Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh
b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !
c) Giấy rách phải giữ lấy lề
Chết vinh còn hơn sống nhục
Chết trong còn hơn sống đục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
#shin
CẬU THAM KHẢO LICK NÀY NHA :
https://h.vn/hoi-dap/question/181677.html
Tham khảo
a)
Đói cho sạch, rách cho thơm”
+Đói và rách là hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn, đói cơm rách áo. Sạch và thơm là cách sống không tham lam, lèm nhèm, biết giữ gìn phẩm giá, biết bảo vệ nhân cách. Hai chữ “cho” rất hay, có nghĩa là “giữ lấy”, “bảo vệ lấy”. Không vì nghèo đói mà sa ngã. Phải biết giữ gìn phẩm giá nhân cách đó là kinh nghiệm sống, là bài học làm người mà câu tục ngữ đã nêu lên. Một số quan chức tham nhũng, họ chẳng đói, chẳng rách nhưng họ chẳng sạch chẳng thơm một tí gì, vì tâm hồn đã sa đọa cùng cực ! Những kẻ vô liêm sỉ, đạo đức giả ấy bị nhân dân khinh bỉ.
Không thầy đố mày làm nên”
+“Mày” là mọi người, là chúng ta. Dùng chữ “mày” không phải khinh thường mà chỉ để liền vần với chữ “thầy” cho để nhớ. Thầy là người dạy ta về văn hóa, khoa học, nghề nghiệp… “Làm nên” nghĩa là trở nên giỏi giang, có ích cho gia đình và xã hội. Học chữ, học nghề phải có thầy. Ta còn phải học trong thực tế, trốn trường đời. Ta sẽ gặp nhiều người thầy dạy ta đủ điều khôn, điều hay, lẽ phải. Câu tục ngữ nhắc ta phải biết tìm thầy mà học, phải kính trọng biết ơn thầy. Có thế mới “làm nên”… Lại có câu nói về học bạn:
+“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ hay nêu lên bài học về lòng biết ơn. “Ăn quả” là được hưởng thụ chất dẻo thơm, vị ngọt do người trồng cây vất vả làm ra. “Nhớ” là biểu thị lòng biết ơn. “Nhớ kẻ trồng cây” là nhớ ơn nhân dân lao động. “Quả” còn có nghĩa bóng như công ơn cha mẹ, ơn thầy, ơn Bác, ơn Đảng, ơn các anh hùng liệt sĩ, ơn nhân dân vĩ đại. Lòng biết ơn là bài học làm người. Không thể vong ân bội nghĩa.
Trong cuộc sống, mỗi con người chúng ta để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng chắc chắn rằng điều đó cũng không phải là chuyện không thể. Ta như thấy được giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ và dường như để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta cũng đã khuyên dạy thế hệ sau câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ đặc sắc đó chính là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để có thể hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.
Vế thứ nhất của câu tục ngữ đó chính là “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, khi mà ngay cả cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, và chúng ta không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy thì mới có thể vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm nghĩa hàm ngôn của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây nó đã thể hiện một hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. Có thể thấy được “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục gì cả.
câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" đã cho ta một bài học trong cuộc sống, nhắc nhở ta luôn sống tốt, sống tích cực từ suy nghĩ đến hành động, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự có ý nghĩa. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã như thế nào đi chăng nữa, mỗi người cũng cần giữ cho mình một tâm hồn trong sáng, lối sống trong sạch, lương thiện và nhân ái để xây dựng cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn.
Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta
Cuộc sống của mỗi người luôn có những biến đổi, có những lúc thăng nhưng bên cạnh đó cũng có những nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữa vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, cân đối, nhịp nhàng. Trước hết chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ này là gì. Dù có bị đói chúng ta cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ, dù có nghèo quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho, không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. Đói và rách ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; sạch, thơm không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực, không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn, vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm, đạo đức của chính mình.
Trong cuộc sống, khi gặp những khó khăn người ta thường dễ dàng suy sụp, nản chí, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức, “đói ăn vụng, túng làm càn”. Đồng thời đây cũng là lúc thử thách bản lĩnh của mỗi con người. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.
Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng, dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân. Gần hơn là cụ Phan Bội Châu, vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ, mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Và còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp,… Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.
Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Câu tục ngữ trên có 2 nghĩa
Thứ nhất, “Đói cho sạch” nhắc nhở con người ta là dù có đói đến mức độ nào cũng nên chú ý sạch sẽ. Ăn uống nên đảm bảo vệ sinh để có lợi cho sức khỏe cũng như tạo thói quen tốt về sau. Còn “Rách cho thơm” ý là dù trong cảnh khó khăn, quần áo có rách nát cũng phải giữ cho nó không bẩn. Người ăn mặc tuy rách rưới nhưng vẫn giữ quần áo sạch sẽ, thơm tho thì không một ai kì thị và khó chịu.
Thứ hai, nói về hàm ý sâu xa của nó. “Đói cho sạch, rách cho thơm” là lời răn của ông bà ta về đạo lý sống ở đời. Cuộc sống thật sự có rất nhiều khó khăn và mỗi chúng ta phải học cách vượt qua nó. Nếu chẳng may, bạn lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, nghèo đói đeo bám thì cũng đừng quá nản lòng. Đừng vì thế mà đánh mất đi giá trị của bản thân. Hãy sống giống như những đóa hoa sen, dù bị bùn vùi lấp vẫn thơm ngát và tỏa sắc kiêu hãnh. Như chúng ta, nghèo vật chất chứ đừng nghèo nhân nghĩa.
1. - Chết trong còn hơn sống đục => BPTT so sánh
- Đói cho sạch, rách cho thơm => BPTT điệp ngữ
- Thương người như thể thương thân => BPTT so sánh
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây => BPTT ẩn dụ
2. Ý nghĩa: dù có nghèo khó cũng cần giữ gìn nhân cách, phẩm chất đạo đức, những giá trị tốt đẹp của con người.
3. Câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự: giấy rách phải giữ lấy lề