Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bắt nguồn từ một số tôn giáo, tín ngưỡng tồn tại trước khi đạo Thiên Chúa ra đời, lễ Giáng sinh có mối liên hệ mật thiết với hoạt động tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đông chí vào 21 hoặc 22/12, theo Ancient Origin. Đây là thời điểm ban đêm dài nhất trong năm, nên thời khắc "ánh sáng đang đến" được ca tụng và tôn kính. Sau điểm Đông chí, ánh sáng ban ngày sẽ nhiều hơn, như một lời hứa hẹn cho mùa xuân đang tới.
Ngày lễ Giáng sinh truyền thống của phương Tây có nguồn gốc từ nền văn hóa của người Celt và Saxon cổ đại. Họ tổ chức lễ hội "Yula" hay "bánh xe của năm" vào ngày Đông chí. Lễ hội này liên quan đến việc đốt một khúc gỗ mới đốn và đốt cháy nó trong 12 giờ trước điểm Đông chí. Việc làm này tượng trưng cho sự may mắn và năm mới thịnh vượng.
Sau đó, người ta thay việc đốt cháy khúc gỗ bằng cách sử dụng cây xanh gắn thêm những chiếc đèn có dạng cây nến nhỏ, và do đó cây Giáng sinh ra đời. Thông thường cây Giáng sinh là một cây thường xanh, ví dụ cây thông, được trang trí thêm bằng cây nhựa ruồi (holly) và cây tầm gửi, hai loài cây tượng trưng cho sự sinh sôi.
Người Celt tin rằng cây tầm gửi là một loại thuốc kích thích tình dục. Đây là lý do tại sao mọi người trên khắp thế giới hiện nay hôn nhau dưới cây tầm gửi treo trên cây Giáng sinh.
Việc sử dụng cây Giáng sinh diễn ra phổ biến ở Đức vào thế kỷ 16, khi những người theo đạo Cơ Đốc bắt đầu dùng chúng để trang trí trong nhà và trang hoàng thêm cho cây bằng nến. Sau đó, truyền thống này lan rộng sang các khu vực khác của châu Âu.
Năm 1841, cây Giáng sinh bắt đầu xuất hiện tại lâu đài Windsor, Anh, được bao phủ bởi những ngọn nến, hoa quả và bánh gừng. Từ thập niên 1850, vật phẩm trang trí cây Giáng sinh còn có thêm các món đồ chơi nhỏ, trang sức, hình nàng tiên, búp bê, còi và chuông.
Ý đề bài câu a là các từ " nguồn gốc " , " con cháu " thuộc kiểu từ ghép đẳng lập hay chính phụ
Chứ ai cũng biết đó là từ ghép rồi
http://etogo.vn/tin-tuc/banh-mi-co-nguon-goc-tu-dau-101.html
Mk nghĩ cái này đúng đó bn tham khảo thử xem
Bánh mì là một trong những thực phẩm được sản xuất lâu đời nhất. Bằng chứng từ 30.000 năm trước tại châu Âu cho thấy có một lượng tinh bột trên các hòn đá được sử dụng để cắt xẻ cây. Có thể là trong thời gian này, chiết xuất tinh bột từ rễ của các cây, như đuôi mèo và dương xỉ, đã được đặt trên một tảng đá bằng phẳng, sau đó được đặt trên một ngọn lửa và nấu thành một dạng bánh mì cắt lát nguyên thủy. Khoảng năm 10.000 TCN, với bình minh của Thời đại đồ đá mới và sự mở rộng của nông nghiệp, các loại ngũ cốc đã trở thành thành phần chính của bánh mì. Bào tử nấm men có mặt khắp nơi, kể cả trên bề mặt của cây lương thực, vì vậy bất kỳ bột mì nào để lâu sẽ được lên men tự nhiên.
Có nhiều nguồn sách vở cho thấy bánh mì thời gian đầu được lên men. Nấm men trong không khí có thể được dùng bằng cách để lại bột mì chưa nấu tiếp xúc với không khí một thời gian trước khi nấu. Pliny the Elder viết rằng người Gaul và Iberia sử dụng bọt từ bia để sản xuất "một loại bánh mì nhẹ hơn bánh mì của các dân tộc khác." Người thế giới cổ đại uống rượu vang thay bia đã sử dụng một hỗn hợp nước ép nho và bột mì đã được lên men, hoặc cám lúa mì để ngập trong rượu vang, như một nguồn cho nấm men. Cách lên men phổ biến nhất được dùng là giữ lại một phần bột từ ngày hôm trước để sử dụng như một sản phẩm lên men dùng làm mồi.
Năm 1961 quá trình làm bánh mì Chorleywood đã được phát triển, trong đó sử dụng các áp lực cơ khí lớn lên bột mì để làm giảm đáng kể thời gian lên men và thời gian thực hiện để tạo ra một ổ bánh mì. Quá trình này sử dụng quy trình trộn năng lượng cao cho phép sử dụng các hạt protein thấp hơn, hiện nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong các nhà máy lớn. Nhờ thế bánh mì có thể được sản xuất rất nhanh chóng và với chi phí thấp cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Tuy nhiên, đã có một số chỉ trích của các hiệu ứng sản xuất này trên giá trị dinh dưỡng của bánh mì.[4]
Gần đây, máy bánh mì trong nhà với việc tự động hóa quá trình làm bánh mì đã trở nên phổ biến.
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc cùa người Việt cổ bên sông Đáy ngày xưa.
Ở các nước phương Tây, Giáng sinh thường được coi là ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm, tương tự Tết nguyên đán tại khu vực châu Á. Vào dịp này, những thành viên trong gia đình dù có đi xa mấy cũng luôn cố gắng thu xếp về nhà thăm người thân.
Trong khi người châu Á dùng đào, quất, mai làm biểu tượng khi Tết đến, phương Tây lại chỉ có cây thông hoặc vân sam (thuộc họ thông) với màu xanh rì, được trang trí rực rỡ bởi rất nhiều phụ kiện. Theo quan niệm của họ, màu xanh này được mô tả là “vĩnh cửu” và tượng trưng cho sự phồn vinh, ấm no.
Truyền thuyết xưa kể rằng vào một đêm Noel đã lâu, một người tiều phu nghèo đang trên đường về nhà bỗng gặp đứa trẻ lạc và lả đi vì đói. Dù túng thiếu, ông vẫn dành cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi và che chở giúp nó một đêm yên giấc.
Khi thức dậy vào sáng hôm sau, người tiều phu nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Lúc đó, ông mới biết đứa trẻ chính là Chúa cải trang và tạo ra cái cây để thưởng cho lòng nhân đức.
Còn theo truyền thuyết khác, khi đạo Cơ đốc giáo chưa ra đời, những loại cây cối có màu xanh quanh năm thường mang ý nghĩa rất đặc biệt với con người trong mùa đông. Cây thông được chọn cho dịp Giáng sinh cũng vì lẽ này. Nhiều quốc gia khác còn tin rằng sắc xanh chính là thứ bùa giúp xua đuổi tà ma và bệnh tật.
Cũng có câu chuyện nữa lại kể rằng vào thế kỷ thứ 8, thánh Boniface – giáo sĩ người Anh - khi sang Đức truyền bá đạo Cơ đốc đã tặng thành phố Geismar một cây thông tượng trưng cho tình thương cũng như tín ngưỡng mới. Khi người Đức chấp nhận Cơ đốc giáo, họ chọn cây thông làm biểu tượng ngày Giáng sinh để tưởng nhớ công ơn thánh Boniface.
Tuy vậy, phải tới thế kỷ thứ 16, phong tục trang trí cây Giáng sinh mới trở nên phổ biến ở Đức. Những vùng vắng bóng thông, con người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và tô điểm thêm bằng nhiều phụ kiện. Chẳng bao lâu sau, phong tục này lan sang các nước khác ở châu Âu.
Song song với truyền thuyết này, rất nhiều sự tích cũng được kể lại nhưng chưa một ai thực sự tìm ra nguồn gốc của cây thông Noel. Theo các tài liệu ghi nhận, năm 1841, nữ hoàng Anh Victoria cùng chồng là hoàng tử Albert (sinh ra tại nước Đức) lần đầu trang trí cây thông tại lâu đài Windsor bằng nến cùng rất nhiều loại kẹo, hoa quả và bánh mì gừng.
Hoạt động này sau đó trở thành thời thượng ở Anh và được các gia đình giàu có dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí. Từng có thời điểm vật trang trí được sử dụng là búp bê, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi tồn tại ở Anh, phong tục này trở nên phổ biến khắp các thuộc địa của đế chế này và còn tới cả vùng đất mới lúc bấy giờ là Canada.
Tại Mỹ, rất nhiều tranh cãi nổ ra về việc ai là người đã du nhập phong tục trang trí cây thông ngày Giáng sinh vào miền đất này. Năm 1850, cây thông Noel xuất hiện lần đầu trên một tạp chí Mỹ, sao chép chính xác so với phiên bản của hoàng gia Anh trước đó, ngoại trừ việc gỡ bỏ các dấu ấn liên quan tới nữ hoàng và hoàng tử.
Những hình ảnh này được lưu truyền rộng rãi khiến việc trang hoàng cây thông trở thành trào lưu. Tuy vậy, nhiều tài liệu khác cũng ghi nhận rằng những người Đức nhập cư ở Pennsylvania (Mỹ) mới là khởi nguồn cho thói quen trang trí cây Noel.
Từ thế kỷ 20 trở đi, việc trang hoàng này trở thành truyền thống ở nước Mỹ. Khắp các thành phố, thị trấn và ngay cả cửa hàng bách hóa cũng thường có cây thông lộng lẫy đứng ngoài cửa. Trung tâm Rockefeller ở New York còn trang bị một cây thuộc hàng đẹp nhất thế giới với chiều cao 38m, sử dụng 45.000 đèn led chiếu sáng.
Trong các gia đình Mỹ ngày nay, cứ mỗi dịp Giáng sinh, ai nấy cũng háo hức và thường rủ nhau tới trang trại chọn mua cây thông tươi về trang trí, giá thấp nhất khoảng 30 USD. Trung bình mỗi cây thông mất 7 năm để sinh trưởng và phải cần 15 năm mới đạt chiều cao 7-8m. Để tiết kiệm hơn, nhiều người cũng thường mua cây nhựa để sử dụng qua nhiều năm.
Trong khi rõ ràng là cây Giáng sinh hiện đại có nguồn gốc từ nước Đức thời phục hưng từ thế kỷ 16, vẫn có một số giả thuyết và truyền thuyết được truyền tụng về nguồn gốc tối hậu của nó.[1][2][3]
Theo Encyclopædia Britannica , "Việc sử dụng cây xanh mãi, vòng hoa, và những dây trang trí tượng trưng cho sự sống đời đời là một phong tục của người Ai Cập cổ đại, Trung Quốc, và Do Thái cổ. "Cây thờ cúng" đã trở thành phổ biến trong số những người châu Âu ngoại đạo và tồn tại khi họ chuyển đổi sang Thiên Chúa giáo theo phong tục Scandinaviađể trang trí nhà và chuồng, kho với cây thường xanh vào dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ và thiết lập một cây trú ẩn cho chim muông trong mùa Giáng Sinh".[