K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Thật vậy, tinh thần phản kháng mạnh mẽ ấy của chị Dậu xuất phát từ chính tình yêu thương chồng của chị. Từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịu, cam chịu trước cai lệ và người nhà lí trưởng, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Nỗi căm phẫn của chị dồn nén thành sự phản kháng đến bất ngờ ấy. Bọn cai lệ hung hăng hơn thì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được, chị phải đứng lên bảo vệ chồng. Cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị bị bắt buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là bị chúng dồn chị đến bước đường cùng. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện. 

Câu BĐ: In đậm nghiêng

26 tháng 9 2021

em cảm ơn ạ

 

20 tháng 4 2023

Chị Dậu là một người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ và kiên cường. Cô ấy luôn có tinh thần phản kháng mãnh liệt trước mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Không chỉ đơn thuần là sự phản đối với những điều không đúng, Chị Dậu còn dựng lên tinh thần đối đầu với những thứ đã quá muộn màng để thay đổi. Cô ấy luôn tin rằng, nếu cô không đứng lên và tán động, thì không ai có thể làm điều đó được cho cô. Và đó là lý do tại sao Chị Dậu luôn là người dẫn đường, là người chỉ đường cho mọi người xung quanh của mình. Bằng sự kiên trì và quyết tâm, Chị Dậu luôn làm rõ cho mọi người thấy được rằng, không có gì là không thể nếu bạn có tinh thần phản kháng mãnh liệt.

2 tháng 11 2020

Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quẻo trên mặt đất , miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

- Từ tượng thanh là: nham nhảm.

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hình ảnh chị Dậu đã được thể hiện với số phận bất công và những phẩm chất tốt đẹp (câụ bị động). Thật vậy! (câu đaecj biẹt) Chính những số phận và phẩm chất đó của chị Dậu đã thể hiện được giá trị của tác phẩm, và là đại diện của cuộc sống của những người nông dân trong xã hội đương thời. Về số phận, cuộc sống của gia đình chị Dậu cũng túng thiếu giống như những gia đình khác. Vì nghèo mà chị Dậu phải bán con, bán chó để lo tiền sưu thuế cho chồng. Thế nhưng, chúng vẫn bắt chị phải nộp thuế cho người em chồng đã chết. Nhà chị vì không có tiền nộp mà chồng chị bị đánh đập dã man. Cái nghèo khổ làm cho chị phải nhún nhường, phải nhẫn nhịn để van xin bọn cai lệ tha cho người chồng đang đau ốm của chị. Điều này thể hiện được số phận bất công của những người nông dân thấp cổ bé họng như chị Dậu. Về vẻ đẹp, người đọc thấy được tình yêu thương dành cho chồng của chị và tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị Dậu. Vì tình yêu thương hy sinh cho chồng, chị Dậu luôn có những cử chỉ dịu dàng, hiền dịu với chồng mình. Và cũng vì yêu thương chồng, chị Dậu còn dám đứng lên phản kháng lũ cầm quyền vừa là đàn ông vừa được pháp luật bảo hộ. Tình yêu thương chồng đã cho chị sức mạnh để chống lại lũ cầm quyền ác độc. Đồng thời, chị còn là người có tinh thần phản kháng mạnh mẽ, chị đã chuyển từ đấu lí sang đấu lực. Lý do thứ nhất đó là tên cai lệ và người nhà lí trưởng không quan tâm đến lời van xin của chị, chúng vẫn nhảy bổ vào để đòi đánh trói chồng chị đi. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động đó của chị chẳng phải là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi hay sao? Lý do thứ hai đó là tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị. Vì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được nên cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng. Tóm lại, qua nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố đã thể hiện được giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc của bức tranh xã hội đương thời.

24 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Chính hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Ôi! Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh. Chị là điển hình cho người phụ nữ Việt Nam. 

Trợ từ+ Thán từ: In đậm nghiêng

24 tháng 9 2021

Tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng, chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đớn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cả gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Qua đó, ta thấy chị Dậu chính là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

 

16 tháng 9 2018

mk nghĩ là đánh, đập

đúng ko

mk cx ko biết

$haveamoney$

16 tháng 9 2018

theo minh biet thi bich la danh

bich kia la tieng phat ra hay so lan danh

15 tháng 7 2016

a.Bà tamột hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.

    C                                                     V

-> Câu đơn, không phải câu ghép.

b.Bà ta/ thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi/ vội quay đi, lấy nón che.

       C                        V                                                        C                        V

 

-> Câu ghép.

c.Rồi chịđón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.

 

      C                                                V

-> Câu đơn, không phải câu ghép.

17 tháng 7 2016

a. Bà ta một hôm nọ đi chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn

       C                                                               V

- 1 cụm C-V

- không phải câu ghép

b. Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi lấy nón che 

       C                            V                                   C                      V

- 2 cụm C-V

- câu ghép

c. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không  

           C                                                              V

- 1 cụm C-V

- không phải câu ghép

 

 

 

14 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo

            Câu nói kia mang ý nghĩa, con người sống trong mặt đấy nhưng vốn dĩ không có con đường, chúng ta cứ đi thì nó tạo thành con đường thôi. Câu này nghĩa bóng của nó để nói về mục đích sống, con đường đi đến tương lai của con người, mỗi chúng ta cần phải tự xác định cho mình con đường riêng, nó tạo nên một con đường đi vững chắc, dễ tin tưởng con người có thể đi tới thành công. Không có con đường vào là bằng phẳng cả, bởi vậy khi chúng ta xác định tương lai với biết bao nhiêu hoài bão, dự định và niềm tin vào cuộc sống, chúng ta sẽ có được một tương lai tươi sáng hơn, mỗi chúng ta có thể thấy được những điều đó thông qua con đường mà chúng ta đã lựa chọn trong tương lai, cuộc sống không bằng phẳng do đó mỗi chúng ta cần phải lựa chọn cho mình một con đường đi rõ ràng và cần phải có con đường đi chúng ta mới có thể vươn tới được mọi sự định của mình trong tương lai được.

Bài 1: Cho đoạn văn sau: "Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: -Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ." a) Tìm hai từ láy tượng hình và một từ địa...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho đoạn văn sau:
"Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng, cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ."
a) Tìm hai từ láy tượng hình và một từ địa phương trong đoạn trích trên
b) Phân tích ngữ pháp câu văn được in đậm. Các vế trong câu ghép đó quan hệ với nhau như thế nào?

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
"Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !
- Tha này ! Tha này !
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào mặt chị Dậu mấy bịch rối lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ !
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !
a) Đoạn trích trên kể về sự việc gì?
b) Chỉ ra 2 từ tượng thanh và 1 tình thái từ có trong đoạn trích
c) NX về sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ? Theo em, điều gì đã tiếp thêm sức mạnh để chị Dậu đấu tranh?

1
17 tháng 9 2018

1.

a. Từ láy tượng hình là: long lanh, chằm chặp.

Tôi // lại lặng im, cúi đầu xuống đất: lòng tôi // càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.

CN VN CN VN

2.

a. Đoạn trích kể về sự việc chị Dậu vùng dậy đấu tranh, chống lại tên cai lệ đang trực đánh trói chồng chị.

b. 2 từ tượng thanh: bịch, bốp.

1 từ tình thái: van (cháu van ông)

c. Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ:

- cháu - ông

- tôi - ông

- bà - mày

=> Con giun xéo lắm cũng quằn, có áp bức thì tất có đấu tranh. Bao nhiêu sự nhẫn nhục chịu đựng khi đã vượt quá giới hạn tất sẽ bùng lên. Đó chính là điều tiếp thêm sức mạnh khiến chị Dậu có những hành động như vậy.

4 tháng 11 2021

PTBĐ của bài này là gì v b