K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

giúp mik với ai làm đúng mik tich choB1.gạch chân dưới các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong các câu saua,Cò và Vạc là hai anh em ,nhưng tính nết rất khác nhau.b,Mùi thơm nhè nhẹ củ hao sen làm dịu mát lòng người.c,Minh rất thân với bạn bè trong xóm.d,Mặc dù thời tiết rất lạnh nhưng Nam vẫn dậy sớm học bài.e,Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.g,Anh ấy không chỉ giỏi Tiếng Nhật mà...
Đọc tiếp

giúp mik với ai làm đúng mik tich cho
B1.gạch chân dưới các quan hệ từ và cặp quan hệ từ trong các câu sau
a,Cò và Vạc là hai anh em ,nhưng tính nết rất khác nhau.
b,Mùi thơm nhè nhẹ củ hao sen làm dịu mát lòng người.
c,Minh rất thân với bạn bè trong xóm.
d,Mặc dù thời tiết rất lạnh nhưng Nam vẫn dậy sớm học bài.
e,Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.
g,Anh ấy không chỉ giỏi Tiếng Nhật mà còn nói lưu loát Tiếng Anh.
B2.Hãy thay các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong mỗi câu sau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ khác để có câu đúng.
a,Ông tôi đã già thì không một ngày nào ông quên ra vườn.
b,Vì hoa không đẹp nên mùi hương của nó thật quyến rũ.
c,Mây tan vì mưa tạnh dần.
d,Tuy cô ấy rất chăm học nhưng đã đạt được kết quả cao trong kì thi toán quốc tế.

1
27 tháng 11 2021

mik sắp phải nộp bài rồi

30 tháng 11 2017

ai dúp mình vs

13 tháng 6 2021

từ của , được , do ,về, hoặc

1. Đọc thầm bài văn sau:Mừng sinh nhật bàNhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm bài văn sau:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Quan hệ từ

Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

............................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

4
12 tháng 5 2019

Câu 1: A. 7 bữa tiệc

Câu 2: D. Vì mấy năm nay chị em đã lớn và đều muốn làm một việc cho bà vui

Câu 3: B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

Câu 4: D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui

Câu 5: C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được phải biết quan tâm đến người già trong gia đình

Câu 7: B. Động từ

9 tháng 5 2021

A, D, B, D, C

12 tháng 12 2021

Bài 5. Gạch dưới các dấu câu dùng sai trong các câu sau: a. Hôm qua, các bạn lớp em, đi lao động, ở sân trường! b. Các bạn đến rất sớm, để nhận công việc! c. Cô giáo hỏi, vì sao các bạn đến sớm thế? d. Cả lớp đồng thanh trả lời, Thưa cô để còn về sớm ạ! 

12 tháng 12 2021

cảm ơn bạn so much

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : "Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?". Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé...
Đọc tiếp

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

      Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.

      Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : "Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?". Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

      “Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.

      Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !". Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.

      Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.

      "Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay." — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe ?

(Hoàng Phương)

(Hoàng Phương)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ?

a. Vì cô không có quần áo đẹp.

b. Vì cô không có ai chơi cùng.

c. Vì cô bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.

Câu 2. Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ?

a. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca.

b. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.

c. Ngồi trò chuyện với cụ già.

Câu 3. Cụ già đã nói gì và làm gì ?

a. Cụ nói : “Cháu hát hay quá ! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.”

b. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.

c. Trong nhiều năm, cụ vẫn đến công viên ngồi chăm chú lắng nghe cô bé hát.

Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì ?

a. Cụ già đã qua đời.

b. Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe.

c. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.

5. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện ?

a. Là một người kiên nhẫn.

b. Là một con người hiền hậu.

c. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác . 
 

6
29 tháng 6 2020

Câu 1: c

Câu 2: b

Câu 3: c

Câu 4: b

Câu 5: c

29 tháng 6 2020
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
cbabc
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: “Thuở nhỏ, Ha-vớt Ke-li thường lầm lũi cuốc bộ đến trường với cái bụng đói cồn cào và cái túi trống rỗng. Một hôm, cậu đánh bạo gõ cửa căn nhà bên đường để xin chút gì ăn cho qua cơn đói…Khi cửa mở, cậu bàng hoàng nhìn thấy chủ nhà là một cô gái trẻ đẹp. Thay vì xin đồ ăn, cậu ngượng ngùng chỉ...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

“Thuở nhỏ, Ha-vớt Ke-li thường lầm lũi cuốc bộ đến trường với cái bụng đói cồn cào và cái túi trống rỗng. Một hôm, cậu đánh bạo gõ cửa căn nhà bên đường để xin chút gì ăn cho qua cơn đói…Khi cửa mở, cậu bàng hoàng nhìn thấy chủ nhà là một cô gái trẻ đẹp. Thay vì xin đồ ăn, cậu ngượng ngùng chỉ dám xin ly nước. Nhưng nhìn thấy nétmặt tiều tụy vì đói khát của cậu, cô gái đã mang ra một ly sữa lớn. Cậu uống từ từ để cảm nhận hương vị ngọt ngào của ly sữa đang làm dịu dần cái đói, rồi cậu lúng túng: - Em…phải trả bao nhiêu ạ? Mỉm cười, cô gái đáp: - Lòng nhân ái đâu đòi hỏi phải đền đáp. Nhìn chăm chăm cô gái với tất cả lòng biết ơn, cậu nói: “Cảm ơn chị…”. Ha-vớt Ke-li thấy khỏe hẳn lên không phải chỉ vì ly sữa mà còn vì tấm lòng chân thành của cô gái nhân hậu”.

(Theo Nguyễn Văn Hòa)

1. Trong lúc đói khát nhất, hỏi xin một cốc nước uống, Ha-vớt Ke-li nhận được thứ gì từ cô gái?

A. Một ly nước         B. Một ly sữa              C. Một chiếc bánh mì

2. Vì sao cậu bé lại xin một ly nước thay vì xin một chút đồ ăn cho qua cơn đói  

A. Vì chủ nhà là cô gái trẻ đẹp khiến cậu bé ngượng ngùng.

 B. Vì chủ nhà rất nghèo.

C. Vì cậu bé đang rất khát nước.

3. Cô gái trả lời như thế nào khi Ha-vớt Ke-li hỏi về số tiền cậu phải trả?

A. Lòng nhân ái đâu đòi hỏi phải đền đáp.

B. Cậu trả bao nhiêu cũng được.

C. Ly sữa không đáng gì nên không lấy tiền

Bài 2. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả.

a. Vì hôm trước đi mưa mà không mặc áo mưa…………………………………..

b. ……………………………………………………nên mọi người phải giữ ấm.

c. …………………………………………………….nên bạn ấy đã tiến bộ rõ rệt.

d. …………………………………………..nhưng các bạn vẫn làm bài chăm chỉ.

Bài 3. Điền vào chỗ trống những quan hệ từ thích hợp :

 a. Mưa đã tạnh …………đường xá vẫn còn lầy lội.

 b. Cuộc họp phụ huynh bị hoãn lại…………cô giáo bị ốm.

 c. Em chăm chỉ học bài…………..mẹ rất hài lòng.

d. Bạn Lan không đi học………….bạn bị ngã xe.

Bài 4. Sắp tới ngày 8/3, lớp em dự định tổ chức một chương trình văn nghệ đặc sắc để chúc mừng cô giáo và các bạn nữ trong lớp. Là lớp phó Văn – Thể, em sẽ lập chương trình cho hoạt động này như thế nào?

1. Mục đích: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

2. Phân công chuẩn bị: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

 3. Chương trình cụ thể: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

Bài 5. Đố vui – vui đố

 Đang ở dưới bếp,

Giúp việc nấu ăn,

 Bỗng chốc bị nhầm,

 Thành giường trẻ nhỏ,

Bởi vì ai đó,

Lấy mất dấu huyền.

 Là các chữ:……………

6
4 tháng 5 2020

sao hỏi nhieuf thế ko làm bài kiểm tra à

4 tháng 5 2020

Cả 1 đề thi của bạn đây ah

3. Hãy thay quan hệ từ trong từng câu sau bằng quan hệ từ khác để có câu đúng và xác định CN - VN trong mỗi câu: a. Cây bị đổ nên gió thổi mạnh. ................................................................................................................................................ b. Trời mưa và đường trơn....
Đọc tiếp

3. Hãy thay quan hệ từ trong từng câu sau bằng quan hệ từ khác để có câu đúng và xác định CN - VN trong mỗi câu: a. Cây bị đổ nên gió thổi mạnh. ................................................................................................................................................ b. Trời mưa và đường trơn. ................................................................................................................................................ c. Bố mẹ sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì em học giỏi. ................................................................................................................................................ d. Tuy nhà xa nhưng bạn Nam thường đi học muộn. ................................................................................................................................................ e. Tôi khuyên Sơn vì nó không nghe. ................................................................................................................................................ g. Mình cầm lái và cậu cầm lái

0
1 tháng 12 2021

Ta có thể thay bằng từ do, vì cặp quan hệ từ do - nên và vì - nên đều biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Do biết dành bóng mát chia cho mọi người nên cây bằng lăng được mọi người yêu quý.

Chúc bạn học tốt!