghĩa.

- Những từ ngữ này cho thấy tác giả đánh giá các bản tin về hoa anh đào một cách thận trọng, khách quan và hy vọng những bản tin đó sẽ tiếp tục được đón nhận.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Câu tục ngữ số (15) trong bài học này có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt.

- Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

(1) Đói thì ăn ráy ăn khoai

Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng

(2) Làm trai lấy được vợ hiền

Như cầm đồng tiền mua được miếng ngon

12 tháng 3 2023

Theo em, việc khám phá và hoàn thiện bản thân có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Bởi đó là hành động không ngừng học tập, lao động, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, đồng thời góp phần làm cho xã hội trở nên hiện đại, phát triển.

Để thực hiện việc khám phá và hoàn thiện bản thân, chúng ta cần phải:

- Tự nhận thức đúng bản thân

- Có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân

- Xác định rõ những biện pháp cần thực hiện

- Xác định những thuận lợi, khó khăn quyết tâm thực hiện

26 tháng 5 2016

Môi hở răng lạnh : 
(Nghĩa đen) Hai môi không khép kín sẽ khiến gió lùa vào miệng khiến răng bị lạnh hay tê buốt. 

(Nghĩa bóng) Những người thân thuộc phải nhờ cậy và giúp đỡ lẫn nhau, nếu không sẽ tổn hại cho nhau. 
 

26 tháng 5 2016

Môi và răng là hai bộ phận của cơ thể, gắn liền với nhau, có liên quan với nhau. Hành động của người này có ảnh hưởng đến người khác. Ý nói anh em tình nghĩa ruột già, nghĩa tình đồng bào một nước nên che chở đùm bọc lấy nhau. Còn có câu: Máu chảy ruột mềm Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ...

Chuyện kể:

Một hôm, hàm răng mắng nhiếc cái môi rằng:

- Ngươi suốt ngày cứ ngậm miệng ăn tiền, nhưng hễ có miếng gì ăn được là ngươi chực sẵn thừa cơ mở miệng ra là đớp trước. Còn ta suốt ngày phải nhai đến mỏi cả hàm.

Cái môi tức giận bảo:

- Ta sinh trước, ta che chở cho mi. Mi sinh sau, chỉ có việc nhai, của ngon vật lạ mi dùng cả, còn tị nỗi gì.

Hàm răng cãi:

- Ta suốt ngày ở trong, bị ngươi che lấp cả, chỉ khi vui cười, ngươi mới mở miệng ra. Thành thử ai người ta biết được răng ta đen hay trắng.

Cái môi giận quá mới bảo:

- Mi có thích ta suốt ngày mở miệng ra cho người ta nhìn thấy mi không? Được, ta sẽ chiều theo ý mi.

Từ đấy, cái môi cứ cong lên, hở ra mà cười suốt ngày.

Mùa đông gió lạnh, cái môi càng cong lên. Nó ngày ngày buôn chuyện với mọi người.

Chỉ chờ có thế, cô gió lợi dụng lúc môi cong lên, hở hoác liền chui vào trong mồm. Hàm răng bị gió rét làm tê buốt cả chân răng. Lúc ấy, nó mới kêu:

- Chị môi ơi, ngậm miệng lại đi. Cứ thế này thì răng tôi lạnh lắm.

Người ta biết cái quy luật của đời thì cũng biết thêm cái thân phận mình, hiềm tị nhau biết đâu lại mang cái vạ vào mình. Ở đời anh em, cha mẹ, bạn bè, làng xóm, rộng ra là đồng bào phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Môi với răng gắn với nhau như anh em ruột thịt nên có câu: “Như môi với răng” là vậy.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh - NXB Thông tấn