Chỉ ra 1 hình ảnh so sánh trong đoạn thơ và nêu tác dụng...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Viết về người lính lái xe Trường Sơn trong một bài thơ có đoạn: “Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? (1 điểm) Câu 2. Những từ ngữ nào vốn chỉ dùng trong lời nói...
Đọc tiếp

Viết về người lính lái xe Trường Sơn trong một bài thơ có đoạn: “Không có kính, ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi”. Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy? (1 điểm) Câu 2. Những từ ngữ nào vốn chỉ dùng trong lời nói thường ngày đã được tác giả đưa vào trong đoạn thơ trên? Vì sao tác giả sử dụng những từ ngữ đó trong bài thơ của mình? (1 điểm) Câu 3. Hình ảnh “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” của các anh lính lái xe trong bài thơ trên có điểm gì khác với hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của các anh lính trong bài thơ “Đồng chí”?

help pls

1
26 tháng 1 2022

Tham Khảo

Câu 1 

1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

- Phạm Tiến Duật (1941 - 2007) quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

- Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.

- Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.

- Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh các người lính và cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

2. Hoàn cảnh sáng tác
- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969.

- Bài thơ nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969, được đưa vào tập “Vầng trăng và quầng lửa” (1970).

Câu 2 :Những từ ngữ : "ướt áo"  , "ngoài trời " , "trăm cây số" 

Nhiệt tình cách mạng của người lính không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng những cung đường “lái trăm cây số nữa”. Tác giả sử dụng từ chỉ số lượng “ trăm cây số” để chỉ còn đường ấy dù có xa dù có cách trở thì họ vẫn băng băng về trước đầy hiên ngang. Cung đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu.

Câu 3:

Giống: đều là sự biểu hiện của tình cảm lớn lao, ấm áp, tiêu biểu cho tình đoàn kết giữa những người lính trong chiến tranh gian khó.

Khác
Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, cái bắt tay ấy là bắt tay của niềm vui, của sự vui mừng, hớn hở trong người lính khi họ vượt bao khó khăn về đây để cùng vui, cùng cười. Lạc quan và niềm tin thắp lên sức mạn trong tim người lính. 

Trong Đồng chí, cái bắt tay ấy không mang theo niềm vui mà là cái bắt tay cảu sự đồng cảm sâu sắc, thấu hiểu giữa người với người an ủi nhau hãy mạnh mẽ trên đường đời. 

Phần I (6,5 điểm)  Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết: “Không có kính, ừ thì ướt áoMưa tuôn mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay, lái trăm cây số nữaMưa tạnh, gió lùa khô mau thôi”( Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD Việt Nam, 1999)Câu 1. Bài thơ đã xây dựng một hình tượng thơ rất độc đáo-những chiếc xe không kính. Hãy nếu ý nghĩa của hình...
Đọc tiếp

Phần I (6,5 điểm)  Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã viết:

“Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa tạnh, gió lùa khô mau thôi”

( Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD Việt Nam, 1999)

Câu 1. Bài thơ đã xây dựng một hình tượng thơ rất độc đáo-những chiếc xe không kính. Hãy nếu ý nghĩa của hình tượng thơ đó.

Câu 2. Cũng trong bài thơ, ở khổ thơ thứ ba tác giả viết:

  “Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun toc trắng như người già”

Em hãy chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên.

Câu 3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp phân tích niềm tin, nghị lực, tâm hồn trẻ trung yêu đời của những người lính lái xe trong khổ thơ thứ tư được trích trên. Trong đoạn văn em có sử dụng một câu cảm thán và một phép liên kết( Ghạch chân và chú thích rõ).

0
6 tháng 4 2020
Qua hai đoạn thơ trên em đã chứng tỏ người lính vất vả và chịu nhiều gian nan ốm đau bệnh tật chắp vá từng miếng vải của quần áo nhưng vẫn lạc quan giúp đỡ nhau kết nối với nhau để chống giặc điều đó đã lmf hình tượng ngời lính trở nên cao thượng hơn bao giờ hết
a;Phân tích bài thơ sau Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồi,Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa, như ùa vào buồng láiKhông có kính, ừ thì có bụi,Bụi phun tóc trắng như người giàChưa cần rửa, phì phèo châm điếu...
Đọc tiếp

a;Phân tích bài thơ sau

 

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

b:Chỉ rõ giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung có trong bài thơ trên

c; Phân tích câu thơ cuối của bài thơ

d:Đừng chép sách hay chép mạng

3
27 tháng 10 2017

a) Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Với phong cách trẻ sôi nổi, hồn nhiên mà sâu sắc, những bài thơ viết về hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam qua hình tượng những cô gái thanh niên xung phong và những anh bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến đã để lại trong người đọc ấn tượng sâu đậm. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài thơ như thế.

Những chiếc xe không có kính - hình ảnh thơ độc đáo đã khiến cho nhan đề bài thơ trở nên hết sức đặc biệt - tưởng chừng như tác giả sắp viết một câu truyện dài vậy. Hình ảnh ấy đã làm nổi bật lên hình tượng những người lính trẻ, những người lái xe ở thời kì đó: trẻ trung, sôi nổi và có gì đó ngang tàng, hóm hỉnh. Không biết nhà thơ đã bao giờ ngồi trong buồng lái hay trực tiếp cầm vô lăng chưa mà giọng thơ lại sôi động, tự nhiên và đầy hứng khởi đến vậy?

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Từ ngôn từ, phong cách, nội dung đến nhịp điệu thơ đều rất tự nhiên, mộc mạc, có sức gợi tả, gợi cầm. Câu thơ làm hiện lên trước mắt người đọc một hình ảnh lạ lùng: những chiếc xe không kính. Mặt khác, lời giải thích của tác giả về những chiếc xe đặc biệt ấy cũng rất đỗi chân thực đến gần như là lột trần ra một chiếc xe đã bị phá huỷ bởi bom giật, bom rung - những động từ mạnh làm nổi bật hình ảnh và ý thơ. Hai câu thơ thật tự nhiên, không có hình ảnh hoa mĩ, tráng lệ, không có hình ảnh tượng trưng, giọng thơ có chút gì đó ngang tàng tạo nên điểm khởi dầu đầy ấn tượng cho bài thơ. Rồi ở khổ cuối cùng của bài thơ, Phạm Tiến Duật lại một lần nữa tái hiện lại hình ảnh chiếc xe:

Không có kính rồi xe không có đèn

 Không có mui xe, thùng xe có xước,

Những chiếc xe ấy bị biến dạng, bị phá huỷ gần như là toàn bộ. Bom đạn, chiến tranh mới khốc liệt làm sao: sắt thép còn như thế nữa thì huống chi con người. Vậy mà, những chiếc xe ấy, dưới con mắt của Phạm Tiến Duật, vẫn hiện lên một cách rất độc đáo, rất có hồn, rất ngang tàng. Và vô hình trung, chúng đã trở thành biểu tượng đặc trưng của cuộc kháng chiến chông Mĩ. Và có lẽ vì thế, mà chúng dã làm nổi bật lên hình ảnh những người lính lái xe – thế hệ trẻ Việt Nam hiện lên trong cuộc kháng chiến trường kì. Thơ như lời nói, lời kể chân tình:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhịp thơ ngắn, nhanh, điệp từ nhìn lặp lại tạo nên tiết tấu hết sức sinh động cho câu thơ. Rồi sau đó, lại là lời kể về những sự vật được nhìn thấy trên đường:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

          Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

    Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

 Như sa như ùa vào buồng lái.

Những người lính lái xe vẫn ung dung, vẫn nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Lời thơ mà nhịp nhàng, sôi nổi như lời ca, tiếng hát, khiến không khí bài thơ thật vui tươi, sôi động.

Khi chiếc xe đã bị phá huỷ, nát tan đến như vậy thì biêt bao khó khăn đã nảy sinh cũng chỉ vì xe không có kính:

Không có kính, ừ thì có bụi,

      Bụi phun tóc trắng như người già

Không có kính, ừ thì ướt áo

        Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Thế nhưng, không có kính thì tác giả lại có bụi rồi có mưa tuôn, mưa xối. Cấu trúc thơ lặp đi lặp lại - ừ thì - đã làm toát lên thái độ bất chấp, không hề run sợ, coi thường mọi khó khăn. Những câu thơ như vang lên tiếng cười vui vẻ, cười để lạc quan yêu đời, để phớt lờ mọi khó khăn, để động viên mình và động viên đồng đội. Và niềm lạc quan ấy còn được thể hiện bằng hành động:

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Và:

   Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

 Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Giọng thơ âm vang rộn rã, tràn đầy sức sống sôi nổi của tuổi mười tám, đôi mươi. Những người lính trẻ ấy thật kiên cường và trẻ trung, hóm hỉnh. Không chỉ vậy, họ còn là những người đồng chí gắn bó keo sơn, khăng khít. Sự tụ họp lại của những chiếc xe đồng cảnh ngộ đã gắn kết những người lính lại với nhau và qua của kính vỡ họ làm quen với nhau:

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Chao ôi! Kì lạ làm sao! Những con người ấy vốn dĩ không hề quen biết vậy mà giờ đây, trong gian khổ, họ thân thiết gắn bó, họ chào nhau như những người bạn đã quen. Và rồi kỉ niệm như ùa về trong tâm trí nhà thơ. Có lẽ vì ông cũng là một người lính nên ông thấu hiểu, đồng cảm tình đồng đội, đồng chí:

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Gia đình - hai tiếng thân thương gợi hình ảnh những con người cùng huyết thống. Họ, những người lính Trường Sơn ấy, cũng mang trong mình dòng máu nóng - dòng máu sôi sục khát vọng giải phóng miền Nam, giải phóng đất nước:

     Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Tuy chiếc xe có bị phá huỷ, nát tan đến mức nào, dù gian khổ khó khăn bao nhiêu, nhưng chỉ cấn trong xe có một trái tim. Đúng vậy! Chính tình yêu Tổ quốc đã cầm lái, đã là động lực thúc đẩy, giúp những người lính có thêm sức mạnh trước mỗi khó khăn. Lời thơ nhẹ nhàng như một lời khẳng định chắc nịch, ngắn gọn. Câu thơ kết của bài thơ có lẽ là câu thơ hay nhất đã kết lại sức mạnh của con người chính là ở tình yêu, tình yêu Tổ quốc, tình thương đồng bào và tình yêu hoá thành ý chí - kiên cường và vững bền. Nhưng đồng thời, nó cũng mở ra, gợi ra cánh cửa ánh sáng: miền Nam, nơi mà người dân đang trông ngóng cách mạng trong từng khoảnh khắc.

Phạm Tiến Duật với lời thơ, chất thơ trẻ trung, ngang tàng, nghịch ngợm, có phần tếu táo đã làm cho bài thơ trở nên thật đặc biệt, rất có hồn. Ngôn từ giản dị, thơ mà có nhạc, trong nhạc có thơ, hình ảnh sáng tạo mà vẫn đầy chân thực... Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên dấu ấn đặc trưng cho tác phẩm - in sâu trong tâm trí người đọc một thế hệ trẻ anh hùng. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt.



 

5 tháng 11 2017

Giải như sau.

(1)+(2)⇔x2−2x+1+√x2−2x+5=y2+√y2+4⇔(x2−2x+5)+√x2−2x+5=y2+4+√y2+4⇔√y2+4=√x2−2x+5⇒x=3y(1)+(2)⇔x2−2x+1+x2−2x+5=y2+y2+4⇔(x2−2x+5)+x2−2x+5=y2+4+y2+4⇔y2+4=x2−2x+5⇒x=3y

⇔√y2+4=√x2−2x+5⇔y2+4=x2−2x+5, chỗ này do hàm số f(x)=t2+tf(x)=t2+t đồng biến ∀t≥0∀t≥0
Công việc còn lại là của bạn ! 

Cho đoạn thơ : Không có kính, ừ thì có bụiBụi phun tóc trắng như người giàChưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốcNhìn nhau mặt lấm cười ha ha.Không có kính, ừ thì ướt áoMưa tuôn mưa xối như ngoài trờiChưa cần thay, lái trăm cây số nữaMưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.1. Những chiếc xe không kính trên gây ra những khó khăn gì cho người lính lái xe trên tuyến đường chống giặc ?2. Tìm các...
Đọc tiếp

Cho đoạn thơ : 

Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.

1. Những chiếc xe không kính trên gây ra những khó khăn gì cho người lính lái xe trên tuyến đường chống giặc ?

2. Tìm các câu khẩu ngữ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng (chi tiết)

3. Hãy cho biết từ "chưa cần " ở đây mang lại hiệu quả gì ?

4. Nói : Chính tinh thần trẻ trung , hóm hỉnh của những người lính khiến mọi khó khăn trở nên nhẹ nhàng hơn . Em có đồng ý với ý kiến này không và giải thích vì sao ?

Giúp mình với mọi người 

0
22 tháng 2 2022

Phép lặp các từ:ba, giống, già.

Phép thế : vậy (thay cho mặt ba con không có cái theo trên mặt như vậy).

 

22 tháng 2 2022

(1) Phép lăp: ba con - ba con, giống - giống, già - già.

Phép thế: Mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy - vậy.

(2) Phép nối:  Thế là.

                                        Tiểu đội xe không kính     Không có kính không phải vì xe không có kínhBom giật, bom rung kính vỡ đi rồiUng dung buồng lái ta ngồi,Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắngNhìn thấy con đường chạy thẳng vào timThấy sao trời và đột ngột cánh chimNhư sa, như ùa vào buồng láiKhông có kính, ừ thì có bụi,Bụi phun tóc trắng...
Đọc tiếp

                                        Tiểu đội xe không kính

     

Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Dựa vào đây hãy viết một bài cảm nhận .
0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Trở về với mẹ ta thôiGiữa bao la một khoảng trời đắng cayMẹ không còn nữa để gầyGió không còn nữa để say tóc buồnNgười không còn dại để khônNhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm.Tôi còn nhớ hay đã quênÁo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờNhuộm tôi hồng những câu thơTháng năm tạc giữa vết nhơ của trời.     (Trở về...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Trở về với mẹ ta thôi

Giữa bao la một khoảng trời đắng cay

Mẹ không còn nữa để gầy

Gió không còn nữa để say tóc buồn

Người không còn dại để khôn

Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm.

Tôi còn nhớ hay đã quên

Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ

Nhuộm tôi hồng những câu thơ

Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời.

     (Trở về với mẹ ta thôi- Đồng Đức Bốn)

Câu 1 (1 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (1 điểm): Trong đoạn trích trên, người con trở về với mẹ trong hoàn cảnh nào?

Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong 2 câu thơ đầu của đoạn trích trên.

Câu 4 (1 điểm): Nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên bằng một đoạn văn (2 đến 3 câu).

1
16 tháng 8 2021

1, Biểu cảm

2 Theo em, người con trở về với mẹ trong câu thơ "Giữa bao la một khoảng trời đắng cay" trong hoàn cảnh khi người con đã trưởng thành và gặp phải những đắng cay, vất vả trong cuộc đời và nay muốn trở về bên vòng tay ấm áp của người mẹ.

3. Biện pháp tu từ điệp ngữ "không còn nữa". Tác dụng: nhấn mạnh sự đau thương và mất mát của người con trước sự ra đi của mẹ. 

4.    ....