Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, phép nhân hóa dược sử dụng rất rộng rãi. Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cô gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa... Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo gióng đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, hơi, nhảy múa, bế con... Phép nhân hóa được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng độc đáo. Phép nhân hóa được sử dụng nhiều hơn nhưng không có sự trùng lặp.
BPNT:
- Nhân hóa: chị Tre chải tóc, nàng Mây .. ghé vào soi sương, bác Nồi hát, bà Chổi loẹt quoẹt lom khom.
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh thiên nhiên ngoài trời và sự vật trong nhà trở nên sinh động, có hồn, có hành động như con người gần gũi với đọc giả. Qua đó câu thơ giàu sức gợi hình gợi cảm nhờ sự miêu tả nghệ thuật bằng cách thổi hồn vào sự vật của tác giả, gây ấn tượng mạnh và hấp dẫn người đọc hơn.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ trong đoạn thơ sau:
" Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Tác dụng nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
Hoán dụ: bàn tay để chỉ sức lao động của con người. Đây là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Biện pháp hoán dụ để nhấn mạnh vai trò của sức lao động, sức lao động của con người có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của con người.
- Biện pháp tu từ là so sánh
- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện biện pháp tu từ so sánh là:
Ông và bà hiền lành, tốt bụng được ví như những hạt gạo lành và dòng suối trong hiền hoà
- Tác dụng là: Giúp câu văn, câu thơ trở nên sinh động, phong phú, giúp người đọc dễ hiểu, dễ hình dung những gì mà tác giả thể hiện
a. Rừng cọ ơi rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thương vẫy gọi
Mặt trời xanh của tôi!
BPTT: hoán dụ
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh rừng cọ trong suy nghĩ của tác giả qua đó bày tỏ cảm xúc chân thật của người với rừng cọ, đồng thời gợi sự quan trọng của rừng cọ và làm câu thơ hay hơn.
b. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
BPTT nhân hóa
Tác dụng: thể hiện rõ hơn tình bạn của trâu với người, trâu như một người bạn nhà nông không chỉ có giá trị kinh tế mà còn về tinh thần. Đồng thời, hình ảnh "chú trâu" trở nên sinh động gần gũi hơn với người đọc.
c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
BPTT điệp ngữ và hoán dụ.
Tác dụng:
+ phép điệp ngữ giúp thêm tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có vần nhịp giữa 2 câu thơ bằng hình ảnh "mặt trời" ở đầu câu.
+ phép hoán dụ gợi sự yêu thương của tình mẫu tử, ý chỉ hình ảnh "em" là nguồn sống, là niềm tin, niềm tự hào của mẹ để mẹ cố gắng làm việc.
d. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
BPTT so sánh
Tác dụng: tăng giá trị biểu đạt cảm xúc của tác giả về vẻ đẹp của đất nước Việt Nam đồng thời qua đó làm câu thơ hay hơn, hình ảnh của quê hương trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn.
e. Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước
BPTT nhân hóa
Tác dụng: làm cho hình ảnh ngọn đèn sinh động hơn, gợi sự gần gũi với cách mạng qua sự dũng cảm chịu được cực khổ trong giá mưa. Qua đó thể hiện nên tinh thần yêu nước của tác giả, của người Việt ta đến cả ngọn đèn cũng thế.
Nhân hóa thể hiện qua việc gọi các vật dụng bằng những từ gọi con người: cái, anh, chị, bạn, cô khiến cho đồ vật gần gũi, như có tâm tình con người.
Khổ thơ này dùng biện pháp NHÂN HÓA
Tác dụng :việc dùng biện pháp nhân hóa cho khổ thơ trên giúp cho thế giới loài vật,cây cối,đồ vật,...trở nên gần gũi với con người hơn,biểu thị được suy nghĩ,tình cảm của con người.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! :) :)