Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chức năng của protein còn phụ thuộc vào các bậc cấu trúc của nó. protein có 4 bậc cấu trúc ở mỗi bậc quy định các chức năng sinh học khác nhau.
- Các liên kết yếu trong phân tử protein giúp duy trì hay phát triển cấu trúc của protein từ đó tác động đến chức năng sinh học của protein.
-Bậc cấu trúc đảm bảo protein có được chức năng sinh học là bậc 3 và bậc 4
-Sự liên quan của các liên kết yếu trong phân tử protein đến chức năng sinh học của nó: có vai trò quyết định đến chức năng sinh học bởi vì các bậc cấu trúc không gian được duy trì từ các liên kết yếu. Khi điều kiện môi trường như nhiệt độ,PH,áp suất bị thay đổi thì sẽ dẫn tới làm đứt gãy các liên kết yếu dẫn tới làm cho cấu trúc không gian ba chiều bị thay đổi và làm cho protein bị biến dạng
+ Cấu trúc hóa học của phân tử ATP (ađênôzintriphôtphat):
- ATP cấu tạo gồm các thành phần : ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.
- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzinđiphôtphat) rồi gần như ngay lập tức ADP lại được gắn thêm một nhóm phôtphat để trở thành ATP.
+ Chức năng của phân tử ATP:
- Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào.
- Vận chuyển các chất qua màng : vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng.
Sinh công cơ học: sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương.
Một số chức năng của protein gồm có:
- Cấu trúc
- Xúc tác
- Bảo vệ
- Vận động
- Điều hoà
Với các chức năng trên, protein có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể người và các loài động vật. Đặc điểm cấu trúc giúp protein có chức năng rất đa dạng:
- protein được cấu tạo từ các đơn phân là amino acid.
- Có 20 loại amino acid tham gia cấu tạo nên các protein.
- Từ 20 loại amino có thể tạo ra vô số loại chuỗi polypeptide khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các amino acid. Trình tự các amino acid của một protein có tính đặc thù và quyết định chức năng của protein.
-Chức năng của protein: xúc tác, cấu trúc, điều hòa, bảo vệ
-Đặc điểm cấu trúc giúp protein có chức năng rất đa dạng:
+Protein được cấu tạo từ các đơn phân amino axit
+Có 20 loại amino axit tham gia cấu tạo nên protein. Từ 20 loại đó có thể tạo ra vô số loại polypeptide khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các amino axit. Do đó, trình tự các amino axit của một protein có tính đặc thù và quyết định chức năng của protein
Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:
ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.
Chức năng của phân tử ATP:
+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.
+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.
+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.
Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:
ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.
Chức năng của phân tử ATP:
+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.
+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.
+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.
Lời giải:
Chức năng của lipit trong tế bào gồm:
(1) Dự trữ năng lượng trong tế bào
(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất
(3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục
Đáp án cần chọn là: B
+ Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ ba nguyên tố là C, H, O theo nguyên tắc đa phân với đơn phân chủ yếu là các đường 6C.
+ Dựa theo số lượng đơn phân trong phân tử mà người ta chia cacbohiđrat thành 3 loại:
* Đường đơn: 1 phân tử đường 6C (glucozơ, fructozơ, galactozơ)
* Đường đôi: 2 phân tử đường 6C liên kết với nhau (saccarôzơ, lactôzơ, mantôzơ)
* Đường đa: nhiều phân tử đường 6C liên kết với nhau (tinh bột, xenlulozơ)
- Chức năng của cacbohiđrat:+ Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể: đường sữa, glicôgen, tinh bột,…
+ Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể: xenlulôzơ, kitin, glycôprôtêin,…
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lipit:
- Cấu trúc: có 4 loại: mỡ, photpholipit, sterôit, vitamin và sắc tố
- Chức năng:
+ dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
+ Cấu tạo nên các loại màng tế bào
+ Cấu trúc nên các hormon
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cấu trúc hóa học prôtêin:
– Khôí lượng 1 phân tử của một aa bằng 110đvC – Mỗi aa gồm 3 thành phần: + Nhóm cacbôxy – COOH + Nhóm amin- NH2 + Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) => có 20 loại aa khác nhau. – Công thức tổng quát của 1 aa
Chức năng của prôtêin:
Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau: Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo. Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin. Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.
Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).
Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Điều hòa sự trao đổi chất. Bảo vệ cơ thể. →Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.
- Cấu trúc của cacbohiđrat: + Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ ba nguyên tố là C, H, O theo nguyên tắc đa phân với đơn phân chủ yếu là các đường 6C. + Dựa theo số lượng đơn phân trong phân tử mà người ta chia cacbohiđrat thành 3 loại: * Đường đơn: 1 phân tử đường 6C (glucozơ, fructozơ, galactozơ * Đường đôi: 2 phân tử đường 6C liên kết với nhau (saccarôzơ, lactôzơ, mantôzơ) * Đường đa: nhiều phân tử đường 6C liên kết với nhau (tinh bột, xenlulozơ) - Chức năng của cacbohiđrat: + Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể: đường sữa, glicôgen, tinh bột,… + Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể: xenlulôzơ, kitin, glycôprôtêin,…
☆ Cấu tạo và chức năng của lipit ♧ Mỡ - Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 3 axit béo (16 – 18 nguyên tử C). - Mỡ ở động vật chứa axit béo no. - Mỡ ở thực vật và một số loài cá tồn tại ở dạng lỏng (dầu) là axit béo không no. - Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào. ♧ Phôtpholipit - Cấu tạo: Gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat. - Chức năng: Tạo nên các loại màng tế bào. ♧Stêrôit - Cấu tạo: Chứa các nguyên tử kết vòng. - Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất và một số hoocmôn. ♧ Sắc tố và vitamin - Một số vitamin A, D, E, K… và sắc tố như Carôtenôit cũng là một dạng lipit. - Chức năng: Tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể.
Cấu trúc hóa học prôtêin: – Khôí lượng 1 phân tử của một aa bằng 110đvC – Mỗi aa gồm 3 thành phần: + Nhóm cacbôxy – COOH + Nhóm amin- NH2 + Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) => có 20 loại aa khác nhau. – Công thức tổng quát của 1 aa Chức năng của protein Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4). Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Điều hòa sự trao đổi chất. Bảo vệ cơ thể. →Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.