Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em yêu hoa cúc vì hoa có nhiều cách đan xen khéo léo vào nhau trông vô cùng thích mắt. Hương hoa cúc thoang thoảng và dịu nhẹ. Nó làm cho người ta cảm thấy khoan khoái và đôi khi hình như còn giảm bớt lo âu. Mùa nào cũng vậy, bao giờ bà em cũng chọn khá nhiều những bông hoa cúc mãn khai để làm trà hoa cúc. Em không biết bà đã chế biến thế nào, thế nhưng nhấm một chút nước trà em thấy nó rất thơm, một mùi thơm rất đặc trưng và rất lạ.Gạt đi tất cả những ý nghĩa rối rắm kia, em cứ thế lớn lên và yêu những bông hoa cúc một cách chân thành. Hoa cúc không kiêu sa. Nó đẹp giản dị và sâu lắng. Phải chăng vì thế mà nó cứ gắn bó tự nhiên với những năm tháng tuổi thơ êm đềm và hạnh phúc của em.
Cây bàng là loài cây tôi yêu thích nhất ! Bởi nó mang một vẻ đẹp giản dị mà kiên cường,vững chãi . Cây bàng cao sừng sững đứng im như một chú lính gác mạnh mẽ, hơi thở sống mãnh liệt như một thiếu niên mới lớn thứ thiệt .Thân cây sần sùi do vết khắc thời gian để lại như những vết nhăn thuở thiếu chống đỡ cho những cành cây khẳng khiu đang vươn cao lên trời ươm mầm những thứ tinh tuý nhất .Cái vẻ đẹp của cây bàng đang từng nét vẽ lên một cuộc sống vừa thâm trầm , sâu lắng vừa vui tươi , khỏe khoắn.Tôi thích nhất là hình ảnh cây bàng đang đón ánh nắng sương sớm , nó bừng sáng lên với những chiếc lá xanh mơn mỡn . Mẹ tôi nói cây bàng này đã sống rất lâu rồi , từ cái thời mẹ còn nhỏ đến khi có tôi ,nó chứng kiến sự trưởng thành của mẹ và đang dìu dắt cho tôi trên con đường đời ...tôi cũng mong như mẹ sống một cuộc đời an nhàn mà thảnh thơi này !
-Từ láy: sừng sững, sần sùi, khỏe khoắn, mạnh mẽ, khẳng khiu, tinh tuý, mơn mỡn, thảnh thơi
-Từ ghép: giản dị, kiên cường, vững chãi, mãnh liệt, thâm trầm, sâu lắng, vui tươi, dìu dắt, an nhàn
Nguyên Mộng Mơ mún người khác nt vs pn thì pn cần phải jb vs người ta trc chứ
cô giáo mình dạy rồi mình làm cho :
giải :
Chinh phụ ngâm khúc là khúc ngâm của ngươi vợ có chồng ra trận. Từ việc diễn tả một cách xúc động và đầy cảm thông nỗi sầu chia li của người vợ trẻ, tác phẩm đã có một giá trị tư tưởng sâu sắc, thể hiện ở cả hai nội dung: tố cáo chiến tranh và tình cảm nhân đạo.
Từ thế kỉ XVI, giai cấp phong kiến thống trị đâ liên tiếp phát động nhiều cuộc chiến tranh để tranh giành, xâu xé quyền lợi. Các cuộc chiến tranh Nam- Bắc Triều rồi lại Trịnh - Nguyễn kéo dài hàng trăm năm gây ra không ít thảm cảnh. Biết bao cảnh chia li đầy máu và nước mắt vì chiến tranh loạn lạc. Đối với những cặp vợ chồng trẻ thì sự chia li càng trở nên đau xót. Cuộc sống vợ chồng đương độ mặn nồng mà đành phải dứt áo tiễn biệt nhau, hỏi còn gì chua xót hơn? Người chồng dấn thân vào chốn binh đao khói lửa đã bi thương lắm rồi, nhưng làm sao sánh được với nỗi sầu muộn buồn đau ngóng trông vô vọng của người vợ trẻ cô đơn vò võ nơi buồng the. Dường như trái tim nhạy cảm của người phụ nữ đã phần nào dự cảm được số phận bi thảm của người chồng ngay từ phút chia li tâm trạng thương đau của người vợ, chiến trận hiện ra thật thảm khốc:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phụ trăng dõi dõi theo
Chinh phu tử sĩ bao người
Nào ai mạc mặt, nào ai liệm hồn?.
Vì thế mà ngay sau phút chia li, cả một núi sầu đã đè nặng lên người vợ trẻ:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Hình bóng người chồng cứ xa dần, xa dần rồi mất hút vào không gian thăm thẳm, mênh mông, để rồi chỉ còn lại là tâm trạng sầu thương của người vợ trẻ. Bao nhiêu tình cảm âu yếm chỉ còn là hoài niệm. Bao nhiêu ước vọng về hạnh phúc lứa đôi trở thành vô vọng. Ai làm cho lứa đôi chia lìa? Ai làm cho cuộc sống của người vợ chỉ còn là một chuỗi sầu muộn, mòn mỏi ngóng trông đến hoá đá? Chiến tranh thật là tàn nhẫn! Nhà thơ không một lời phê phán chiến tranh, chỉ để người chinh phụ bày tỏ nỗi sầu chia li chất chồng, và dường như sự phẫn uất của tác giả cũng tăng dần theo nỗi sầu ấy. Giá trị tố cáo của đoạn thơ chính là ở đó.
Không chỉ có ý nghĩa tố cáo chiến tranh, Sau phút chia li còn là một đoạn thơ có giả trị nhân đạo sâu sắc. Bản thân ý nghĩa tố cáo đã là một khía cạnh của tinh thần nhân đạo. Song giá trị nhân đạo của đoạn thơ còn sâu sắc hơn nhiều. Tinh thần nhân bản ấy chính là sự đồng cảm sâu sắc, sự chia sẻ đầy tình người với nỗi sầu chia li và khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ. Dường như nhà thơ đã hoá thân thành người chinh phụ. Nếu không, làm sao có thể cảm nhận được trùng trùng lớp lớp sầu thương đang dâng lên trong lòng nàng và nhuộm màu sắc chia li lên cảnh vật:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiều Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt, một màu
Lòng chàng ỷ thiếp ai sầu hơn ai?
Đặt tác phẩm vào hoàn cảnh ra đời là đầu thế kỉ XVIII (Cái thời mà tư tưởng phong kiến Nam quyền chi phối đời sống tinh thần cả xã hội, ít ai quan tâm tới tâm trạng và nỗi lòng của người phụ nữ) mới thấy hết giá trị nhân bản của đoạn thơ.
Với những ý nghĩa như trên, Sau phút chia li trở thành đoạn thơ được nhiều người nhớ đến và yêu mến.
Bánh trôi nước .
giải :
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ với phong cách thơ độc đáo của nền văn học cổ Việt Nam. Bà đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị. Thơ của bà là tiếng nói bênh vực người phụ nữ và đả kích chế độ nam quyền - thần quyền. Bài thơ Bánh trôi nước thể hiện rõ tiếng nói đồng cảm, tiếng lòng của nừ sĩ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm về số phận éo le, bạc bẽo của mình đồng thời chính là sự đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội nói chung. Viên bánh trôi trắng mịn, xinh xắn là hình ảnh tượng trưng cho số phận người phụ nữ. Người phụ nữ với hình thể xinh dẹp khoẻ mạnh:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Điệp từ vừa ở đây như muốn nhấn mạnh sự tự hào, kiêu hãnh của cô gái về mình: vừa trắng lại vừa tròn nhưng
Bảy nổi ba chìm với nước non
Cuộc đời của người phụ nữ không yên ả mà số phận chìm nổi lênh đênh. Câu thơ tả hình dạng chiếc bánh trôi và hình dạng ấy tròn méo thế nào là do người nặn. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng thế, được may mắn hay bất hạnh, sống sung sướng hay đau khổ là do những kẻ có quyền thế trong xã hội “thần quyền” nhào nặn. Cảnh chồng chúa vợ tôi trong xã hội phong kiến nó tồn tại hàng nghìn năm, cuộc sống của người phụ nữ xưa là như vậy. Sinh ra là một con người nhưng họ không làm chủ được cuộc đời mình. Nhà thơ Hồ Xuân Hương là nột trong những người chịu nhiều cay nghiệt như vậy, yêu Chiêu Hổ rồi bị phụ tình, làm vợ lẽ Tổng Cóc, làm lẽ Phủ Vĩnh Tường... Cuộc đời không chỉ dừng lại ở bảy nổi ba chìm mà có lẽ là hàng chục, hàng trăm điều cay đắng. Không riêng gì nữ sĩ mà chính Vũ Nương trong chuyện Người con gái Nam Xương cũng đức hạnh, nết na, hiếu thảo, thuỷ chung nhưng vẫn phải chịu kết cục trẫm mình xuống bến Hoàng Giang. Nguvễn Du đã từng chia sẻ, cảm thông với Thuý Kiều hồng nhan bạc phận. Mười lăm năm lưu lạc còn gì là thân phải chăng lời thơ sau đây cũng là lời của mọi người đàn bà trong xã hội cũ:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung
Thương người như thể thương thân, thương cho số phận của mình, thương cho những người cùng cảnh ngộ. Bằng lời thơ tự bạch nữ sĩ đã nói lên những điều bức xúc nhất về cuộc đời của những người phụ nữ. Lời thơ cũng chính là lời phản kháng, lên án xã hội bất công. Đồng thời nữ sĩ còn lên án chế độ nam quyền độc đoán làm cho cuộc đời của họ là những chuỗi ngày đau khổ.
Không những đại diện cho phụ nữ nói lên số phận của mình. Hồ Xuân Hương còn khẳng định phẩm giá của chính họ. Dù cuộc đời chao đảo ra sao nhưng:
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Sự thuỷ chung, đức hạnh, nhân phẩm, tài năng dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trọn, vẫn sáng ngời, sáng chói như những hạt ngọc long lanh. Hơn thế nhà thơ còn hoàn toàn tin vào bản thân mình, tin vào phụ nữ, bởi họ đã chứng tỏ phẩm chất đáng quý đó.
Như vậy ta thấy rằng bài thơ này không chỉ đơn thuần tả chiếc bánh trôi mà còn tượng trưng cho thân phận người phụ nữ. ẩn trong những dòng thơ đó là tiếng nói phản kháng lại cả một hệ thống chính trị xã hội, cả một ý thức hệ tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Đồng thời là tiếng nói cảm thông chia sẻ. Ta nghe trong lời thơ của bà là những “tiếng lòng chung” đầy phẫn nộ. Lời thơ khảng khái, cứng cỏi nhưng tràn đầy tính nhân đạo cao cả.
Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.
Ngoài biểu ý, sông núi nước Nam có biểu cảm ( bày tỏ cảm xúc). Sự bày tỏ cảm xúc ấy được thể hiện qua niềm tự hào về chủ quyền lãnh thổ của đất nước và niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc, ắt giành được độc lập chủ quyền một cách chọn vẹn.Những biểu cảm ấy được ẩn đằng sau những câu chữ, đọc lên ta mới hiểu được hàm ý cũng như tình cảm sâu xa chứa đựng trong đó.
Cũng như tất cả bạn bè, tôi cũng có mẹ để được yêu thương, che chở. Tôi biết mình hay ngang bướng với mẹ, nhưng sao tôi vẫn luôn yêu mẹ nhiều thế kia . Bỗng một ngày nhớ đến mẹ, nhớ lắm nụ cười nhân hậu trên môi mẹ, mặc dù mẹ vẫn đang ở rất gần tôi.
Nụ cười của mẹ rất đặc biệt.Đó là nụ cười yêu thương, động viên, là cả vũ trụ bai la mà tôi phải dành cả cuộc đời để khám phá.
Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao. Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng,thổn thức.
Mẹ tôi cười nhiều nhưng không phải lúc nào cũng cùng nụ cười ấy. Mỗi khi tôi làm sai điều gì đó, mẹ không mắng tôi mà chỉ khẽ bảo ban ân cần. Khi tôi biết lỗi, mẹ cười nhẹ, nụ cười thoáng chút tâm tư. Rồi khi tôi được điểm cao hay làm được điều gì đó có ích, mẹ cười rạng rỡ đầy tự hào, tôi thấy được niềm tin của mẹ qua nụ cười ấy. Những lúc mẹ con âu yếm nhau, tôi không sao quên được cái nụ cười tươi tắn đến lạ thường đã ngất ngây hồn tôi.
Lúc mẹ cười tôi thấy thật hạnh phúc ! Tôi luôn tự nhủ với mình rằng phải học tập thật tốt và phải thật chăm ngoan để mẹ luôn cười vui vẻ. Mai này dù có đi đâu xa tôi cũng sẽ không bao giờ quên nụ cười của mẹ, thứ đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh và niềm tin vào cuộc sống. Và có lẽ trong từng giấc mơ của tôi, mẹ luôn hiện lên với nụ cười thật rạng rỡ.
Bạn tham khảo ạ:
Đoạn thơ trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả vẻ đẹp đồng quê VN yên bình.dưới con mắt tinh tế của tác giả.Trần Đăng Khoa đã miêu tả một cách thật sinh động và tràn đầy sức sống.Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá và từ ngữ giàu hình ảnh và điêu luyện."Chị lúa phất phơ bím tóc,cậu tre thì học bài,đàn cò khiên nắng và cô gió chăn mây..."tất cả đều gần gũi và gắn bó với con người lao động VN.Tác giả đã biến các sự vật vô tri vô giác như một con người. Cách miêu tả độc đáo tác giả đã đem đến cho người đọc một cảm giác thích thú,và một bức tranh phong cảnh thiên nhiên thật rực rỡ.
Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.
Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.
Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:
Bảy nổi ba chìm ưới nước non.
Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:
Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
ơ đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.
Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?
Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ơ đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.
Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.
k nha
b) Lập dàn bài:
(1):Mở bài:
-Dẫn dắt vấn đề : Nêu vai trò của ý trí và nghị lực đối với sự thành công của mỗi con người.
-Giowis thiệu câu tục ngữ.
(2): Thân bài:
- Giàn nghĩa:
+Chí là gì ?
+Nên là gì ?
*Về lí lẽ:
+ý chí là điều kiện cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+Không có chí thì chẳng làm được gì.
*Thực tế :
-Những người có trí đều thành công ( dẫn chứng )
- Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách , tưởng chừng như ko qua được (dẫn chứng )
(3) Kết bài:
-Khẳng định ý chí có vai trò vô cùng quan trọng .
-Lời khuyên:mọi người hãy tu dưỡng ý chí , bắt đầu từ những việc nhỏ để khi vào đời làm được việc lớn.
Chúc bạn học tốt
Tác giả muốn nhấn mạnh cảm giác đàn cò trắng khiêng khiêng năng rất lặng, không thể bay lả bay la như mọi khi được. Nhịp bay có chậm đi nhiều, đồng thời diễn tả ánh nắng tràn ngập như đang chuyển động. Cách ngắt câu thơ đã hỗ chợ cho động từ nhân hóa'' khiêng'' 1 cách đặc biệt khiến bức tranh đồng của tác giả hiện lên thật đẹp đồng thời cũng cho thấy sự sáng tạo độc đáo và tình yêu quê hương mãnh liệt của tác giả.
very good