K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2019

ð Đáp án A

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân và trả lời các câu hỏi:

a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?

b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào nữa không?

c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?

1
8 tháng 4 2017

a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)

Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới

b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận

c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn

- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận

31 tháng 8 2023

- Thông tin tác giả:

+ Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên.

+ Quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

+ Trước cách mạng:

·       Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.

·       Tham gia cách mạng Tháng Tám và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.

+ Sau cách mạng Tháng Tám: Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…

- Phong trào Thơ Mới:

Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1932 – 1935

Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ …

Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mớivới tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu TrọngLư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên

+ Giai đoạn 1936-1939

Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trênnhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừamới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này

Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm bởi. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

+ Giai đoạn 1940-1945

Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.

30 tháng 4 2023

Giúp tôi trả lời câu hỏi trên 

4 tháng 6 2017

ð Đáp án A

11 tháng 2 2018

=> Đáp án A

26 tháng 10 2021

TỔ 2

Bài tập 1 SGK/120

Đoạn văn có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh để bàn về vẻ đẹp bài thơ Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương.

Thơ hay là thơ phải có nội dung sâu sắc, phải có hình thức diễn đạt phù hợp, thơ hay là thơ khiến cho người đọc, đọc xong có ấn tượng sâu sắc. Họ cảm nhận đó  như là tâm trạng của mình. Cái thú vị, cái hay của bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thể hiện ở chỗ, cách dùng từ ngừ của Hồ Xuân Hương hết sức giàn dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng lại rất tinh tế. Đó là những từ ngữ như "trơ cái hồng nhan, đâm toạc chân mây, mảnh tình san sẻ". Với tài nghệ sứ dụng từ ngữ, Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ nhiều giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường. Nhà thơ còn dùng phép tiều đối:  lấy “cái hồng nhan" đem đối với “nước non” thật đắt và táo bạo nhưng lại rất phù hợp nên dã làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, chán chường của mình. Đặc biệt, nghệ thuật tăng tiến ờ câu cuối: Mảnh tình - san sẻ - tí - con - con, đã làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thế trữ tình trước tình duyên lận đận. Với nghệ thuật dặc sắc đó, Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ nhưng lại hết sức gần gũi. Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Với việc giài bày nỗi cô đơn, buồn tủi cúa mình, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên được tình cảnh chua chát cùa muôn vàn phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là xã hội bất công đã làm cho bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và đau khổ. Buồn tủi với tình cảnh hiện tại, nữ sĩ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu lứa đôi trọn vẹn. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của người phụ nữ trong xă hội lúc bấy giờ. Đó là một khát vọng chính dáng và đầy tính nhân văn.

Câu hỏi:

-  Xác định luận điểm cần làm sáng tỏ trong đoạn văn:

+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện tài năng độc đáo của "Bà chúa thơ Nôm" trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

+ Bài thơ "Tự tình II" thể hiện nghệ thuật xây dựng hình ảnh điêu luyện của Hồ Xuân Hương.

+ Bài thơ còn vận dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình.

+ Bài thơ có một giọng điệu và âm hưởng da diết, sắc sảo thể hiện rất thành công tâm trạng vừa đau buồn vừa phẫn uất của nhân vật trữ tình.

- Những luận cứ diễn giải cho luận điểm? Cần dùng những thao tác lập luận nào chính ( phân tích / so sánh ), vì sao?

    * Những luận cứ diễn giải cho luận điểm:

- Ngôn từ bài thơ nôm na, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng lại rất chọn lọc, tinh tế, thể hiện một cách tài tình tâm trạng đau buồn, phẫn uất của người con gái trước duyên phận muộn mằn, gắng gượng vươn lên để đón đợi hạnh phúc mà vẫn rơi vào bi kịch.

- Ngôn từ bài thơ được chắt lọc tài tình, rất giàu giá trị tạo hình và biểu cảm, kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo:

      + Toàn từ thuần Việt giàu giá trị tạo hình và biểu cảm như Văng vẳng, dồn, trơ, say lại tỉnh, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn..

     + Hệ thống từ láy được sử dụng rất "đắt": văng vẳng, nước non, con con.

     + Kết hợp từ độc đáo: cái hồng nhan, Mảnh tình - san sẻ - tí - con con, khuyết chưa tròn.

     + Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: lại lại, xuân đi(tuổi xuân), xuân lại(mùa xuân).

    * Cần dùng thao tác lập luận chính là phân tích. Vì như thế mới chỉ ra được những khía cạnh rất chi tiết trong nghệ thuật độc đáo về ngôn từ của bài thơ.

- Người viết kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn được trong sáng dễ hiểu?

- Thông thường các thao tác hỗ trợ tùy vào diễn biến của ý mà sử dụng ở phần nào cho hợp lí song người viết thường sử dụng ở phần sau của đoạn văn hoặc bài văn, hoặc xen kẽ giữa các ý để làm rõ vấn đề, giúp người đọc hiểu rõ hơn

- Không nên để thao tác bổ trợ lấn át thao tác chính, phải vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn.

 

26 tháng 10 2021
NHÓM 4 *** Sưu tầm đoạn văn có sử dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích, so sánh để bàn về vẻ đẹp của bài thơ "Thương vợ". Nếu ai đã từng được nghe những câu ca dao, dân ca thì chắc hẳn không thể nào quên hình ảnh "con cò", chính vì vậy mà tác giả Tú Xương đã đưa hình ảnh này vào trong bài thơ "thương vợ" của mình. Người vợ tảo tần chăm lo cho "năm con với một chồng" cũng chính là hình ảnh con cò lận đận với bốn bề nước non trong câu ca dao trên và không chỉ xuất hiện những yếu tố ngụ tình sâu sắc.... Cái cảm giác bâng khuâng day dứt trong từng câu thơ như lôi kéo người đọc tiếp tục hành trình khám phá hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm. Những tác phẩm thơ ca viết về người phụ nữ cũng như số phận của họ trong xã hội phong kiến không phải không có, cũng không phải ít... Song, để tạo ra một cái nhìn chan chứa và pha chút dí dỏm với giọng thơ tinh nghịch mà vẫn truyền tải được hết những tư tưởng và ý nghĩa của tác phẩm không phải là dễ. Tú Xương cũng hay thể hiện cái ngông nghênh nhẹ nhàng mà dí dỏm của mình bằng một giọng thơ mới, và cả một nét nhìn mang tư tưởng mới khác hẳn với những tư tưởng văn học cổ truyền.... Và điển hình trong những thể loại mới ấy chính là tác phẩm "Thương vợ" của Tú Xương, ít nhà thơ nào lại viết về vợ mình với cái nhìn cảm thông, yêu thương và bao dung như vậy! Có thể cảm thấy một tình cảm sâu sắc của nhà thơ, song cũng dễ dàng cảm nhận được những áp lực và cổ tục của lễ giáo phong kiến đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ấy. Một tay người phụ nữ ấy chăm lo cho năm con - một chồng. Một tay người phụ nữ ấy "Quanh năm buôn bán", "Năm nắng mời mưa".... để rồi nhà thơ Tú Xương không còn biết dùng một từ ngữ nào có thể diễn tả hơn là "thân cò" lặn lội.... có lẽ nhà thơ vì "thương vợ" mà không thể làm gì giúp được cho vợ nên chúng ta mới có tác phẩm này. Trả lời câu hỏi: Xác định luận điểm cần làm sáng tỏ trong đoạn văn? Luận điểm 1: Hình ảnh bà Tú Luận điểm 2: Nỗi lòng của ông Tú Người viết đã đưa ra những luận cứ nào để diễn giải cho luận điểm. Cần vận dụng thao tác lập luận nào là chính (phân tích hay so sánh), vì sao? Luận cứ: + Cảnh mưu sinh vất vả của bà Tú + Đức tính cao đẹp của bà Tú + Tình thương vợ của ông Tú + Cảm xúc của ông Tú + Vì rào cản phong kiến nên ông Tú đành bất lực nhìn vợ mình mưu sinh vất vả khổ cực. Cần vận dụng thao tác lập luận phân tích là chính. Vì để làm rõ luận điểm, thể hiện rõ quan điểm của tác giả, cảm nhận rõ tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho vợ của mình, đó là lòng biết ơn và cảm thấy thương cho người vợ tảo tần giàu đức hi sinh. Người viết kết hợp thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ như thế nào để đoạn văn được trong sáng dễ hiểu? Người viết đã kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lý thao tác lập luận chính với thao tác lập luận hỗ trợ. Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu một cách toàn diện, làm cho bài văn nghị luận sáng rõ về nội dung hình thức cấu trúc và mối liên hệ bên trong lẫn bên ngoài của đối tượng để cho đoạn văn được trong sáng dễ hiểu.
2 tháng 1 2020

ð Đáp án B

20 tháng 11 2021

TL : B

HT

4 tháng 7 2019

Đoạn văn trên sử dụng thao tác bình luận:

- Chủ đề bình luận: vấn đề giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta

- Mục đích lập luận: cần có một chương trình truyền thông hiệu quả để những lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.

- Lập luận triển khai chặt chẽ, có hệ thống, giàu sức thuyết phục

   + Bài viết mở đầu ấn tượng mạnh với người đọc

   + Bình luận, phân tích chính xác về thần chết của giao thông

   + Trích dẫn số liệu cụ thể làm căn cứ

   + Đề xuất của tác giả