K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong những câu dưới đây:a) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với bó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.(Ngữ văn 6, tập 2)b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.(Sơn Tinh, Thủy Tinh)c) Tre là cánh tay của người nông dân […]Tre còn là nguồn vui duy nhất...
Đọc tiếp

Tìm câu trần thuật đơn có từ là trong những câu dưới đây:

a) Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với bó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
(Ngữ văn 6, tập 2)

b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

c) Tre là cánh tay của người nông dân […]
Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
[…] Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.
(Thép Mới)

d) Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
(Đồng dao)

đ) Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
(Thánh Gióng)

e) Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
    Và dại khờ là những lũ người câm
    Trên đường đi như những bóng âm thầm
    Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
(Tố Hữu)

1
12 tháng 7 2017
Chủ ngữ Vị ngữ
Hoán dụ Là gọi tên sự vật.. sự diễn đạt
Người ta Gọi chàng là Sơn Tinh
Tre Còn là nguồn vui… tuổi thơ
Nhạc của trúc, nhạc của tre Là khúc nhạc đồng quê
Bồ các Là bác chim ri
Vua Nhớ công ơn phong là Phù Đổng.. quê nhà.
Khóc Là nhục
Rên Hèn
Van Yếu đuối
Dại khờ Là những lũ người câm
11 tháng 5 2021

a.tre là cánh tay của người nông dân: Câu trần thuật đơn có từ "là"

b.nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê: Câu trần thuật đơn có từ "là"

c.ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa: Câu trần thuật đơn có từ "là"

d.bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn: Câu trần thuật đơn không có từ "là"

3 tháng 4 2019

Đáp án: D

8 tháng 8 2021

Câu trần thuật đơn “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.” có nội dung gì?

A. Thông báo việc Cô Tô thời tiết đẹp

B. Giới thiệu về Cô Tô.

C. Tả về Cô Tô

D. Nêu lên sự việc, ngày thứ năm sau Cô Tô đẹp, sáng sủa.

21 tháng 12 2019
Chủ ngữ Vị ngữ
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa
… bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy

   → Các câu trần thuật đơn dùng để kể tả về một sự vật hay sự việc nào đó.

ĐỀ SỐ 2:Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 2:
Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần giông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa…”
Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó.

Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Cho câu “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa” đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ.

Câu 4. Trình bày hai hành động thiết thức để bảo vệ môi trường biển.

0
21 tháng 9 2019
Chủ ngữ Vị ngữ
Bà đỡ Trần Là người huyện Đông Triều
Truyền thuyết là loại truyện dân gian … tưởng tượng kì ảo.
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa
Dế Mèn trêu chị Cốc là dại
8 tháng 8 2021

Xác định các chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau.

a) Bà đỡ Trần/ là người huyện Đông Triều.(Vũ Trinh)

        CN                        VN 

b) Truyền thuyết / là loại truyện dân gian ... kì ảo.

              CN                VN

c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô/ là một ngày trong trẻo, sáng sủa.(Nguyễn Tuân)

                         CN                                VN 

d) Dế Mèn/ trêu chị Cốc là dại.

      CN              VN

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:            “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

            “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”

                                                                                          (Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn văn trên. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy.

Câu 4: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của nó có trong đoạn văn trên.

“Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.”

3
28 tháng 7 2021

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản " Cô Tô ". Tác giả là Nguyễn Tuân

Câu 2:  PTBĐ: miêu tả

- Hoàn cảnh ra đời : được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm 1976. 

Câu 3: Văn bản Cô Tô được viết theo ngôi kể thứ nhất

⇒ Tác dụng:  Người kể xưng "tôi".  Có thể kể dưới nhiều hình thức. Kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Người kể không chỉ kể chuyện mà còn kể cả tâm trạng

Câu 4: Phép tu từ: ẩn dụ

⇒ Tác dụng: làm cho cảnh Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh được sức mãnh liệt của Cô Tô sau mỗi lần dông bão, khẳng định dông bão không làm cho Cô Tô bị tàn phá mà làm cho nó thêm sức sống mới 

28 tháng 7 2021

TK:

Câu 1. Cô Tô của Nguyễn Tuân

Câu 2. - Được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô 

          - Miêu tả

Câu 3: - Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất

             - Tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

Câu 4

Cây trên núi lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa

-Biện pháp tu từ chuyển đỏi cảm giác

->Tác dụng: Làm cảnh Cô Tô thêm sinh động, gợi hình gợi cảm, nhấn mạnh được sức sống mãnh liệt của Cô Tô sau mỗi lần giông bão, khẳng định giông bão ko làm cho Cô Tô bị tàn phá mà lại làm cho nó tăng sức sống mới

12 tháng 3 2020

bạn ơi câu hỏi là j vậy?

12 tháng 3 2020

Câu hỏi: Hãy tả lại buổi trưa ấy theo tưởng tượng của em nha.

Bài tập 1:Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:            “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn...
Đọc tiếp

Bài tập 1:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

            “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”

                                      (Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản có đoạn văn trên. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 3: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy.

Câu 4: Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của nó có trong đoạn văn trên.

“Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.”

2
22 tháng 7 2021

1. Đoạn trích được trích từ văn bản Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân

2. Hoàn cảnh ra đời : được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm 1976.

PTBD: miêu tả

3. Ngôi thứ 3. Tác dụng:  Người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

4. 

Em tham khảo nhé:

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) để miêu tả quang cảnh của đảo sau cơn mưa. Tác giả miêu tả cây như xanh hơn, nước biển đậm màu hơn, khiến cho mọi vật trở nên đẹp và long lanh hơn bất cứ khi nào. Ngoài ra tác giả còn dùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, cho thấy cát như màu vàng thêm, mặc dù nếu cảm nhận cát thì phải cảm nhận bằng tay, đây là cách nói đầy tính nghệ thuật của tác giả!

22 tháng 7 2021

1 Cô tô -Nguyễn Tuân

2  Được sáng tác khi nhà văn Nguyễn Tuân có chuyến đi thăm đảo Cô Tô năm 1976

3        Ngôi thứ nhất: Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình.

4 So sánh ( hơn )

➩ Tác dụng: Làm câu văn trở nên giàu hình ảnh, giàu cảm xúc;

Khiến câu văn sinh động, hấp dẫn và dễ hình dung hơn.

*fall*