Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
b. Biện pháp
- So sánh: "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè - Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh"
- Nhân hóa: "Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi", gọi con sông qua từ "hỡi" như gọi con người
- Điệp "sông của quê hương.... thân yêu"
Tác dụng: Khẳng định vẻ đẹp của con sông quê hương, thể hiện tình yêu, sự gắn bó với con sông quê hương, lớn hơn nữa là tình yêu đất nước.
- bpnt là so sánh(như mẹ cha, như vợ chồng), nhân hóa( gọi vật như gọi người), ẩn dụ(hình ảnh cuối)-mình ko rõ có đúng ko
- mẹ, cha, vợ, chồng là những người mà ta yêu thương nhất. Trong bài, tác giả đã so sánh tình cảm của mình với tổ quốc giang sơn như máu mủ ruột thịt. Không chỉ vậy tác giả còn so sánh tình cảm mà tác giả dành cho quê hương đất nước cũng giống như máu thịt của mình-( một phần ko thể thiếu trong cơ thể con người)-. qua câu thơ thứ ba, tác giả đã sử dụng bpnt nhân hóa, gọi tổ quốc như một người thân thiết. " nếu cần ta sẽ chết" cùng câu thơ cuối đã cho thấy tình yêu thương mãnh liệt cua tác giả dành cho quê hương đất nước lớn lao ntn khi ông sẵn sàng hi sinh cả bản thân mình để bảo vệ tổ quốc.-mk viết ý thôi nha ko phải đoạn văn đâu
a,Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.
- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.
-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.
b,Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.
Với cái nhìn tinh tế, với tấm lòng yêu quê đến tha thiết và băng hình ảnh nhân hóa liên tưởng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh con sông quê thật thơ mộng găn bó gần gũi với bao lớp người đã được sinh ra và lớn lên dưới lũy tre xanh, với cây đa, bến nươc, sân đình.
Con sông quê ! Con sông quê ! người bạn thân thiết gần gũi của tôi. Khi tôi sinh ra và lớn lên sông quê tôi đã cố tự bao giờ.Có lẽ với tính tình hiền hòa và dịu dàng như một người thiếu nữ, nhịp nhàng trôi theo cùng năm tháng thời gian, cho nên nó mới có tên gọi là dòng sông Chảy.
Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu,đoong,dòng sông quê tôi giống như một nàng tiên áo xanh hiền,chăm chỉ tưới mát cho những cánh đồng lúa ngô khoai tốt tươi màu mỡ doc hai bên bờ sông. Nhất là vào những buổi hoàng hôn, khi tưng đàn cò trắng chấp chới bay dọc bờ sông tim nơi nghỉ ngơi sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi,dưới ánh nắng lấp lóa của buổi chiều tà, khuôn mặt dòng sông sáng lên như mỉm cười với vạn vật, rồi mới chịu để cho màn đêm từ từ buông xuống. Trong đêm khuya tĩnh mịch sông mơ màng lắng nghe những âm thanh đều đều của tiếng cuốc kêu gọi bạn, thỉnh thoảng lại rội lên tiếng hoc vang vọng của người thuyền chài khua mái chèo thả lưới trên sông. Để rồi chợt bừng tỉnh với âm thanh náo động của những người đi chợ đang chờ chuyến đò ngang sang bờ bên kia lúc bình minh.Lại một ngày mới bắt đầu với những hoạt động huyên náo của bọn trẻ chăn trâu dọc hai triền đ, tiếng gõ leng keng của người dân chài đánh cá và âm thanh ầm ì của những chiếc thuyền chở cát đang xuôi dòng .Tất cả những hình ảnh và hoạt động đó góp phần làm cho dòng sông quê tôi thật thơ mộng và thanh bình cùng với kí ức thời gian.
a,
Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.
- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.
-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.
b,Ký ức ùa về mãnh liệt trong một không gian lấp lánh ánh sáng và mở ra bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào thương mến. Bài thơ đánh động tâm tư của bao người con miền Nam, khi nhớ về những dòng sông miền Trung hầu như quanh năm xanh biếc. Màu xanh biếc còn là nỗi nhớ ánh xạ trong tâm hồn nhà thơ. Và cũng thật tự nhiên khi những hồi tưởng của tác giả lại có sức lay động thật mãnh liệt đến độc giả. Khi không gian kỷ niệm hiện lên trong ngần, tỏa nắng và mát rượi, đó cũng là lúc quê hương hiện hữu gần gũi, quyện hòa với hồn người.
Với cái nhìn tinh tế, với tấm lòng yêu quê đến tha thiết và băng hình ảnh nhân hóa liên tưởng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh con sông quê thật thơ mộng găn bó gần gũi với bao lớp người đã được sinh ra và lớn lên dưới lũy tre xanh, với cây đa, bến nươc, sân đình.
Con sông quê ! Con sông quê ! người bạn thân thiết gần gũi của tôi. Khi tôi sinh ra và lớn lên sông quê tôi đã cố tự bao giờ.Có lẽ với tính tình hiền hòa và dịu dàng như một người thiếu nữ, nhịp nhàng trôi theo cùng năm tháng thời gian, cho nên nó mới có tên gọi là dòng sông Chảy.
Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu,đoong,dòng sông quê tôi giống như một nàng tiên áo xanh hiền,chăm chỉ tưới mát cho những cánh đồng lúa ngô khoai tốt tươi màu mỡ doc hai bên bờ sông. Nhất là vào những buổi hoàng hôn, khi tưng đàn cò trắng chấp chới bay dọc bờ sông tim nơi nghỉ ngơi sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi,dưới ánh nắng lấp lóa của buổi chiều tà, khuôn mặt dòng sông sáng lên như mỉm cười với vạn vật, rồi mới chịu để cho màn đêm từ từ buông xuống. Trong đêm khuya tĩnh mịch sông mơ màng lắng nghe những âm thanh đều đều của tiếng cuốc kêu gọi bạn, thỉnh thoảng lại rội lên tiếng hoc vang vọng của người thuyền chài khua mái chèo thả lưới trên sông. Để rồi chợt bừng tỉnh với âm thanh náo động của những người đi chợ đang chờ chuyến đò ngang sang bờ bên kia lúc bình minh.Lại một ngày mới bắt đầu với những hoạt động huyên náo của bọn trẻ chăn trâu dọc hai triền đ, tiếng gõ leng keng của người dân chài đánh cá và âm thanh ầm ì của những chiếc thuyền chở cát đang xuôi dòng .Tất cả những hình ảnh và hoạt động đó góp phần làm cho dòng sông quê tôi thật thơ mộng và thanh bình cùng với kí ức thời gian.
1. PTBĐ của đoạn thơ trên là: Biểu cảm
2. Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ là: Điệp từ : Ôi Tổ quốc!
So sánh: Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
3. Suy nghĩ của em:
Từ lâu Tổ quốc luôn là đề tài là tên gọi thiêng liêng trong cảm xúc thường trực của các thi nhân. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt - Như mẹ cha ta như vợ như chồng - Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết - Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông”. Hình ảnh Tổ quốc thật thân thiết gắn bó máu thịt với từng con người cụ thể. Nhà thơ Tố Hữu trong mạch cảm hứng dào dạt đã thốt lên: “Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ - Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”. Trong những ngày khi chủ quyền biển đảo nóng lên, bài thơ “Tổ quốc gọi tên” của Nguyễn Phan Quế Mai đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, nhất là khi được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chắp cánh bay lên qua ca khúc “Tổ quốc gọi tên mình”.
Đọc bài thơ ta không những được nghe đối thoại, độc thoại mà cao hơn nữa đó là sự kết nối. Một sự kết nối giao cảm cộng đồng, kết nối đoàn kết cộng đồng để kết nối bằng hành động cộng đồng: “Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng - Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố”. Ở đây ta chú ý nhà thơ đã dùng hình ảnh tương phản giữa giấc ngủ trẻ thơ và bão tố tạo ra độ chênh đẩy tần số cảm xúc lên cao trào. Và trẻ em cũng chính là hiện thân của tương lai. Bảo vệ trẻ em chính là bảo vệ tương lai cho Tổ quốc. “Tổ quốc gọi tên” được khép lại bằng sự hướng tâm về mình. Câu thơ ngắn lại nhưng nhịp độ ngân vọng lại càng da diết, thao thức: “Tôi bỗng nghe - Tổ quốc - Gọi tên mình!”. Vâng, Tổ quốc gọi tên mình và chính chúng ta đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc trong những ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước...
điệp từ có
Điệp từ "có" kết hợp cùng biện pháp liệt kê "đồng lúa biếc, miền dừa xanh, hoa thơm, trá lành, dòng sông sợi bóng vành trăng yêu"