K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2018

- Bản dịch chưa sát với nguyên tác chữ Hán ở câu thơ, từ “múa giáo” không thể hiện hết được khí chất của từ “hoành sóc”

   + Từ “hoành sóc” thể hiện được ý chí lớn lao, kì vĩ, mang âm hưởng vang dội hơn từ “múa giáo”

- Trong câu thơ đầu, hình ảnh con người xuất hiện giữa không gian, thời gian bao la rộng mở

   + Chiều rộng của núi sông, chiều cao của Ngân Hà (sao Ngưu) thăm thẳm

   + Thời gian được đo bằng năm (cáp kỉ thu- mấy năm)

   + Con người được đặt trong không gian kì vĩ đó trở nên vĩ đại hơn

→ Hình ảnh con người hiên ngang, mang tầm vóc của con người vũ trụ, non sông.

20 tháng 1 2017

Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh:

- Hình ảnh lầu Hoàng Hạc (thắng cảnh, biểu tượng sự chia li)- thành Châu Dương (nơi bạn nhà thơ sắp tới, phồn hoa)- dòng Trường Giang mênh mông, hun hút

   + Lí Bạch tiễn bạn tới chốn phồn hoa vẫn không giấu nổi nỗi buồn

   + Lầu Hoàng Hạc càng gợi khoảng cách xa cách nghìn trùng giữa bản thân với bạn còn buồn hơn

- Mối quan hệ thời gian: Tháng ba- mùa hoa khói

   + Lúc đó dòng Trường Giang nhộn nhịp khói mùa xuân

   + Hoa khói tượng trưng cho sự phồn hoa của Dương Châu- nơi Mạnh Hao Nhiên sắp tới

   + Cảnh vào lúc ấy tuy gợi một chút nhộn nhịp nhưng vẫn không lấn được nỗi buồn chia ly

- Mối quan hệ giữa hai con người: cố nhân, sự gắn bó thân thiết, thấu hiểu giữa những người bạn với nhau

→ Khi giải mã được những mối quan hệ này, chúng ta cảm nhận rõ và sâu sắc tình cảm sâu sắc, tế nhị của nhà thơ

3 tháng 10 2018

Hình ảnh con đò, cây đa, bến nước mang hai tầng ý nghĩa, nghĩa thực và nghĩa tượng trưng cho những người ra đi và những người ở lại

Câu (1) là thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự chung thủy

Câu (2) trở thành lời than tiếc vì thề xa “lỗi hẹn”

b, Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực.

Giữa chúng gợi ra những liên tưởng giống nhau (mang nghĩa hàm ẩn chỉ người đi, kẻ ở)

   + Thực tế, các hình ảnh con thuyền, bến nước, cây đa, con đò là những hình ảnh gắn liền với nhau.

   + Những hình ảnh trên tượng trưng tình cảm gắn bó bền chặt của con người.

   + Mang ý nghĩa chỉ sự ổn định, giúp ta liên tưởng tới hình ảnh phụ nữ nhung nhớ, chung thủy

   + Thuyền, đò: di chuyển, không cố định được hiểu là người con trai.

→ Ý nghĩa câu (1) lời ước hẹn chung thủy, son sắt. Câu số (2) trở thành lời than tiếc vì “lỗi hẹn”

17 tháng 4 2018

Nhịp điệu của câu thơ gợi lên sự ung dung, thong thả:

Một mai/ một cuốc,/một cần câu (2/2/3)

Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3)

- Tâm trạng ung dung tự tại trong những công việc lao động hàng ngày

- Cuộc sống nghèo, thanh nhã, đạm bạc cho thấy nhà thơ có nhu cầu sống khiêm tốn, bình dị.

9 tháng 10 2018

a) - Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người - để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần

   + Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi

b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)

- Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp

- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.

- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn

c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta

   + Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc

   + Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.

24 tháng 3 2022

giải hộ mình câu văn,mình cần gấp

4 tháng 3 2023

 Mùa thu của khổ 1 và 2 là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm với tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: "sáng mát trong" và "gió", "hương cốm mới", đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.

     Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

     Mùa thu của khổ 3 là mùa thu của cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn với tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.

- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).

=> Niềm tự hào về đất nước.

     Sự thay đổi khác nhau của cảm nhận mùa thu bởi đó là do tình hình thực tế năm 1948: sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều này đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).

3 tháng 3 2023

- Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian là:

+ Không gian: Dòng sông, con đò, cây cầu 

+ Thời gian: Ngày dì Mây trở về, chập tối, đêm, sáng, chiều chiều, đêm mưa, tháng ba lại về, cuối thu, đêm sông Châu.

- Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.

+ Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu như chứng nhân quan trọng chứng kiến mọi thăng trầm, biến cố đổi thay của những người dân nơi đây.

+ Hơn hết đó còn là những sự vật âm thầm chứng kiến những thăng trầm cuộc đời nhân vật chính, dòng sông Châu là nơi chứng kiến tình yêu đẹp đẽ, trong trẻo, thơ mộng của chú San và dì Mây, bến đò là nơi dì Mây chèo đò đưa chú San đi học. Bến đò cũng là nơi đón dì Mây từ chiến trường bom đạn trở về, dòng sông là nơi chứng kiến, cảm thương trước hoàn cảnh nghiệt ngã, đau thương của dì Mây, khi chứng kiến chú San đi lấy vợ đúng ngày mình trở về.

19 tháng 4 2020

Bài làm

VỚI CON

rối từng mớ bòng bong dấu hỏi

lần mãi mà không tới cùng

có dấu hỏi giống que củi cong

duỗi ra thì gãy mất

có dấu hỏi lưỡi câu ngạnh sắt

ta lặng đi không dám chạm vào

trẻ đang khôn muốn biết hết  mọi điều

có lắm điều ta cũng chưa rõ

cứ như thế quả là điều đáng sợ

giá mà con không hề hỏi gì cả

ta rùng mình- điều đó đáng sợ hơn

câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

---> BTBĐC: Tự sự.

câu 2: những điều khiến '' ta " trong văn bản thấy đáng sợ là gì?

---> Những điều khiến " ta " trong văn bản thấy đáng sợ là những người không biết gì về thắc mắc. 

câu 3: trong bài thơ, tác giả đã giành cho con những tình cảm nào? 

-----> Tình yêu thương tha thiết của cha mẹ đối với con, không muốn cho con mình biết về những thứ đáng sợ ngoài thế gian. 

câu 4; vì sao con người sống mà không biết hỏi gì cả là điều đáng sợ? 

---> Vì con người sống thì phải hỏi, không hỏi thì không thể nàog biết rõ mọi việc. 

# Học tốt #