K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2021

Câu nào sau đây là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?

A. Khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.    

B. Thể hiện tinh thần cầu tiến.                     

C. Thể hiện tinh thần tiếp thu nền văn hóa của nước ngoài.                       

D. Khẳng định truyền thống đấu tranh kiên cường của dân ta

 

25 tháng 1 2022

C.Quân Minh gặp khó khăn trong nước phải tạm dừng cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt.

25 tháng 1 2022

c

Câu 1: Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?A. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dânB. Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung layC. Đem lại ruộng đất cho nông dânD. Giải quyết được nạn đói cho dân nghèoCâu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ XVII?A.Phủ chúa quanh năm hội hè yến tiệcB. Ruộng đất của nông dân...
Đọc tiếp

Câu 1: Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?

A. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân

B. Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay

C. Đem lại ruộng đất cho nông dân

D. Giải quyết được nạn đói cho dân nghèo

Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ XVII?

A.Phủ chúa quanh năm hội hè yến tiệc

B. Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm

C. Chính quyền Lê trung hung kiểm soát mọi việc

D. Quan lại, binh lính đục khoét của nhân dân

Câu 3: Vị thủ lĩnh nào có tên là “quận Hẻo” trong cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

A.Hoàng Công Chất              B. Nguyễn Hữu Cầu               C. Lê Duy Mật                  D. Nguyễn Danh Phương

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?

A.Khởi nghĩa Lê Duy Mật

B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng

C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

Câu 5: Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất nào?

A.từ Bình Định đến Quảng Ngãi

B. từ Quảng Nam đến Bình Thuận

C. từ Quảng Nam đến Bình Định

D. từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận

Câu 6: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt

B. Thiết lập vương triều mới “Tây Sơn” tiến bộ hơn chính quyền Lê Trịnh, Nguyễn

C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc

D. Xóa bỏ sự chia cắt hai Đàng, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước

Câu 7: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điều gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên (thời Trần)?

A.Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt

B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc

C. Rút lui chiến lược chớp thời cơ để tiến hành phản công

D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa nông dân  nào đã diễn ra ở Đàng Trong vào nửa sau thế kỉ XVIII?

A. Khởi nghĩa Lam Sơn                                                        B. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

C. Khởi nghĩa Chàng Lía                                                      D. Khởi nghĩa Lê Duy Mật

Câu 10: Khởi nghĩa Tây Sơn mang tính chất:

A. Khởi nghĩa nông dân                                                       B. Cuộc giải phóng dân tộc

C. Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm                             D. Cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến

Câu 11: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn phải hòa hoãn với quân Trịnh?

A. Kéo dài thời gian, chuẩn bị lực lượng đánh chúa Trịnh

B. Bảo toàn lực lượng, chuẩn bị lương thực

C. Quân Tây Sơn chưa chống được quân Trịnh

D. Để tập trung lực lượng đánh chúa Nguyễn

Câu 12. Nguyễn Huệ trị tội Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm vì cớ gì ?

A. Đặt ra nhiều thứ thuế vô lí và nặng nề

B. Lộng quyền, kiêu căng, có mưu đồ riêng

C. Tham lam, vơ vét, bóc lột nhân dân tàn bạo

D. Cấu kết với quân Thanh để chúng xâm lược nước ta

Câu 13. Quang Trung cho lập viện Sùng Chính nhằm mục đích gì?

A. Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

B. Dịch sách chữ Nôm ra chữ Hán.

C. Khuyến khích học chữ Hán.

D. Khuyến khích học chữ Nôm

Câu 14: Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền?

A. Nắm quyền hành tối cao.

B. Chỉ là chiếc bóng mờ trong cung cấm

C. Bị san sẻ một phần quyền lợi cho chúa Trịnh.

D. Mất quyền vào tay chúa Nguyễn.

Câu 15: Sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng suốt các thế kỉ XVI-XVIII chủ yếu là do:

A. Cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của nhà Minh.

B. Cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình nhà Lê.

C. Phong trào đấu tranh của nông dân chống triều đình phong kiến.

D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

Câu 16: Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?

A. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người nông dân.

B. Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

C. Đem lại ruộng đất cho nông dân.

D. Giải quyết được nạn đói cho dân nghèo.

Câu 17: Nội dung nào không phản ánh đúng tình trạng Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII?

A. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc.

B. Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm.

C. Nhà Lê trung hưng chính quyền kiểm soát mọi việc.

D. Quan lại, binh lính đục khoét của nhân dân.

Câu 18: Nội dung của câu thơ thể hiện điều gì?

"Đường trời mở rộng thênh thênh

Ta đây cũng một triều đình kém ai"

A. Âm mưu phản lại Tây Sơn của Nguyễn Hữu Chỉnh.

B. Âm mưu lật đổ nhà Lê của chúa Trịnh

C. Khát vọng xây dựng một triều đình mới của Nguyễn Huệ.

D. Mong muốn phù Lê diệt Trịnh của anh em Tây Sơn.

Câu 19: Trận đánh nào là trận đánh cuối cùng làm nên thắng lợi của Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống Thanh  năm 1788-1789 ?

A. Rạch Gầm-Xoài Mút.                                             B. Hải Dương.

C. Lạng Giang (Bắc Giang)                              D. Ngọc Hồi- Đống Đa.

Câu 20: Nhiệm vu cấp bách của nhà Tây Sơn sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm và thống nhất được đất nước là gì ?

A. Khôi phục kinh tế, ổn định xã hội

B. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.

C. Xây dựng kinh tế vững mạnh.

D. Phát triển quan hệ buôn bán với các nước

Câu 21: Loại chữ nào dược Quang Trung sử dụng làm chữ viết chính thức của nhà nước ?

A. Chữ Hán.                B. Chữ quốc ngữ.                       C. Chữ Nôm.                       D. Chữ Nho.

Câu 22: Ý nghĩa của việc Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước ?

A. Thể hiện sự sáng tạo của dân tộc.

B. Nhà nước quan tâm đến giáo dục và thi cử.

C. Cho thấy văn học chữ Nho bị bài trừ.

D. Thể hiện sự tự chủ, tự tôn của dân tộc.

Câu 23 : Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn là gì?

A. Vua Quang Trung mất sớm.

B. Không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

C. Nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.

D. Không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

Câu 24: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa

A. Sầm Nghi Đống                  B. Hứa Thế Hanh                    C. Tôn Sĩ Nghị             D. Càn Long

Câu 25: Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?

A. Thăng Long                    B. Phú Xuân                             C. Bình Định                                D. Thanh Hóa

Câu 26: Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích giáo dục phát triển?

A. Ban hành Chiếu khuyến học                                 B. Ban hành chiếu Khuyến nông

C. Xóa nạn mù chữ                                         D. Ban hành Chiếu lập học

Câu 27: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ Việt - Trung dưới thời trị vì của Quang Trung là?

A.Đối đầu gay gắt       với nhà Thanh               B. Mềm dẻo, kiên quyết bảo vệ chủ quyền

C.Mâu thuẫn sâu sắc với nhà Thanh               D.Tuyệt giao hoàn toàn với nhà Thanh

Câu 28: Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?

A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.

B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh

C. Đó là 1 con sông lớn và rộng

D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.

Câu 29: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là gì?

A.Bắc Bình Vương                  B.Bình Định Vương                 C.Trung ương Hoàng đế            D.Quang Trung

Câu 30:Quang Trung chú trọng xây dựng quân đội mạnh là vì:

A.Thế lực phong kiến Trịnh-Nguyễn còn mạnh

B.Muốn mở rộng lãnh thổ đất nước

C.Nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe dọa

D. Chống lại âm mưu xâm lược của nhà Thanh

Câu 31. Nơi Nguyễn Huệ đã chọn làm trận địa đánh quân xâm lược Xiêm là:

A. Sông Bạch Đằng                                                       B. Sông Như Nguyệt
C. Rạch Gầm-Xoài Mút                                               D. Chi Lăng –Xương Giang.

Câu 32: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nước ta phải chống các thế lực ngoại xâm nào?

A. Quân Minh, quân Thanh                           B. Quân Tống, quân Thanh

C. Quân Mông Nguyên                                               D. Quân Xiêm, Thanh

Câu 33: Vua Quang Trung đưa ra Chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?

A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn dân lưu vong

B. Giải quyết tình trạng đói  kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại

C. Giải quyết nạm cướp ruộng đất của quan lại và địa chủ

D. Giải quyết nạn mất mùa đói kém  và việc làm cho nhân dân

Câu 34: Ai là người được vua Quang Trung lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm?

A.Nguyễn Bỉnh khiêm              B. Nguyễn Thiếp                 C. Nguyễn Hữu Cầu                     D. Ngô Thì Nhậm

Câu 35: “Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị binh lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung?

A.Vị trí của giáo dục, nhân tài trong việc xây dựng đất nước

B. Quan điểm xây dựng nền giáo dục của toàn dân

C. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học

D. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Tây học

Câu 36: Những chính sách xây dựng đất nước dưới thời vua Quang Trung có tác dụng gì quan trọng nhất đối với lịch sử dân tộc?

A.Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ

B. Bước đầu ổn định đất nước

C. Đánh bại hoàn toàn quân Xâm lược Xiêm

D. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế-chính trị

 Câu 37: “Mà nay áo vải, cờ đào

Giúp dân dựng nước xiết bao công trình” là câu thơ của ai>

A. Công chúa Ngọc Hân         B. Nguyễn Nhạc               C. Nguyễn Lữ                     D.Nguyễn Hữu Chỉnh

Câu 38: Nguyên nhân quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt năm 1785 là gì?

A.Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới Chân Lạp, thuộc quốc của Xiêm

B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm trước sức ép của chúa Nguyễn

C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm trước sức ép của quân Tây Sơn

D. Quân Tây Sơn cử sứ giả sang giao hảo với nhà Xiêm

Câu 39: Đâu là căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

A.Tây Sơn thượng đạo                                              B. Tây Sơn hạ đạo

C. Phú Xuân                                                                D. Thăng Long

Câu 40: Điểm dặc biệt trong lực lượng tham gia của phong trào nông dân Tây Sơn là gì?

A.Được sử ủng hộ của triều đình nhà Thanh

B. Được sự ửng hộ của văn thân, sĩ phu

C. Được sự ủng hộ của người Pháp

D. Được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân

Câu 41: Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng của các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại ở Việt Nam?

A.Thường nổ ra vào cuối các triều đại

B.Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nông dân với nhà nước phong kiến

C. Xu hướng phong kiến hóa sau khi giành thắng lợi

D. Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại

Câu 42: Lấy của nhà giùa chia cho người nghèo” là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?

A.Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương             B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật

C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất                    D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

Câu 43: Tại sao đến thế kỉ XVIII, ruộng đất công lại bị địa chủ, quan lại lấn chiếm?

A.Do sự suy yếu của chính quyền trung ương

B. Do người dân chuyển hướng sang làm nghề thủ công

C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa

D. Do nông dân phiêu tán vào Đàng Trong

Câu 44:Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

A.Nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài

B. Đều bị đàn áp

C. Thiếu sự liên kết với nhau

D. Đã lật đổ đươc chính quyền chúa Trịnh

Câu 45: Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong?

A.Tạo điều kiện cho khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài

B. Làm suy yếu chính quyền họ Trịnh

C. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta

D. Thể hiện quy luật có áp bức, có đấu tranh

1
16 tháng 4 2021

1. B
    → Tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều thất bại nhưng nó góp phần làm cho chính quyền chúa Trịnh bị lung lay, suy yếu rồi đi đến sụp đổ sau này.
2. C
    → Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII vua Lê chỉ là bù nhìn, thực quyền trong tay chúa Trịnh.
3. D
    → Nguyễn Danh Phương, tục gọi là quận Hẻo, trước làm thủ hạ của các thủ lĩnh Tế và Bồng khởi nghĩa ở Sơn Tây.
4. B
    → Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài
5. B
    →  Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
6. D
    → Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
7. A
    → Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII), nhà Trần đã sử dụng kế sách "vườn không nhà trống", chủ động tiến công sang đất Tống sau đó rút lui về phòng vệ trong nước, chớp được thời cơ khi giặc suy yếu đến tột cùng (xem lại trận Như Nguyệt) để đánh thắng quân Mông- Nguyên. Nhưng quân Tây Sơn lại chọn lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
8. C
10. A
    →  Khởi nghĩa Tây Sơn diễn ra với mục tiêu chống lại chế độ phong kiến, giành quyền lợi cho nhân dân, do giai cấp nông dân lãnh đạo. Từ một cuộc khởi nghĩa trong địa bàn nhỏ hẹp phong trào đã phát triển nhanh chóng, sức mạnh của phong trào nông dân đã đánh bại các thế lực phong kiến, phá vỡ xu hướng cát cứ, tạo tiền đề cho sự thống nhất về mặt nhà nước.
11. D
    →  Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh quân Nguyễn, dồn sức tấn công vào Gia Định.
12. D
13. A
    →  Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập.
14. B
    →  Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp, vua Lê chỉ là bù nhìn, người nắm thực quyền là chúa Trịnh.
15. D
    →  Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, do sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến trong nước nên nhân cơ hội đó các thế lực từ bên ngoài lăm le xâm lược Đại Việt.
16. B
    →  Tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đều thất bại nhưng nó góp phần làm cho chính quyền chúa Trịnh bị lung lay, suy yếu rồi đi đến sụp đổ sau này.
17. C
    →  Đàng Ngoài vào thế kỉ XVIII vua Lê chỉ là bù nhìn, thhuwcj quyền trong tay chúa Trịnh.
18. A
19. D
20. A
    →  Sau khi đánh đuổi được ngoại xâm, đất nước cũng đã được thống nhất thì nhiệm vụ cấp bách của nhà Tây Sơn là ổn định và khôi phục lại đất nước về mọi mặt sau một thời gian dài liên miên chiến tranh.
21. C
22. D
    →  Quang Trung sử dụng chữ Nôm là chữ viết chính thức của nhà nước thay cho chữ Hán thể hiện sự tự chủ của dân tộc vì chữ Nho là chữ sáng tạo của người Việt.
23. C
24. A
25. B
26. D
27. B
    →  Khi xây dựng vương triều mới, Quang Trung chủ trương xây dựng một mối quan hệ hòa hỏa với nhà Thanh, mềm dẻo chấp nhận triều cống nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc
28. B
29. D
30. C
    →  Mặc dù quân Thanh đã bị đánh tan nhưng nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước vẫn còn bị đe dọa. Phía bắc, thế lực Lê Duy Chỉ (em ruột của Lê Chiêu Thống lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung. Phía nam, sau thất bại ở Rạch Gầm- Xoài Mút, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp và chiếm lại Gia Định. Nhận rõ nguy cơ từ nhiều phía, Quang Trung khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh
31. C
    →  So sánh lực lượng, biết không thể nào đánh thẳng vào Sa Đéc hay Trà Tân được, Nguyễn Huệ liền đi xem xét địa hình, thăm dò lòng dân ở đây và tìm hiểu điểm mạnh, yếu của đối phương. Cuối cùng, ông quyết định chọn khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, cách Mỹ Tho khoảng 12 km, làm trận địa quyết chiến.
32. D
33. A
34. B
35. A
    →  Câu nói trên thể hiện quan điểm đề cao vị trí của giáo dục và lựa chọn nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước của vua Quang Trung. Việc mở rộng hệ thống giáo dục và khoa cử là quốc sách hàng đầu để tạo nên quốc gia hùng mạnh
36. B
37. A
38. C
39. A
40. D
    →  Là một cuộc khởi nghĩa nông dân nhưng phong trào Tây Sơn còn nhận được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân lao động như thợ thủ công, thương nhân, kể cả các hào mục địa phương và đồng bào dân tộc thiểu số như Chăm, Bana.
41. D
    →  Thường nổ ra vào cuối các triều đại khi mà đất nước đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, giai cấp thống trị không làm tròn được trách nhiệm của mình, mâu thuẫn giữa nông dân với triều đình, địa chủ phong kiến phát triển gay gắt. Lãnh đạo và lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. Xu hướng phát triển là phong kiến hóa - thiết lập một vương triều phong kiến mới. Hầu hết đều thất bại (chỉ trừ phong trào nông dân Tây Sơn đã giành thắng lợi và thiết lập được vương triều Tây Sơn). Vậy D không phải điểm tương đồng của tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kì trung đại.

 

42. D
  →  Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu đầu từ Đồ Sơn (Hải Phòng), sau lan ra Kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi lan xuống Sơn Nam và Thanh Hóa, Nghệ An. Nghĩa quân nêu khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.
43. A
  →  Trên danh nghĩa, ruộng đất trên cả nước thuộc sở hữu tối cao của nhà vua. Nhà vua sẽ lấy nó ban cấp cho quan lại, nông dân. Tuy nhiên đến thế kỉ XVIII, chính quyền trung ương suy yếu, không còn khả năng kiểm soát tình hình, quan lại địa chủ nhân cơ hội đó lấn chiếm ruộng đất của nông dân.
44. D
  →  Mục đích là lật đổ nền thống trị của vua Lê, chúa Trịnh. Lực lượng tham gia là nông dân. Nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài từ vùng miền núi phía Bắc đến vùng Thanh- Nghệ. Cuối cùng, đều bị đàn áp nhưng làm lung lay nền thống trị của họ Trịnh. Thắt bại do giữa các phong trào thiếu sự liên kết để tạo thành một phong trào thống nhất trên quy mô lớn
45. A
  → Góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh. Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong) phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.

23 tháng 3 2021

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ” đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân. 

23 tháng 3 2021

Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tinh hoa văn hóa dân tộc... để giữ gìn truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc

1 tháng 4 2021

Để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc em phải:đã là học sinh thì cái thiết yếu nhất là phải học. Học là 1 hình thức nâng cao trình độ văn hóa nuôi sống bản thân đồng thời thể hiện truyền thống yêu nước. Thường xuyên tham gia các hoạt động truyền thốg của địa phương cư trú , đóng góp côg sức tài sản (dù nhỏ thôi) vào các quĩ tu bổ chùa chiền, di tích lịch sử văn hóa.... Xây dựg các côg trình thanh niên mag tư tưởg xanh sạch cũng là 1 trog các việc làm đúng
Yêu nước khôg có nghĩa phải chốg giặc ngoại xâm, ở thời bình những việc làm xây dựg và bảo vệ vững chắc quê hương đất nước cũng chính là giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

1 tháng 4 2021

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần yêu nước ấy đã được giữ vững và phát huy. Là một học sinh nắm trong tay tương lai của đất nước, em sẽ phát huy lòng yêu nước ấy bằng những hành động thiết thực. Lòng yêu nước không phải là một thứ tình cảm nào đó cao xa mà chính là lòng yêu gia đình, yêu hàng xóm và những vật bình thường xung quanh. Yêu thương, kính trọng, lễ phép, giúp đỡ ông bà, cha mẹ những công việc vừa sức, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường sống, yêu quý, trân trọng, giữ gìn những đồ vật xung quanh… đã là nền tảng của lòng yêu nước sau này. Thấy cánh đồng xanh mướt mà thấy yêu, thấy cha mẹ cực khổ thấy thương, thấy xót… đó chính là lòng yêu nước. Vì vậy, muốn xây dựng được lòng yêu nước thì ta phải rèn luyện những đức tính bình dị như yêu gia đình, yêu làng xóm… Ngoài ra, chúng ta là thế hệ măng non của đất nước, gánh trên vai trọng trách xây dựng, bảo vệ và phát triển nước nhà ” đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn.Bởi thế, việc làm thiết yếu nhất mà học sinh chúng ta có thể làm được đó là ra sức học tập và rèn luyện thật tốt để hoàn thiện trí tuệ và nhân cách của bản thân, thực hiện tiếp ước mơ dang dở của cha ông, làm giàu cho đất nước, cho xã hội. Thực hiện những điều trên chính là ta đã cụ thể hóa lòng yêu nước của bản thân.

17 tháng 2 2020

(Lớp 7 có học cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đâu)

Nội dung nào không thuộc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40?

A. Mở ra thời kì phong kiến độc lập, tự chủ trên đất nước ta.

B. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta.

C. Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam.

D. Mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc.

17 tháng 2 2020

Câu 5: Nội dung nào không thuộc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40?

A. Mở ra thời kì phong kiến độc lập, tự chủ trên đất nước ta.

B. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta.

C. Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam.

D. Mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc.

Chúc bạn học tốt!

30 tháng 7 2021

cuộc khởi nghĩa hai bà trưng

 

30 tháng 7 2021

nhanh đấyhaha

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như...
Đọc tiếp

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Lớn nhất Đông Nam Á. B. Phát triển ở Đông Nam Á. C. Trung bình ở Đông Nam Á. D. Cường thịnh nhất Đông Nam Á. Câu 22: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là? A. Thực hiện chế độ hạn nô B. Chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc Câu 23: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? A.Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác Câu 24: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách A.Lộc điền B.Quân điền C.Điền trang, thái ấp D.Thực ấp, thực phong Câu 25: Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì? A.Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất B.Ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân văn của Phật giáo C.Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo D.Muốn hạn chế sự xuất hiện của các đại điền trang như thời Trần Câu 26: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới? A.Nguyễn Trãi B.Lê Thánh Tông C.Ngô Sĩ Liên D.Lương Thế Vinh Câu 27: Văn học Đại Việt thời Lê sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây? A.Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc B.Thể hiện lòng tự hào dân tộc C.Phê phán xã hội phong kiến D.Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV? A.Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục B.Có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng C.Nền kinh tế hàng hóa phát triển D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa Câu 29: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ? A.Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu B.Nhân dân không ủng hộ đạo Phật C.Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền D.Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời Câu 30: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật? A. khủng hoảng suy vong B. phát triển ổn định C. phát triển đến đỉnh cao D. phát triển không ổn định Câu 31: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai? A. Lê Uy Mục B. Trịnh Tùng C. Trịnh Duy Sản D. Mạc Đăng Dung Câu 32: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm" A. khởi nghĩa Trần Tuân B. khởi nghĩa Trần Cảo C. khởi nghĩa Phùng Chương D. khởi nghĩa Trịnh Hưng Câu 33: Năm 1527 diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc B. chính quyền Đàng Ngoài được thành lập C. chính quyền Đàng Trong được thành lập D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc Câu 34: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây? A. đất nước bị chia cắt B. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt C. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm D. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển Câu 35: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh. C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh. Câu 36: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn. C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Câu 37: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

1
5 tháng 5 2021

20. A

21. D

22. C

23. D

24. B

25. A

26. A

27. C

28. A

29. C

30. A

31. C

32. B

33. D

34. D

35. D

36. D

37. A

Thắng lợi trên sông Bạch Đằng, những cuộc thắng lợi khi phản công đánh tan quân nguyên ở thành Thăng Long

 Câu 30. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn?A. Ý chi đấu tranh chống áp bức, bóc lột của nhân dân.B. Tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộcC. Sự lãnh đạo đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là Nguyễn Huệ,D. Nhà Thanh đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.Cầu 31. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:"Đánh cho để dài tócĐánh cho...
Đọc tiếp

 

Câu 30. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Ý chi đấu tranh chống áp bức, bóc lột của nhân dân.

B. Tinh thần yêu nước của toàn thể dân tộc

C. Sự lãnh đạo đúng đắn của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là Nguyễn Huệ,

D. Nhà Thanh đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.

Cầu 31. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó trích luận bắt phản

Đánh cho nó phiến giáp bát hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chứ

Đoạn hiểu dụ của vua Quang Trung không mang ý nghĩa gì?

A. Nêu lên mục đích tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.

B. Tạo khí thế, quyết tâm chiến đấu cho nghĩa quân Tây Sơn.

C. Thể hiện truyền thông đấu tranh bất khuất của dân tộc.

D. Ca ngợi những chiến công của nghĩa quân Tây Sơn.

Câu 32. Tình hình Đại Việt vào cuối thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

A. Kinh tế suy sụp, nhân dân ly tán.

B. Kinh tế hàng hóa phát triển nhanh

C. Chính trị bất ổn, kinh tế tiếp tục phát triển.

D. Kinh tế - xã hội ổn định

Câu 33. Sau khi đánh bại giặc ngoại xâm, Quang Trung đã chọn địa phương nào làm kinh đô

A. Thăng Long

B. Gia Định.

C. Bình Định.

D. Phú Xuân

Cầu 34. Vua Quang Trung ban hành Chiếu khuyến nông nhằm giải quyết vấn đề gì?

A. Tư hữu ruộng đất

B. Khai hoang, mở cõi

C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong

D. Thiên tai mất mùa

Câu 35. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ ngoại giao giữa nước ta với nhà Thanh dưới thời trị vị của Quang Trung là gì?

A. Đối đầu gay gắt

B. Mềm dẻo nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc

C. Không có quan hệ ngoại giao.

D. Nhà Thanh thường xuyên thực hiện triều cổng đối với nước ta.

Câu 36. Dưới thời Quang Trung. loại chữ viết nào được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước

A. Chữ Hán.

B. Chữ Quốc ngữ.

C. Chữ tượng hình.

D. Chữ Nôm

Câu 37. Nội dung nào dưới đây không thuộc chính sách xây dựng đất nước của vua Quang Trung.

A. Ban hành Chiếu khuyến nông"

B. Ban hành Chiếu lập học"

C. Ban hành Chiếu khuyến thương"

D. Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất định lấy một suất linh

Câu 38. Câu nói sau thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung?

    Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lễ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc.

A. Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình

B. Quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân.

C. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học đất nước.

D. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Âu Học.

Câu 39. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào thế kỷ nào?

A. Thế kỷ XVI.

B. Thế kỷ XVII

C. The kỳ XVIII.

D. Giua thế kỷ XVIII

Câu 40. Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở đâu?

A. Điện Biên (Lai Châu).

B. Sơn La.

C. Ba Tơ (Quảng Ngãi).

D. Truông Mây (Bình Định).

Câu 41. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn vào năm nào?

A. 1771.

B. 1777.

C. 1775.

D, 1780

Câu 42. Tổ tiên của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ở đâu?

A. Bình Định

B. Thanh Hóa.

C. Nghệ An.

 D. Hà Tĩnh

Câu 43. Căn cứ Tây Sơn thượng đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?

A. Tây Sơn – Bình Định

B. An Khê – Gia Lai.

C.An Lão – Bình Định.

D. Măng Giang - Gia Lai

Câu 44. Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ

A. Kiên Mi (Tây Sơn – Bình Định)

B. Truông Mây (Bình Định).

C. An Khê (Gia Lai)

D.An Lão (Bình Định).

Câu 45. Nghĩa quân Tây Sơn đã hạ thành Quy Nhơn vào năm nào?

A. 1773.

B. 1774.

C. 1775.

D. 1776.

Câu 46. Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất nào?

A. Tử Bình Định đến Quảng Ngãi,

B. Tử Quảng Nam đến Bình Thuận.

C. Từ Quảng Nam đến Bình Định.

D. Từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

Câu 47. Năm 1777 đã diễn ra sự kiện gi lớn?

A. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn.

B. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm được vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Binh Thuận.

C. Nghĩa quân Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

D. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc.

Câu 48. Ai là người cầu cứu quân Xiêm?

A. Nguyễn Nhạc

B. Nguyễn Huệ.

C. Nguyễn Lữ.

D. Nguyễn Ánh

Câu 49. Chiến thắng có ý nghĩa to của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là gì?

A. Hạ thành Quy Nhơn.

B. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.

C. Đánh bại 5 vạn quân Xiểm xâm lược ở Rạch Gầm - Xoài Mút

D. Đánh đổ tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong

Câu 50. Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ đã tiến quân vượt đèo Hải Vân, đánh thành Phủ Xuân với sự giúp đỡ của ai?

A. Nguyễn Nhạc

B. Nguyễn Lữ.

C. Nguyễn Hữu Chỉnh.

D. Nguyễn Hữu Cầu

Câu 51. Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân nhà Thanh xâm lược nước ta vào năm 1788?

A. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh

B. Mưu đồ mở rộng lãnh thổ về phía nam của nhà Thanh

C. Nhà Thanh muốn nhân cơ hội này đưa quân xâm lược nước ta.

D. Nhà Thanh muốn giúp vua Lê giành lại quyền cai trị đất nước.

Câu 52. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?

A. 1778.

B. 1788.

C. 1789.

D. 1780.

Câu 53. Tưởng nào của giặc Thanh phải khiếp sợ thất cổ tự tử sau thất bại ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa?

A. Sâm Nghi Đống

 B. Hứa Thế Hanh.

C. Tôn Sĩ Nghị.

D. Càn Long,

Câu 54. Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh phải làm gì để phát triển thương mại của Đại Việt?

A. Mở rộng quan hệ giao lưu, buôn bán với nước ta

B. Mở cửa ải, thông chợ búa

C. Bế quan tỏa cảng

D. Chỉ được buôn bán những sản phẩm nông nghiệp.

Câu 55. Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích việc học tập trong cả nước?

A. Ban hành "Chiếu khuyến học"

B. Tăng cường thi cử.

C. Ban bổ Chiều lập học

D. Xóa nạn mù chữ

Câu 56. Vua Quang Trung giao cho ai lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm

A. Nguyễn Thiếp.

B. Ngô Văn Sở.

C. Ngô Thời Nhậm.

D. Vũ Văn Dũng

Câu 57.Phong trào nông dân khởi nghĩa và lan rộng ở thế kỷ XVIII, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn,là biểu hiện của vấn đề gì?

A. Sự nổi loạn cát cử ở địa phương.

B. Sự lớn mạnh của nông dân.

C. Sự khủng hoảng và suy sup của chế đồ phong kiến.

D. Sự xâm lược của các thế lực bên ngoài.

Câu 58. Triều đại Tây Sơn tồn tại trong thời gian nào?

A. 1778-1802.

B. 1779-1800.

C. 1777-1789.

D. 1776-1804

Câu 59. Từ năm 1776 đến năm 1783, nghĩa quân Tây Sơn đã mấy lần đánh Gia Định

A. 2 lần.

B. 3 lån.

C. 4 lần

D. 5 lần

Câu 60. Điền vào cho trông cụm từ đúng với câu nói của vua Quang Trung

Xây dựng đất nước lấy…làm đầu, lễ tệ binh lấy việc tuyển nhân là làm gốc".

A. việc phát triển kinh tế.

B. việc giao lưu với nước ngoài.

C. việc dạy học.

D. việc ổn định

0