Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép hoán dụ: "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính."
Phân tích giá trị nghệ thuật: Làm tăng giá trị diễn đạt sự thương nhớ mà con người, sự vật ở quê hương dành cho người lính. Đồng thời gợi đến tình cảm giữa làng quê bình yên và con người ra đi đánh giặc qua từ "giếng nước gốc đa", "người ra lính". Từ đó làm câu thơ thêm giá trị biểu cảm sâu sắc, giá trị hình ảnh mộc mạc giản dị nhưng thấm đậm vào lòng đọc giả.
Nghệ thuật hoán dụ "Giếng nước gốc đa”. Tác dụng
- Giếng nước và gốc đa là hình ảnh hoán dụ về quê hương cũng như người thân nơi hậu phương của người lính.
- Câu thơ tạo nên 2 chiều nỗi nhớ da diết: quê hương nhớ người lính và người lính nhớ gia đình của mình.
- Tạo mạch cảm xúc cho khổ thơ khiến câu thơ giàu hình ảnh hơn
Biện pháp tu từ trong câu thơ là biện pháp nói giảm ,nói tránh .
Đây là một cách diễn đạt nhằm tránh né , không nói thẳng ,nói trực tiếp ra sự thật , ra điều muốn nói nhằm bảo đảm tính lịch sự ,trang nhã . Khi đề cập đến những sự việc , sự vật hay hiện tượng mà khi nói trực tiếp có thể gây cảm giác khó chịu ,ddau buồn hay ghê sợ , nặng nề hoặc dễ xúc phạm đến người nghe
Trong ví dụ trên ,'' bác Dương '' thôi đã thôi rồi có nghĩa là đã mất ,tác giả Nguyễn Khuyến sử dung biện pháp tu từ nói giảm nới trành này nhằm giảm bớt sự đau thương ,xót xa ...đối với người bạn cũ
~ Chúc bn học tốt~
Tham khảo nha em:
Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.Nhờ sử dụng tài tình phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ,ta cảm nhận đc tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ trên là minh chứng sống cho điều đó...
- Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế, sâu sắc.
- Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ :
+ Đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
+ Chất trữ tình tha thiết và trong trẻo.
Tham khảo:
- Phép so sánh "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".
+ Phép so sánh là một câu văn dài, bao gồm nhiều vế, kết hợp với việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng theo mức độ tăng tiến "cắn", "nhai", "nghiến"
+ Cấu trúc hai vế, một vế là một vật trừu tượng, vô hình với một bên là những vật hữu hình, cụ thể có thể cầm, nắm và cảm nhận.
+ Phép so sánh này không chỉ diễn tả tâm trạng căm phẫn, tức giận của bé Hồng mà ẩn sau đó chính là tình yêu thương mẹ sâu sắc của bé Hồng.
- Phép so sánh "Nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc".
+ Phép so sánh mang ý nghĩa giả định, đầy mới lạ và có giá trị to lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật bé Hồng.
+ Bóng dáng, hình ảnh của người mẹ khi xuất hiện trước cặp mắt và nỗi niềm chờ mong trông đợi, mỏi mòn của đứa con cũng giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đang dần xuất hiện trước con mắt gần rạn nứt, tuyệt vọng của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khô hạn, oi ả và nóng nực.
+ Diễn tả rõ nét nỗi khao khát, chờ mong được gặp mẹ, khao khát tình mẹ đến tột cùng trong nỗi lòng của đứa trẻ mồ côi, đã suốt một thời gian dài không được gặp mẹ.
1) " rất kịch" có nghãi là giả tạo , dối trá , không đúng sự thật
2) a) cổ tục là những luật lệ hà khắc của thời xưa cũ nhằm kìm nén sự phát triển của ng phụ nữ Việt Nam.
B) so sánh, liệt kê.
C) qua biện pháp nghệ thuật so sáng và liệt kê kết hợp việc dùng các động từ mạnh như : vồ , cắn , nhai, nghiến trong câu văn : "giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là 1 vật như hòn đá hay cụ thuỷ tinh , đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn mà nhai mà nghiến ch kì náy vụn mới thôi" đã thể hiện rất rõ được sự căm ghét , hận thù của nhân vật bé Hồng . Em ghét những hủ tục xưa cũ đã khiến mẹ của em phải sinh đẻ 1 cách giấu giếm, không cho mẹ em một con đường , lối thoát khiến mẹ khổ sở , cực nhọc . Em muốn bảo vệ mẹ , che chở cho mẹ . Qua tất cả các biện pháp tu từ đã sử dụng trong câu văn , tác giả đã cho thấy được Hồng là 1 chú bé có tình yêu thương mẹ vô cùng.
a) Biện pháp tu từ: So sánh "cái lầm đó" với "ảo ảnh của một dòng nước".
Nói quá: "Khác gì ảo ảnh của... giữa sa mạc.
=> Tác dụng: Thể hiện sự mong ngóng đến gần như tuyệt vọng của đứa con khi nó khao khát tình mẹ đến cháy bỏng. Giúp cho người đọc hiểu thêm về phần nào tâm hồn, ước muốn mãnh liệt muốn được gặp mẹ của Hồng. Đồng thời khắc họa được tâm lý vừa thẹn vừa tủi cực của Hồng nếu người quay lại ấy không phải là mẹ.
b) Biện pháp tu từ giống câu văn trên là: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
- So sánh: "những cổ tục" với "hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ".
=> Tác dụng: Thể hiện rõ sự căm ghét của Hồng với các hủ tục đã đày đọa mẹ đồng thời làm nổi bật lên sự thấu hiểu, thông cảm, tình yêu thương mẹ, sẵn sàng bênh vực và bảo vệ mẹ của chú bé Hồng.