Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em có SGK thì tự ghi nhé
Từ đoạn: ''Xót người... vừa người ôm?''
Tham khảo :
Thúy Kiều là người con hiếu thảo , có tấm lòng vị tha đáng trân trọng . Nhớ cha mẹ , nàng hình dung ra cảnh cha mẹ ngày đêm tựa cửa ngóng tin mình . Chữ " xót " không chỉ thể hiện nỗi nhớ mà còn hàm chứa cả nỗi đau tình thương đến nghẹn ngào . Đó là nỗi nhớ bộc lộ hai chiều tâm trạng . Có nỗi xót thương của cha mẹ khi nghĩ về con gái lưu lạc phương xa và có cả nỗi đau lòng của người con vì tình cảnh éo le mà phải sống xa gia đình . Kiều đau đớn khi nghĩ đến cha mẹ sớm chiều ngóng tin con trong vô vọng . Nàng lo lắng không biết giờ đây khi không có nàng bên cạnh , ai sẽ là người chăm sóc cha mẹ khi tiết trời thay đổi . Bản thân nàng đã hi sinh mình để gia đình được đoàn viên, một mình lưu lạc nơi đất khách . Thế nhưng trong cảnh ngộ đó trái tim nàng vẫn đau đáu nghĩ cho mọi người .
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm)
2. Hai điển tích điển cố được sử dụng:
- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm (0,25 điểm)
- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. (0,25 điểm)
- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm)
3.
Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm)
- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm)
4. Viết đoạn văn
Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)
- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại
+ Nhớ đêm trăng thề nguyền
+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha
- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa
→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu
Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)
- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ
- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con
- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần
→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa
- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)
Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm)
1) Tả cảnh ngụ tình là miêu tả cảnh vật để miêu tả tâm trạng. Bức tranh thiên nhiên không chỉ là bức tranh tả cảnh mà còn là bức tranh tả tâm trạng.
2) Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt dềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
1. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh chỉ là phương tiện, còn mục đích chủ yếu là miêu tả, biểu đạt tâm trạng.
2. Chép thuộc những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích (tám câu cuối).
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"
3
Tám câu thơ cuối tác phẩm " Kiều ở lầu Ngưng Bích " là tám câu thơ hay thể hiện tâm trạng đau buồn của Kiều và dự cảm của nàng trước tương lai đầy sóng gió. Tám câu thơ thực chất là bức tranh tứ bình , một bức tranh đẹp nhưng ảm đạm u sầu bởi cảnh vật dường như đã nhuốm màu tâm trạng . Hai câu đầu tiên là bức tranh cửa bể lúc hoàng hôn. Giữa không gian bao la mênh mông vào một chiều hoàng hôn, Kiều hướng ánh nhìn của mình ra xa và cảm thấy nhớ quê hương, một nỗi buồn trào dâng da diết .Hình ảnh “con thuyền” gợi cho nàng một sự cô đơn. Kiều đang nhớ gia đình, nàng không biết bao giờ mới được trở về đoàn tụ cùng gia đình của mình nữa đây . Nhìn cánh buồm lẻ loi trôi nỗi giữa sóng nước , Kiều nghĩ đến thân phận mình cũng đang bị dòng đời đưa đẩy. Đến hai câu tiếp theo là cảnh hoa trôi mặt nước . Điệp từ “Buồn trông” đã gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn ấy càng nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định.Từ “trôi” chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, những cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như chính số phận Kiều. Hai câu tiếp là cảnh nội cỏ rầu rầu . Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ , một màu u buồn, ảm đạm . Màu xanh nhợt nhạt héo hắt của cảnh vật chính là ẩn dụ cho tương lai mờ mịt vô vọng của Kiều . Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều hiện tại mà dù muốn hay không nàng cũng không thể thay đổi được . Kết lại đoạn thơ là hai câu cuối : cảnh giông bão sóng gió và niềm dự cảm tương lai . Hình ảnh dữ dội xuất hiện: “gió cuốn mặt duyềnh” là ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng. Cùng với đó , nghệ thuật nhân hóa “sóng kêu” gợi cho người đọc hình dung Kiều chới với giữa cái bất tận sục sôi trong lòng Kiều . Câu thơ cuối : “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” là ẩn dụ cho tiếng sóng lòng của nhân vật. Đó là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều. Có thể thấy, tám câu thơ là bức tranh tứ bình đầy tâm trạng của nhân vật, qua đó cho thấy tâm trạng buồn chán , bất lực của nhân vật, đồng thời là minh chứng cho câu nói bất hủ của Nguyễn Du : " Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" .
Chú thích : Hai câu được gạch chân lần lượt là câu ghép và câu có lời dẫn trực tiếp
Em tham khảo:
Trong cảnh ngộ cô đơn, bẽ bàng, Thúy Kiều nhớ về người yêu và cha mẹ. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau vì những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nếu như khi nhớ Kim Trọng, Kiều hồi tưởng lại những kỉ niệm trong tình yêu, thì khi nhớ tới cha mẹ lòng nàng lại đầy xót xa và lo lắng. Những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó:
- Khi nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ tới lời thề đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.” Chữ “tưởng” vừa là nhớ vừa là hình dung, tưởng tượng ra hình ảnh của người yêu. “Dưới nguyệt chén đồng” là đang nhớ về kỷ niệm mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Kiều còn tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng ở quê nhà đang hướng về mình, tin tưởng và chờ mong uổng công vô ích: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”
“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: Câu thơ có hai cách hiểu
Tấm lòng Kiều nhớ thương Kim Trọng không bao giờ phai mờ, nguôi quên.
Tấm lòng của Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm cho hoen ố, phải gột rửa đến bao giờ cho sạch.
- Khi nhớ về cha mẹ, tác giả dùng từ “xót” để thể hiện tấm lòng xót xa, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con trong vô vọng. Nàng xót xa khi nghĩ đến cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình không thể ở bên chăm sóc. Không biết giờ đây ai là người chăm lo “quạt nồng ấp lạnh”. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điểm cố Xuân Lai, gốc Tử đều để nói về tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.
=> Trong cảnh ngộ bơ vơ nơi góc bể chân trời, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên đi cảnh ngộ bản thân để nghĩ đến Kim Trọng và cha mẹ. Điều đó cho thấy Kiều là người có tấm lòng thủy chung, người con hiếu thảo, người có lòng vị tha đã trân trọng.