
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


1.ở trường em có rất nhiều loại cây nhưng em thích nhất là cây bàng
2.Hôm nay em được đi về quê thăm ông về đến nơi ông bảo em ra đây ông chỉ cho cây hoa hồng này đẹp lắm
3.Mỗi mùa thi chúng ta lại không thể không nhớ đến cây hoa phượng
4.Trong những loại cây ăn quả em thích nhất là quả ổi

Gợi ý: Dàn ý tả cây Quất
1. Mở bài
- Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất
2. Thân bài
- Tả hình dáng cây quất: Không quá cao, được trồng trong chậu sứ
+ Thân cây: Nhỏ, bằng ngón chân cái người lớn nhưng phân ra nhiều nhánh
+ Lá: Mọc xum xuê khắp các cành, màu xanh biếc, thon nhỏ, hơi dày, mặt lá nổi gân, lá gần giống lá chanh
+ Hoa quất: Trắng ngà, mọc thành từng chùm nhỏ
+ Trái quất: Hình tròn, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả màu vàng cam
+ Mùi vị trái quất: Chua, thơm thanh mát, dễ chịu...
- Ý nghĩa của cây quất trưng trong ngày Tết: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, may mắn, sức sống, hi vọng cho gia chủ.
3. Kết bài
Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đối với cây quất.

Trên bàn học của em có một chậu cây vạn lộc đỏ rất đẹp. Chậu cây cảnh này là món quà sinh nhật mà bố tặng cho em từ hơn một năm trước. Cho đến nay, em đã luôn quan tâm, chăm sóc nó chu đáo nên cây vẫn phát triển rất tốt.
Chậu cây vạn lộc đó được trồng theo dạng thủy canh, nên nằm trong chiếc bình thủy tinh trong suốt có nước bên trong. Phần rễ của cây được thả tự do trong nước, dài khoảng một gang tay. Thân rễ chính to như ngón tay út có màu xanh sẫm. Từ nó mọc vươn ra các sợi rễ nhỏ hơn, tỏa ra các phía. Đầu những sợi rễ đó có màu xanh non nhạt hơn hẳn phía trên, vì đó là phần rễ mới mọc ra. Phía trên mặt nước, phần thân cây nhỏ dần và có màu sáng hơn ở dưới nước. Đó cũng là phần mọc ra những chiếc lá cây rất đẹp. Lá vạn lộc có cuống lá khá dài, áng chừng khoảng 10cm, to như que tăm. Lá cây có hình trái tim, mặt trên màu đỏ, mặt dưới màu hồng nhạt. Phần dọc theo sống lá, các đường gân và viền lá thì hơi có màu xanh sẫm. Chính màu sắc đó đã tạo nên tên gọi vạn lộc đỏ cho cây. Toàn bộ cây không có quá nhiều lá, thường dao động từ tám đến mười lá. Vì sẽ có lá mới mọc lên và lá cũ già đi. Lá già sẽ chuyển sang màu vàng rồi rụng bớt, để lại một vết tròn nhỏ trên thân cây. Còn lá non sẽ mọc lên từ vị trí cao nhất của thân cây, với phần lá cuộn lại như lá chuối non vậy. Khi nó lên lên sẽ to dần ra và tự động duỗi thẳng.
Cứ ba ngày một lần, em sẽ thay nước trong bình để đảm bảo cây luôn có không gian sạch sẽ để phát triển. Em cũng chú ý mang cây ra tắm nắng vào buổi sớm và đưa vào nhà khi có nắng gắt, mưa dông. Sự chăm sóc chu đáo đó của em, được cây đáp lại bằng những chiếc lá xinh đẹp, tươi tắn và một lần ra hoa rất đẹp. Bông hoa vạn lộc trông độc đáo lắm. Bông hoa trông như cỏ bông lau, to bằng ngón tay út của em, màu trắng muốt. Nó khoác một lớp vỏ như chiếc thuyền nan che khuất một bên thân màu xanh nõn. Trông như cổ áo phồng lên của nàng công chúa trong truyện cổ tích. Từ lần ra hoa đó đến nay, cây vẫn phát triển tốt nhưng chưa có hoa thêm một lần nào nữa. Dù thế, em vẫn yêu thương, săn sóc, quan tâm cây mỗi ngày thật tỉ mỉ.
Cây vạn lộc đỏ không chỉ giúp bàn học của em thêm đẹp hơn, mà nó còn có tác dụng giúp thanh lọc không khí nữa. Đây thực sự là một món quà sinh nhật ý nghĩa và tuyệt vời nhất của em.

a. Những bông hoa ly đang tỏa hương thơm ngát
b. Tán lá bàng xum xuê tỏa bóng mát rượi
c. Những quả xoài chín vàng ngọt lịm

1.
Bài tham khảo:
- Lựa chọn cây để miêu tả: cây phượng
- Lựa chọn trình tự miêu tả cây: tả từng bộ phận của cây.
- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.
+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học.
+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể.
+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn.
+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.
+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
2.
Bài tham khảo 1:
- Mở bài: Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
- Thân bài:
+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học.
+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể.
+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn.
+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.
+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
- Kết bài: Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
3.
Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dàn bài.

1.
Bài tham khảo:
Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.
Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.
Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
2.
Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa.
3.
Em tiến hành trao đổi với người thân về bài văn tả cây em đã viết và xin ý kiến góp ý.

Tham khảo:
Trên sân trường em có trồng rất nhiều cây lớn để tạo bóng mát cho học sinh vui chơi. Như cây sấu, cây phượng vĩ, cây hoa sữa… Nhưng em yêu thích nhất vẫn là cây bàng được trồng ngay lối vào khu nhà để xe của trường.
Cây bàng đó năm nay không ai rõ bao nhiêu tuổi, nhưng chắc nó cũng đã lớn tuổi lắm rồi. Chỉ cần nhìn kích thước khổng lồ và những vết sần sùi trên thân cây cũng đủ để em hiểu điều đó. Cây bàng cao chừng 3m, vượt qua cả mái của nhà để xe. Thân cây to đến chừng hai người ôn mới xuể. Lớp vỏ trên thân màu nâu xám, đôi chỗ pha trắng như bị mốc. Hầu như toàn bộ lớp vỏ ấy đều khô và nứt thành từng khe rãnh sâu hoắm, trông khá đáng sợ. Dưới gốc, đôi chỗ trồi lên vài đoạn rễ của cây bàng, to bằng cái cổ tay của em. Nhìn như những con giun khổng lồ đang ngụp lặn dưới lớp đất. Trên cây, những cành mẹ cành con thi nhau mà tỏa ra các hướng. Tạo ra cả một tán lá rộng vô cùng. Những chiếc lá bàng to như bàn tay thầy giáo xanh mướt, khẽ rung rinh trong gió như muôn nghìn bàn tay vẫy chào người học sinh nhỏ.
Cây bàng thay áo theo mùa trong năm. Mùa hè, lá cây xanh sẫm, xanh đến chói lóa, xì xào trong cơn gió mát. Mùa thu lá cây chuyển đỏ, cả cây bàng như ngọn đuốc đang bùng cháy trong những ngày hội thể thao. Mùa đông, cành cây trơ trọi, khẳng khiu như cụ già gần đất xa trời. Và mùa xuân đến, khắp các nhành cây là vô vàn những chồi non xanh biếc như ngàn điệu nến của thiên nhiên. Thật là kì diệu.
Dưới gốc bàng ấy, em đã trải qua những ngày tháng học sinh vui vẻ, vô tư lự. Nào là cùng bạn bè chơi những trò chơi hấp dẫn như nhảy dây, kéo co, đá cầu, ô ăn quan… Nào là ngồi tâm sự với bạn thân về đủ chuyện trên trời dưới đất. Nào là tranh thủ đọc lại bài cũ, dò bài tập về nhà cùng mấy đứa bạn trong lớp. Và còn rất rất nhiều những kỉ niệm khác nữa dưới bóng mát cây bàng.
Đối với em, cây bàng không chỉ là cây tỏa bóng mát, mà nó như là một người bạn hiền lành và trầm tư. Tuy không giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ, nhưng chúng em vẫn là tri kỉ của nhau bởi sự đồng điệu trong tâm hồn.
Sắp đến Tết, bố em mua về một chậu mai tứ quý rất đẹp. Chỉ cần nhìn thôi, là đã thấy không khí Tết ngập tràn.
Cây không quá cao, chỉ chừng 70cm, được trồng trong chiếc chậu đất nung màu đỏ, cao đến đầu gối của em. Kích thước ấy vừa đủ để đặt ở giữa phòng khách. Thân cây to chừng ba ngón tay, được uốn theo hình xoắn ốc rất đẹp. Từ thân chính, các cành, nhánh nhỏ mọc ra hướng bên ngoài. Khiến cả cây mai trông như một tòa núi nhỏ. Vì cây đang độ ra hoa nên khá ít lá. Chủ yếu là những chiếc lá non vừa mọc sau mùa trảy lá. Lá mai chỉ lớn chừng cái muỗng con, khá mỏng, màu đồng. Già hơn nữa thì màu xanh ngọc. Đẹp nhất, nhiều nhất là hoa mai. Mai mọc dày thành từng chùm, từng cụm. Vừa có nụ lại vừa có bông. Nhờ nở luân phiên như thế mà người ta có thể chơi mai trong cả tháng mùa xuân. Đóa mai tứ quý lớn chừng quả quất, gồm có năm cánh. Cánh mai mỏng và mềm mịn cứ như da em bé. Nó mang một sắc vàng tươi rực rỡ, như ánh nắng của mùa xuân. Chính bởi tông màu tươi mới ấy, mà mai tứ quý trở thành biểu tượng của Tết.
Cây ăn quả ở Mường Khương, một vùng đất nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, có thể là một cây mận, một trong những đặc sản của vùng núi này. Dưới đây là bài tả một cây mận ở Mường Khương:
Tả Cây Mận ở Mường Khương
Ở Mường Khương, nơi vùng núi cao, những cây mận thường mọc quanh các triền đồi và trong các vườn nhà của người dân nơi đây. Tôi muốn miêu tả một cây mận mà tôi đã từng thấy trong chuyến thăm vùng đất này. Cây mận cao lớn, vươn lên giữa không gian rộng mở của núi rừng, với thân cây xù xì, màu nâu sẫm, khắc khổ. Vỏ cây có nhiều vết nứt, nhăn nheo, nhưng vẫn rất vững chãi, đứng vững giữa gió núi và mưa rừng.
Tán cây mận trải rộng, che bóng mát cho những ai nghỉ chân dưới gốc cây. Các cành cây mọc lan tỏa ra, nhiều cành nhánh đan xen nhau, mang lại một không gian thoáng đãng nhưng cũng đầy yên bình. Mùa xuân, khi những chồi non mới nhú lên, lá cây mận xanh mướt, mỏng manh, làm dịu mát lòng người. Màu xanh ấy hòa quyện với bầu không khí trong lành của Mường Khương, tạo nên một khung cảnh thanh bình và tươi mới.
Khi vào mùa, cây mận nở những bông hoa trắng tinh khôi, mỏng manh, giống như những bông tuyết nhỏ. Mỗi bông hoa có năm cánh, nhẹ nhàng bay theo gió, mang theo mùi thơm ngào ngạt. Sau đó, những quả mận nhỏ xinh dần chín. Quả mận ở Mường Khương có vỏ mịn, màu đỏ thẫm, trông rất bắt mắt. Lớp vỏ căng mọng, khi ăn vào có vị ngọt thanh, đôi khi pha chút chua nhẹ, khiến ai cũng phải thích thú. Những quả mận này mọc thành chùm, treo lủng lẳng trên cành, khiến cây mận càng trở nên rực rỡ.
Cây mận ở Mường Khương không chỉ là nguồn sống của người dân nơi đây mà còn là một phần của thiên nhiên kỳ vĩ, gắn bó với đời sống và truyền thống của đồng bào dân tộc. Mỗi mùa mận chín, người dân trong vùng lại háo hức thu hoạch và chia sẻ những quả mận ngon lành cho bạn bè, khách du lịch, tạo nên những kỷ niệm khó quên về vùng đất này.
Đây là một mô tả về một cây mận ở Mường Khương, với đặc trưng của vùng núi cao, giúp bạn hình dung được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống nơi đây.