K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Bài 2 sách Ngữ văn 11, tập một tập trung học về thơ văn Nguyễn Du, một trong ba tác giả có bài học riêng trong SGK, nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du là học thơ chữ Hán và truyện thơ Nôm (Truyện Kiều). Ngoài ra, có yêu cầu: “Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.”.

Đáp ứng yêu cầu trên, sách cung cấp các văn bản đọc hiểu gồm:

+ Bài khái quát Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp.

+ Trao duyên (trích Truyện Kiều).

+ Đọc Tiểu Thanh kí (thơ chữ Hán).

+ Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích Truyện Kiều)

+ Thề nguyền (trích Truyện Kiều).

– Các văn bản đọc hiểu (gồm cả văn bản khái quát và thơ văn) đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn.

+ Một con người xuất thân từ một gia đình, dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan và truyền thống văn hoá, văn học.

+ Một con người có cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của thời đại.

+ Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam; một nhà nhân đạo chủ nghĩa và nhà thơ thiên tài của dân tộc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản thông tin

Văn bản nghị luận

bàn về thông tin nhiều hơn → Ít luận điểm hơn văn bản nghị luận.  Văn bản thông tin thường tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi nào đó; vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.

nhiều luận điểm, luận cứ, lý lẽ, dẫn chứng. Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Học cách làm người chính là bài học quan trọng nhất. Bất kể là ai, chỉ cần nguyện ý học tập thì sẽ tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều người không thích chủ động nhận sai, bất cứ điều gì đều là lỗi người khác, luôn cho rằng bản thân mình mới là đúng. Thực ra con người không có ai hoàn hảo cả, không chịu nhận lỗi đã là một sai...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: Học cách làm người chính là bài học quan trọng nhất. Bất kể là ai, chỉ cần nguyện ý học tập thì sẽ tiến bộ. Trong cuộc sống có rất nhiều người không thích chủ động nhận sai, bất cứ điều gì đều là lỗi người khác, luôn cho rằng bản thân mình mới là đúng. Thực ra con người không có ai hoàn hảo cả, không chịu nhận lỗi đã là một sai lầm. Khi bạn làm sai việc gì đó, có thể nhận lỗi trước cha mẹ, bạn bè, quần chúng, thậm chí nhận lỗi trước con cái hoặc đối thủ, bản thân vừa không mất đi thứ gì, ngược lại còn thể hiện sự độ lượng của bạn. .... Yếu tố quan trọng nhất trong mối quan hệ xã hội là trao đổi, thấu hiểu lẫn nhau, tha thứ cho nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Thiếu đi sự trao đổi sẽ sinh ra thị phi, tranh chấp và hiểu nhầm. Đời người giống như chiếc va li, lúc dùng sẽ kéo lên, lúc không dùng thì hạ xuống, lúc nên đặt lại không đặt, giống như đang kéo hành lí nặng nề, không thoải mái được. Tháng năm hữu hạn, nhận sai, tôn trọng, bao dung mới khiến người khác chấp nhận, nhìn thấy điểm tốt của người khác nên vui mừng. Thấy người tốt, việc tốt nên cảm động. Mấy chục năm đời người có biết bao người và việc khiến chúng ta cảm động, chúng ta cũng nên nghĩ cách khiến người khác cảm động. (Trích Xin cho tuổi trẻ can đảm nguyện cho thanh xuân rực sáng - Hoàng Học Quân, NXB Phụ nữ Việt Nam, tr114,115) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Theo tác giả, yếu tố quan trọng nhất trong mối quan hệ xã hội là gì? Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về quan điểm “đời người có biết bao người và việc khiến chúng ta cảm động, chúng ta cũng nên nghĩ cách khiến người khác cảm động” Câu 4. Lời khuyên “Học cách làm người chính là bài học quan trọng nhất” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết của việc biết chủ động nhận sai trong cuộc sống.

0
A.PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc văn bản thực hiện các yêu cầu      Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi...
Đọc tiếp

A.PHẦN I: ĐỌC HIỂU Đọc văn bản thực hiện các yêu cầu

      Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”

      Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

     Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin” Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?.

Câu 2: Xác định vấn đề chính mà văn bản đề cập.

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình ?

Câu 4: Rút ra thông điệp cho bản thân.

Câu 5: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của Lòng tự tin

1
19 tháng 1 2021

1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

2. Bàn về lòng tự tin của con người trong cuộc sống

3. Lòng tự tin xuất phát từ bên trong: Biết ưu thế, sở trường của bản thân sẽ phát huy để thành công trong công việc, cuộc sống. Biết mình có những hạn chế, khuyết điểm sẽ có hướng khắc phục để trở thành người hoàn thiện, sống có ích.

4. 

– Tự tin xuất phát từ chính bản thân bạn.

– Nếu bạn muốn thành công, trước hết bạn phải có sự tự tin cho chính mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- “Xuân Quỳnh sinh ra để viết thơ tình. Với người phụ nữ ấy thơ ca và tình yêu có lẽ là lý do để tồn tại. Bởi thế mà đọc bài thơ nào của Xuân Quỳnh ta cũng thấy năng lượng tích cực của tình yêu. Xuân Quỳnh yêu mãnh liệt “dữ dội – ồn ào” (Sóng), thậm chí là chủ động để yêu “Em yêu anh, yêu anh như điên” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác), đôi khi còn thề thốt “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát). Dẫu viết thế là phi lý nhưng cũng khiến người ta phải tin vì nó được viết bởi một trái tim yêu chân thành”. (Thầy Chu Văn Sơn)

- “Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ” (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, Nxb KHXH,1984)

- Một nét độc đáo của bài thơ Tôi yêu em nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào. “Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ “tắt” (угасла). Nhưng từ “tắt” ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói “ngày đã tắt”, “chiến tranh đã tắt hẳn” hay “hy vọng cuối cùng đã tắt”. Chính nét độc đáo này đã gây nên những cuộc tranh cãi thú vị giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng “thơ là tư duy bằng hình tượng”, rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà Hình thức chủ nghĩa (chủ trương “Nghệ thuật như là thủ pháp” - tên tiểu luận có tính cách mạng của Shklovsky đã được dịch ra tiếng Việt).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 11 năm 1965, trong chuyến đi công tác ở các tỉnh miền Trung vào tháng 10 – 11 năm 1965, khi Tố Hữu ghé thăm quê hương Nguyễn Du thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm đó dân tộc ta bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ rất ác liệt. Và đây cũng là năm kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Du.

- Hoàn cảnh đó giúp người đọc hiểu được lí do thôi thúc tác giả sáng tác, hiểu đúng cảm hứng chủ đạo cũng như thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

1. Chí Phèo và Nam Cao

-  Bài đánh giá về Chí Phèo: https://revelogue.com/van-hoc-viet-nam-chi-pheo/

- Nhận định về Nam Cao: Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người. (Nguyễn Minh Châu).

2. Chữ người tử tù và Nguyễn Tuân

- Bài đánh giá về Chữ người tử tù: https://revelogue.com/truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu/

- Nhận định về Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm. (Nguyễn Đăng Mạnh).

 

3. Tấm lòng người mẹ và Victo Hugo

- Bài đánh giá Tấm lòng người mẹ: https://danhgiatot.vn/nhung-nguoi-khon-kho

- Phê bình của Victor Hugo: Ba vấn đề lớn nhất của thế kỷ này: sự tha hóa của người đàn ông trong nghèo khổ, sự khuất phục của người phụ nữ bởi cơn đói, sự teo mòn của trẻ nhỏ vì bóng tối.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tác giả Nguyễn Tuân:

+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Ông là một nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam, sở trường của ông là thể loại tùy bút và ký, ông nổi tiếng là bậc thầy trong việc sử dụng và sáng tạo tiếng Việt.

+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kỳ cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,...

 

+ Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút từ những năm 1935 cho đến 1938 thì mới bắt đầu nổi tiếng từ các tác phẩm như: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Tác phẩm lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời.

- Những đóng góp về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong văn học lãng mạn của Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: ông mang tới ngôn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng công và chau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn. Giọng văn của ông cũng mang trong mình sự đa dạng, phong phú, lúc khinh bạc, ngạo nghễ đến mức mỉa mai, lúc lại thâm trầm và trữ tình trong giai đoạn sau cách mạng. Ông có sự sáng tạo không ngừng và sự ảnh hưởng to lớn đối với ngôn ngữ văn học mà chữ quốc ngữ là chất liệu để sáng tác. Ông đưa đến tiếng Việt thăng hoa lên một tầm cao mới với nhiều biểu hiện đa dạng và phong phú, tách biệt hoàn toàn với hệ hình văn chương trung đại với ngôn ngữ văn chương vay mượn và mang tính quy phạm, ước lệ tượng trưng và nó cũng vượt lên trên giao thoa ngôn ngữ của giai đoạn giao thời và góp phần cùng các nhà văn, nhà thơ cùng thời đưa văn học Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Cảm hứng chủ đạo: Niềm thương cảm chân tình sâu xa đối với những số phận như nàng Tiểu Thanh và những khách văn nhân như bản thân nhà thơ Nguyễn Du.

- Thông điệp: Tình tri âm, tri kỉ hay là sự thấu cảm và tình thương yêu giữa người với người là vô cùng quý báu, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.

- Một số lưu ý khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du:

+ Cần tra cứu điển tích, điển cố hay nghĩa của từ khó thường được nêu trong các cước chú.

+ Cần đối chiếu bản phiên âm chữ Hán với bản dịch nghĩa, dịch thơ.

+ Cần vận dụng tri thức nền về tác giả và thể loại.

+ Cần lưu ý đến mối quan hệ chỉnh thể độc đáo ở mỗi bài thơ.