Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tại sao em lại nghĩ nhỏ hơn 0 thì không nhỏ hơn -0.5 được?
\(-3< 0\) nhưng \(-3< -0.5\) vẫn đúng đó thôi, 2 điều này đâu liên quan đâu nhỉ?
Khi nhân chéo 1 BPT thì: nếu mẫu số luôn dương BPT sẽ giữ nguyên chiều, nếu mẫu số luôn âm BPT sẽ đảo chiều.
Với a;b;c;d dương:
Khi em để dạng \(-\dfrac{a}{b}< -\dfrac{c}{d}\) và nhân chéo: \(-ad< -bc\) (nghĩa là nhân b, d lên, 2 đại lượng này dương nên BPT giữ nguyên chiều, đúng)
Còn "kiểu khác" kia của em \(b.\left(-c\right)< \left(-a\right).d\) nó từ bước nào ra được nhỉ?
thì vì cái P đó nó nhỏ hơn -0,5 nên bạn chuyển vế qua thành P+0,5<0 vẫn là 1 cách làm đúng (mình còn hay dùng cách này nữa mà)
còn khúc bạn lập luận vì nhỏ hơn 0 nên vẫn chưa chắc nhỏ hơn -0,5 có lẽ là bạn quên cái khúc mà nhỏ hơn 0 là bạn đã + 0,5 vào rồi nên nó ko phải là P nữa
và bài toán này có nhiều cách giải,bạn có thể làm như cách 1 và 2 cũng được,theo mình thì cách 2 mình ít khi làm vì phải cẩn thận ngồi xem dấu,cả 2 vế cùng dấu mới làm vậy được nên cũng hơi khó khăn,đó là theo mình thôi,còn bạn làm cách nào cũng được
Khi đặt tụ 19 lá dưới tụ còn lại thì lá bài của đối phương sẽ là lá bài thứ 34 (tụ ở trên có 33 lá)
nếu theo khả năng 2 : đếm đến 1 mà số đếm vẫn khác....... thì số bài đã lấy ra sẽ đúng 33 lá
Khi đó lá bài tiếp theo (úp) sẽ là lá bài của đối phương : lá thứ 34.
p/s: làm thử 1 trường hợp vì không chắc .-.
Đề ví dụTimf x không âm biết căn (x-1)=...... Đề bải x không âm thì chỉ cần x>=0 thôi chứ ạ. Chỉ rõ chio mình hiểu nhá
Vì khi lấy ĐKXĐ thì lấy cả biểu thức trong căn mới đúng
Thì ĐKXĐ là phải lấy tất cả các biểu thức trong căn phải không âm
Bạn nhớ rằng $\sqrt{a}$ xác định khi mà $a\geq 0$, hay $a$ không âm.
Cho $a=x-1$ thì để $\sqrt{x-1}$ xác định thì $x-1\geq 0$
$\Leftrightarrow x\geq 1$
Cách khác nè Phương: (đây là phương pháp chỉ ra một giá trị rồi chứng minh các giá trị còn lại không thỏa mãn)
a/ Giải
+) Với n = 0 thì \(n^2+2n+12=12\) không là số chính phương.
+) Với n = 1 thì \(n^2+2n+12=15\) không là số chính phương.
+) Với n = 2 thì \(n^2+2n+12=20\) không là số chính phương.
+) Với n = 3 thì \(n^2+2n+12=27\) không là số chính phương.
+) Với n = 4 thì \(n^2+2n+12=36=6^2\) là số chính phương.
+) Với n > 4 thì \(n^2+2n+12\) không là số chính phương vì:
\(\left(n+1\right)^2< n^2+\left(2n+12\right)< \left(n+2\right)^2\)
Thật vậy: \(\left(n+1\right)^2< n^2+2n+12\)
\(\Leftrightarrow n^2+2n+12-n^2-2n-1>0\)
\(\Leftrightarrow11>0\) (luôn đúng)
Do vậy \(\left(n+1\right)^2< n^2+2n+12\) (1)
C/m: \(n^2+\left(2n+12\right)< \left(n+2\right)^2\)
\(\Leftrightarrow n^2+4n+4-n^2-2n-12>0\)
\(\Leftrightarrow2n-8>0\) (luôn đúng do n > 4) (2)
Từ (1) và (2) suy ra với n > 4 thì \(\left(n+1\right)^2< n^2+\left(2n+12\right)< \left(n+2\right)^2\) hay \(n^2+2n+12\) không là số chính phương.
Vậy 1 giá trị n = 4
b/ +)Với n = 0 thì \(n\left(n+3\right)=0\) là số chính phương
+) Với n = 1 thì \(n\left(n+3\right)=4\) là số chính phương
+) Với n > 1 thì \(n\left(n+3\right)\) không là số chính phương vì:
\(\left(n+1\right)^2< n\left(n+3\right)< \left(n+2\right)^2\)
Thật vậy: \(\left(n+1\right)^2< n\left(n+3\right)\Leftrightarrow n^2+3n-n^2-2n-1>0\)
\(\Leftrightarrow n-1>0\) (đúng với mọi n > 1) (1)
Ta sẽ c/m: \(n\left(n+3\right)< \left(n+2\right)^2\)
\(\Leftrightarrow n^2+4n+4-n^2-3n>0\)
\(\Leftrightarrow n+4>0\) (luôn đúng với mọi n > 0) (2)
Từ (1) và (2) suy ra với mọi n > 1 thì \(n\left(n+3\right)\) không là số chính phương.
Vậy n = 0;n = 1
Bài 1:
** Nếu chị nhớ không nhầm thì dạng bài như thế này đến lớp 11 em mới được học mà??? Tuy nhiên, nếu em quan tâm thì chị có thể giải đáp sơ qua như sau:
Việc chọn thứ tự các số để xét nó là linh hoạt và không cố định. Tùy thuộc vào tính chất bài toán mà ta có cách chọn riêng.
Thông thường, việc chọn sẽ bắt nguồn từ những chữ số có tính chất đặc biệt (liên quan đến bài nhất), sau đó mới xét đến những cái sau. Cái nào càng bớt quan trọng thì càng xét sau.
Đi vào bài toán 1 chả hạn, vì sao phải xét d trước? Vì đề nó cho yêu cầu số lẻ, nên ta phải quan tâm đến cái đặc biệt là số cuối
Tiếp theo vì sao nên xét a? Vì a có tính chất đặc biệt thứ hai, a chỉ có thể nhận các giá trị khác 0
Cuối cùng mới đến những số b,c (không có gì đặc biệt)
-------------------------
Bài nam, nữ: Đề bài hỏi có bao nhiêu cách chọn 1 bạn nữ, 1 bạn nam thì em hiểu đơn giản là: có 18 bạn nữ nên có 18 cách chọn bạn nữ (đương nhiên). Nam cũng vậy.
"Cứ 1 bạn nữ lại có 1 cách chọn bạn nam"??? Cứ 1 bạn nữ ta lại có 15 cách chọn bạn nam chứ?
Giả sử em chọn ra bạn nữ U1 chả hạn, thì để ghép với U1 em có thể có 15 cách chọn bạn nam là A1, A2,...,A15
Bài 2:
Ý em hiểu đúng rồi. 5 bạn chơi cả cầu lông và bóng đá này nằm cả trong nhóm chơi cầu lông và bóng đá.
Ví dụ:
A là nhóm chơi cầu lông
B là nhóm chơi bóng đá
Nhóm A có thể bao gồm người chỉ chơi cầu lông và chơi cả 2 loại cầu lông, bóng đá. Nhóm B cũng vậy.
Khi nói em nằm trong trong top 5 bạn chơi cả cầu lông và bóng đá, thì bản thân em chơi cả trong nhóm 10 bạn cầu lông lẫn 15 bạn bóng đá.
Nói tóm gọn lại, 5 bạn này đồng thời cùng thuộc cả 2 nhóm cầu lông, bóng đá.