A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi. 1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? 2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì? 3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những...
Đọc tiếp

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi.

1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?

2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì?

3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những khổ thơ trên?

*Hình ảnh người chiến sĩ lái xe

1/Hình ảnh người chiến sĩ lái xe được miêu tả như thế nào về thế ? Biện pháp nghệ thuật nào dùng để thể hiện điều đó?

2/Cách dùng từ và nghệ thuật diễn đạt trong hai khổ thơ 3,4  trên có gì đặc biệt?

3/ Em cảm nhận như thế nào về tình cảm đồng đội trong bài thơ, đặc biệt là khổ thơ 5,6.

 

 

 giả đã phản ánh được điềnh ảnh những chiếc xe trên, tác giả đã phản ánh được điều gì?

 

 

1
1 tháng 12 2021

loading...loading...loading...loading...

 

 

 

 

 

1.Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì? 2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm.Chú ý các từ ngữ phả vào , chùng chình, dềnh...
Đọc tiếp

1.Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?

2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm.Chú ý các từ ngữ phả vào , chùng chình, dềnh dàng…)

3.Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ…thu này được Hữu Tỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào?Em hiểu thé nào về hai dòng thơ cuối bài:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Gợi ý:

-Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu.

- Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải)

1
4 tháng 3 2019

1. Mùa xuân đến khá bất ngờ được cảm nhận từ một hồn thơ rất tinh tế:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.

->Nhà thơ như nghe được hương ổi phả vào trong ngọn gió se. Từ "phả" thật có hồn không phải là ngọn gió mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín phả hương thơm vào trong gió làm cho ngọn gió trở nên thơm tho, nhà thơ còn thấy được "Sương chùng chình qua ngõ". Từ 'chùng chình' gợi lên một sự lay động của cây lá, vẻ tự lực của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu. Chính vì vậy trong phút giao mùa của thiên nhiên ấy, lòng người có chút bâng khuâng nghi hoặc khi cảm thấy hình như thu đã về, phải là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu mùa thu, yêu làng quê và cuộc sống nơi đây thì mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy.

17 tháng 5 2021

1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều

2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

 

18 tháng 5 2021

. - Nội dung của tám câu thơ:  Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.

b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏiLần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏi

Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có khéo  lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đạo, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được . Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dượng lực lưỡng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

Câu a. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói về vấn đề gì?

Câu b. Vua Quang Trung đã đánh giá cao Ngô Thì Nhậm những ưu điểm gì ?

Câu c. Câu nghi vấn nằm ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?

Câu d. Qua lời nói trên, em hiểu vua Quang Trung là người như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn 10 câu. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán.

 

0
Đọc hiểu trích một đoạn trong bài rap "Con trai cưng" như sau: "Con trai cưng của mẹ Bạn bè gọi có mặt, riêng ba mẹ nói là nó không nghe Con trai cưng của mẹ, chơi hết đời tuổi trẻ Hơn hai mươi tuổi đầu nhưng khi ở nhà vẫn là em bé. Vì nó là, con trai cưng của mẹ nó Con trai cưng của mẹ nó. Con trai cưng của mẹ nó. Ở ngoài kia phong bão tố về nhà luôn có mẹ chở mẹ che, Con...
Đọc tiếp

Đọc hiểu trích một đoạn trong bài rap "Con trai cưng" như sau:

"Con trai cưng của mẹ

Bạn bè gọi có mặt, riêng ba mẹ nói là nó không nghe

Con trai cưng của mẹ, chơi hết đời tuổi trẻ

Hơn hai mươi tuổi đầu nhưng khi ở nhà vẫn là em bé.

Vì nó là, con trai cưng của mẹ nó

Con trai cưng của mẹ nó.

Con trai cưng của mẹ nó.

Ở ngoài kia phong bão tố về nhà luôn có mẹ chở mẹ che,

Con trai không bao giờ nhớ mẹ,

Con trai không tâm sự với cha,

Con trai chưa bao giờ phải khóc,

Trừ khi mẫu giày nó thích vừa mới ra...

Gọi nó là con trai, con trai cưng, chưa từng tự mình đứng vững hai chân...

Thích làm đầu gấu, rất là tự hào nắm đấm có màu máu,

Thích thể hiện, để giữ cái thể diện, rồi lại bất ngờ khi ôm cái đầu máu,

Rồi ai sẽ phải xin lỗi từng nhà, coi mấy thằng bạn mày nó có đứng ra,

Để coi ai thăm viếng, mỗi khi mày kiếm chuyện

...

Đủ lớn để làm, thì đủ lớn để chịu, mày đủ lớn để học, mày đủ lớn để hiểu,

Đủ sức chìa tay ra xin tiền,

Thì phải đủ tự trọng không dùng tiền đó mua sĩ diện.

Hãy để tâm hồn là thánh đường, đừng biến nó thành sở thú,

Để bao nhiêu bạn bè, hay bao nhiêu vật chất, thì cuộc đời cũng không bao giờ đủ".

(Trích lời bài rap “Con trai cưng” – Bray, Masew)

1, Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên

2, Tác dụng bptt trong câu :"Hãy để tâm hồn là thánh đường, đừng biến nó thành sở thú"

T từng thấy đề này trên báo và thấy khá hay .-. nhưng nó khá khó với t . Mong các cao nhân có thể trả lời giúp t ạ.T cảm ơnnn

1
2 tháng 9 2019

Cái này cj cx ko chắc lắm, thấy nó hơi lạ

a, Phong cách ngôn ngữ rất hợp với giới trẻ(ko biết nói sao cho hợp-.-), mang tính giáo huấn các thanh niên ăn chơi hiện nay

b, BPTT: Ẩn dụ(thánh đường: chỉ sự lương thiện, sở thú: chỉ những cái xấu)

2 tháng 9 2019

em cảm ơn chị nhé .-. nvay cũng được rồi ạ :3

16 tháng 3 2022

Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:

-         Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…

-         Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…

-         Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…

 

 

16 tháng 3 2022

1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)

1 số phương ngữ Trung (miền Trung)

1 số phương ngữ Nam (miền Nam)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:Phượng là loài cây thân gỗ, có thể cao hàng chục mét. Vỏ cây màu nâu sẫm. Lá phượng thuộc loại lá kép, trên phiến lá có nhiều lá nhỏ li ti như lá me. Hoa phượng thuộc họ dậu, mọc thành chùm. Cánh hoa mỏng, thuôn, cắm vào đài hoa xanh thẫm. Mỗi hoa có nhiều cánh xòe nở như cánh bướm, đỏ rực. Nhị hoa như những vòi nhỏ, vàng rục, xòe ra trên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Phượng là loài cây thân gỗ, có thể cao hàng chục mét. Vỏ cây màu nâu sẫm. Lá phượng thuộc loại lá kép, trên phiến lá có nhiều lá nhỏ li ti như lá me. Hoa phượng thuộc họ dậu, mọc thành chùm. Cánh hoa mỏng, thuôn, cắm vào đài hoa xanh thẫm. Mỗi hoa có nhiều cánh xòe nở như cánh bướm, đỏ rực. Nhị hoa như những vòi nhỏ, vàng rục, xòe ra trên cánh. Hoa mọc thành chùm, các chùm gắn với nhau ở đầu cành. Mùa hè, cây phượng như mâm xôi gấc khổng lồ, đỏ rực một vùng. Quả phượng giống quả đậu to kì lạ, dài đến ba mươi phân, to khoảng năm phân. Mùa đông, quả khô lại, đung đưa theo gió.

a, Đọan văn thuyết minh về đối tượng nào?

b, Chỉ ra các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đọan văn?

c, Xác định yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đọan văn? Tác dụng?

d, Ngoài những đặc điểm đã trình bày về đối tượng thuyết minh trong đoạn văn, khi giới thiệu về đối tượng này, em có thể trình bày những đặc điểm nào nữa?

0
1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? 2....
Đọc tiếp

1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau

a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?

2. Xác định vị trí của dòng thơ : “Con hỏi:…” ở mỗi phần

(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sông “trên mây” và những người sống “trong sóng”

3.Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra.Sự giống nhau va sự khác nhau của những cuộc chơi đó nói lên điều gì?

4. Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh: mây, trăng, sóng, bờ biển).

5. Phân tích ý nghĩa của câu thơ: “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”.

6*. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?

 

 

2
12 tháng 12 2017

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

20 tháng 11 2019

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

30 tháng 5 2021

@danghackgamekirito ( chủ )

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào?

- Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm '' Bài thơ của tiểu đội xe không kính ''

- Của tác giả '' Phạm Tiến Duật ''

2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vô cùng ác liệt. Bài thơ in trong tập Vầng trăng - Quầng lửa, là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và những người lính cụ Hồ nói chung.

3. Từ “chông chênh” trong câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” thuộc loại từ nào? Hãy giải thích nghĩa của từ “chông chênh”.

'' Chông chênh ” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “ chông chênh ” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm của người lính trên đường lái xe ra tiền tuyến.

4. Cảm nhận của em về hai câu thơ:

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Những hình ảnh sinh hoạt, nghỉ ngơi ngắn ngủi nhưng tâm hồn người chiến sĩ không vì thế mà nhụt chí, ngược lại, họ còn rất mạnh mẽ và kiên định, không gì lung lay nổi.

Hai câu thơ gợi nên sự chông chênh trên con đường gập ghềnh mà những người lính phải vượt qua. Nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực kiên cường, định kiến vượt lên tất cả.

Nhịp thơ đều đều 2/2/3 gợi lên sự bền bỉ trên từng cung đường của những người lính. Hình ảnh trời xanh thêm yên bình cũng tô đậm thêm niềm tin về ngày chiến thắng, về công bằng của những người chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.