Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu tục ngữ phản ánh một vấn đề rất thực tế là : Những người ăn được ngủ được sẽ rất sung sướng hạnh phúc. Dó là những người có sức khỏe tốt. Và những người có sức khỏe tốt thường ăn được ngủ được và họ cảm thấy sung sướng như "tiên" vậy
Những người ăn được, ngủ được thì sẽ có được sức khỏe tốt, sung sướng chẳng kém gì tiên. Những người ăn ngủ không ngon thì không những mất tiền (do bị bệnh) mà còn mang nỗi lo vào mình.
một người khỏe mạnh,không vướng vào sự lo nghĩ gì,luôn ăn khỏe,ngủ ngon là thật sự hạnh phúc có ở trên đời.
ngược lại vì buồn phiền hay bệnh tật mà không ăn không ngủ được thì chỉ thấy lo ngại,tốn tiền thuốc men,cuộc sống kém vui đi.
chúc bạn học tốt^^
Câu 1 :
Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. ... Câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" muốn khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn.
Câu 3 : Nghĩa đen của câu tục ngữ có nghĩa như sau: Ăn được ngủ được thì mới là tiên, nếu như không ăn được không ngủ được thì vừa mất tiền lại càng thêm bội phần lo lắng hơn.
câu 1
Để nhìn nhận, đánh giá về một sự vật hay một con người, chúng ta nên chú trọng đến những giá trị cốt lõi bên trong chứ không nên bị chi phối bởi những vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài. Như ông cha ta đã có câu: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ có từ lâu đời nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào? Ở đây có hai hình ảnh được đưa ra so sánh với nhau đó là “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là vật liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày được con người sử dụng để làm ra nhiều đồ vật khác nhau như bàn, ghế, giường, tủ… Những loại gỗ tốt sẽ tạo ra các vật có độ bền cao, sử dụng lâu dài. Những loại gỗ kém chất lượng thì đồ vật làm ra sẽ nhanh bị hư hỏng . Còn "nước sơn” là chất để phủ bên ngoài làm cho vật thêm bóng, thêm đẹp.
Qua kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, ông cha ta đã khẳng định "tốt gỗ” thì hơn nhiều so với "tốt nước sơn”. Tức là câu tục ngữ khẳng định muốn có một đồ vật tốt thì chúng ta cần chú trọng đến chất gỗ làm ra vật liệu chứ không nên để chỉ để ý đến vẻ đẹp của nước sơn bên ngoài. Tuy nhiên ý nghĩa câu tục ngữ không dừng lại ở đó. Ông cha ta đã mượn hai hình ảnh rất cụ thể đó để đưa ra một ý nghĩa sâu xa hơn đó là khi đánh giá một con người thì phẩm chất đạo đức của họ quan trọng hơn hẳn so với bề ngoài.
Vậy thì tại sao lại nói: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? Chắc hẳn rằng ông cha ta cũng đã phải trải qua những lần thất bại, vấp ngã mới đúc kết được ra kinh nghiệm ấy. Và câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng, đó là một bài học hết sức quý báu đối với con người. Mỗi một sự vật hay con người đều có hai mặt hình thức và nội dung. Trong thực tế của cuộc sống, không phải lúc nào hình thức và nội dung cũng thống nhất với nhau. Và nếu như phải lựa chọn, chúng ta nên lấy nội dung, phẩm chất bên trong để làm thước đo. Khi đánh giá một sự vật thì người ta phải chú ý đến chất lượng của nó. Một đồ vật được làm từ gỗ lim dù cho không có lớp sơn bóng bẩy phủ bên ngoài nhưng vẫn được người ta chọn mua vì độ bền của nó. Khác với những vật bên ngoài được sơn lấp lánh nhưng lại làm từ gỗ tạp thì dù có đẹp đến mấy cũng sẽ nhanh chóng bị hỏng. Và đối với con người cũng vậy, ngay từ xa xưa, ông cha ta cũng luôn đề cao phẩm chất, tư cách đạo đức hơn là cái vẻ bề ngoài của họ. Một con người có nhân cách tốt sẽ luôn hoàn thành tốt mọi công việc của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và luôn được mọi người yêu mến nể phục. Nhưng trái lại, đối với một người chỉ quan tâm đến hình thức bên ngoài mà không có tư cách đạo đức tốt thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Một hoa hậu có thể không phải là người đẹp nhất nhưng phải có phẩm chất, nhân cách tốt để xứng đáng với vương miện lấp lánh trên đầu. Giống như các cụ xưa đã từng có câu: "Cái nết đánh chết cái đẹp”. Và tất nhiên, nếu một người có cả vẻ đẹp hình thức lẫn nhân cách thì người đó lại càng được yêu mến trân trọng hơn.
Câu tục ngữ là một bài học vô cùng quý báu và bổ ích cho mọi người, nhất là cho thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để hoàn thiện nhân cách. Phải "học ăn, học gói, học mở”, không chạy theo những thứ hào nhoáng bên ngoài mà đánh mất đi những gì tốt đẹp ở bên trong.
"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – câu tục ngữ mang đến một bài học kinh nghiệm về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật hay một con người. Nội dung, phẩm chất bên trong là yếu tố quyết định, là thước đo có giá trị nhất để đánh giá con người. Đừng quá quan trọng vẻ đẹp bên ngoài mà quên đi nét đẹp trong nhân cách và tâm hồn.
Câu2
Chân lấm tay bùn
tả cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng
Câu3:
Người khỏe mạnh, không phải lo nghĩ, luôn ăn khỏe, ngủ ngon mới là thật sự có hạnh phúc ở trên đời.
Mà vì buồn phiền hay vì bệnh tật mà không ăn không ngủ được thì chỉ thấy lo ngại, tốn tiền thuốc men, cuộc sống sẽ không vui.
CHỈ CHÚNG TA HỌC TUY ÍT NHƯNG HỌC CHẮC VÀ NHỚ ĐƯỢC LÂU HIỂU BIẾT RỘNG
- Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thây cậu bé là một người nhân hậu, giàu tình thương người.
Câu tục ngữ phản ánh một vấn đề rất thực tế là : Những người ăn được ngủ được sẽ rất sung sướng hạnh phúc. Dó là những người có sức khỏe tốt. Và những người có sức khỏe tốt thường ăn được ngủ được và họ cảm thấy sung sướng như "tiên" vậy