Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mùa xuân nho nhỏ:
Phép tu từ so sánh được nhà thơ sử dụng vô cùng đặc sắc, làm ý thơ hàm súc - “Đất nước như vì sao”. Sao là nguồn sáng kì diệu của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế là tác giả đã ca ngợi đất nước đẹp lung linh tỏa sáng như vì sao với tư thế đi lên.
*Bổ sung nghệ thuật trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" cho bạn Trần Mạnh :
Nghệ thuật ẩn dụ (2 câu cuối của bài ) chuyển đổi cảm giác được sử dụng tài tình khiến cho tiếng chim như đọng thành hình thành khối, long lanh thánh thót rơi xuống đôi bàn tay trân trọng, nâng niu của nhà thơ.
C1:
Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Hình ảnh"mặt trời" trong câu thơ "ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng" đó là hình ảnh thực:một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng mang lại ánh sáng,sự sống cho con người.Còn "mặt trời" ở câu "thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" đó là hình ảnh ẩn dụ gợi hình ảnh Bác Hồ.Bác mang lại ánh sáng độc lập tự do cơm no áo ấm cho người lao động.Thông qua hình ảnh ẩn dụ trên tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ,vừa thể hiện được sự tôn kính biết ơn của nhân dân,của nhà thơ đối với Bác.Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh thực:ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động,bồi hồi,trong lòng tiếc thương kính cẩn,trong lòng nặng chĩu nỗi nhớ thương.Nhịp thơ chậm,giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào viếng lăng Bác.Dòng người vào viếng Bác kết thành những tràng hoa ko chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp thành hàng dài và lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận mà còn là một ẩn dụ đẹp,sáng tạo của nhà thơ:cuộc đời của họ đã nở hao dưới ánh sáng của Bác:Những bông hoa tươi thắm đó đang hiến dâng lên Người những gì đẹp nhất."Dâng bảy mươi chín mùa xuân" hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng:con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc sống một cuộc đời tươi đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước ,cho con người.
C2:
Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây trẻ trung hiếu chốn này.
Câu thơ"mai về miền Nam thương trào nước mắt" như một lời giã biệt.Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng.Từ "trào" diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt,luyến tiếc,bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả.Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá,rộng lờn quá.Ước nguyện của Viến Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần nào gặp Bác.Tác giả muốn làm chim hót để âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ,muốn làm đoá hoa để toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ,muốn làm cây tre trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người.Điệp ngữ"muốn làm" kết hợp với một loạt các hình ảnh liệt kê biểu hiện trực tiếp và gián tiếp để nói lên tâm trạng lưu luyến,ước muốn,sự tự nguyện chân thành của tác giả.Hình ảnh xây tre xuất hiện khép lại abif thơ một cách khéo léo,tạo kết cấu đầu cuối tương ứng.Hình ảnh ẩn dụ"cây tre trung hiếu" trung với nước,hiếu với dân,ước nguyện được làm một cây tr cùng hàng tre quanh lăng canh giữ bảo bệ giấc ngủ bình yên cho Người.Cũng là lời hứa nguyện sống xứng đáng với lời dạy của người Viễn Phương đã nói lên niềm mong ước của mình cũng như tất cả ước nguyện của người dân Việt Nam muốn gần bên Bác và lớn lên một chút:
" Ta bên Người,Người toả sáng trong ta
Ta bỗng lớn lên ở bên Người một chút".
ước nguyện cống hiến trong khổ 4 " viếng lăng Bác"- Viễn Phương và khổ 4,5 trong "mùa xuân nho nhỏ".
tham khảo
Mai về miền nam, thương trào nước mắt
Mai về miền nam,nhớ Bác không nguôi
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác
Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.