K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu này không tuân thủ phương châm về lượng là bởi vì người hầu này thay vì chỉ cần nói câu "Ông đoán đi" là đủ rồi mà lại thêm 1 câu phía sau thì vô tình lại lộ luôn đây là gói thịt gà

9 tháng 1 2019

Chọn đáp án: A

Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo: - Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi. Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi: - Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

a. Một anh không làm nghề ngỗng gì, chỉ ăn bám vào bố. Có ông thầy coi tướng cho, bảo:

- Cả hai bố con anh đều sống thọ. Bố anh sống đến tám mươi còn anh ít ra cũng hơn bảy mươi.

Nghe nói thế, anh ta khóc òa lên. Thầy tướng lấy làm lạ, hỏi:

- Tôi bảo bố con anh đều sống thọ cả, cớ sao anh lại khóc?

Anh ta mếu máo:

- Như thế thì đến khi bố tôi chết, tôi còn sống mười năm nữa, ông bảo thế ai nuôi tôi mà tôi chẳng khóc?

(Truyện cười dân gian)

b. Một ông trọc phú đang tiếp những khách sang. Bỗng có một người đầy tớ cầm cái giấy vào thưa rằng:

- Thưa ông, có người nhà cụ Chánh đưa thư này và đang đợi ông trả lời.

Ông trọc phú vốn dốt đặc, nhưng trước mặt các quý khách không lẽ nhờ người đọc hộ, mới giả vờ mở giấy ra đọc, rồi trả lời rằng:

- Bảo nó cứ về đi, rồi chốc nữa tao sang.

Nhưng tên người nhà cụ Chánh đã bước vào, gãi đầu gãi tai thưa rằng:

- Thưa cụ, ông chủ con sai con sang mượn cụ con ngựa kia ạ.

(Truyện cười dân gian)

138
7 tháng 6 2021

b phương châm về chất

a, phương châm về chất

14 tháng 9 2021

2 câu trên đều vi phạm phương châm lịch sự:

Câu a: khi nói chúng ta nên nói lịch sự, không nên bảo họ sống thọ được bao lâu hay khi nào chết vì như thế ảnh hưởng tâm lý của đối phương rằng muốn sống thọ hơn

Câu b: khi nói không nên phân biệt đối xử, nên tôn trọng cả 2 phía dù là giàu hay nghèo,... chúng ta nên tôn trọng, không phân biệt cấp độ.

21 tháng 2 2018

Lời nói của Chân, Tay với lão Miệng không tuân thủ phương châm lịch sự.

Việc không tuân thủ như vậy không có lý do chính đáng, không có căn cứ

Trước đây có một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, cha mẹ lại luôn đau ốm. Tuy nhiên cậu rất lương thiện, ai cũng yêu quý, cậu làm gì cũng rất chuyên tâm chăm chú, khi ngắm cảnh thì chỉ chuyên tâm ngắm cảnh, khi đi đường thì chỉ chuyên tâm đi đường, không nhìn ngang ngó dọc… Một hôm, cậu đi đường nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe thấy mấy người...
Đọc tiếp
Trước đây có một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, cha mẹ lại luôn đau ốm. Tuy nhiên cậu rất lương thiện, ai cũng yêu quý, cậu làm gì cũng rất chuyên tâm chăm chú, khi ngắm cảnh thì chỉ chuyên tâm ngắm cảnh, khi đi đường thì chỉ chuyên tâm đi đường, không nhìn ngang ngó dọc… Một hôm, cậu đi đường nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe thấy mấy người trồng hoa đang kêu khát nước. Vậy là cậu liền lấy đồng tiền vừa nhặt được mua nước cho họ uống, mọi người rất vui vẻ và cảm kích cậu nên tặng cho cậu một ít hoa. Khi cầm hoa đi ngang qua cửa hàng hoa trong thành phố, cậu tặng số hoa đó cho những người yêu hoa. Người yêu hoa thấy cậu tốt bụng nên cho cậu 8 đồng bạc, cậu vui vẻ cầm lấy ra về. Mấy hôm sau, khu nhà cậu ở có cơn gió lớn, gió làm gãy những cành cây già và khô trong khu vườn cây ăn quả lâu năm quý hiếm, cành cây xơ xác rụng khắp vườn. Cậu xin phép chủ nhà cho cậu dọn sạch khu vườn và xin những cành cây này về làm củi. Trong lúc cậu đang dọn thì có một đám trẻ chơi đùa gần đó, chúng vì tranh nhau viên kẹo mà xảy ra bất hoà, cậu thấy vậy đem 8 đồng bạc đi mua kẹo chia cho đám trẻ. Đám trẻ vui sướng và hết lòng cảm kích cậu, chúng bảo nhau cùng giúp cậu dọn sạch khu vườn. Chẳng mấy chốc, khu vườn đã sạch sẽ, những cành cây cũng đã được bó gọn gàng, cậu vui vẻ mang số củi về nhà. Trên đường về nhà, cậu gặp một người đàn ông đi ngang qua, người đàn ông thấy số củi này liền nói: “Cậu có thể bán số củi này cho tôi được không, nhà tôi có người bị bệnh, cần sắc thuốc, nhưng củi bình thường không sắc được, nó có khói rất nồng, số củi này là củi quý, đốt rất thơm lại không có khói”. Cậu nghe vậy liền vui vẻ nói: “Bác cứ lấy cả đi không phải trả tiền cháu đâu, số củi này cháu cũng chẳng mất tiền mua”. Người đàn ông nghe nói vậy thì rất vui mừng, nhưng không chịu lấy không mà lại trả cậu tới 16 đồng bạc, đây là số tiền cũng không nhỏ với cậu. Cậu bé được trả cho một món tiền khá lớn. Có được số tiền lớn, cậu nghĩ bụng: “Số tiền này mình đủ để mở một quán nước nhỏ bên đường cạnh nhà mình. Vậy là cậu mua một cái bàn, mấy cái ghế nhỏ mang về dựng một cái chòi nhỏ bán nước trà, nước vối cho công nhân làm việc ở nông trường gần nhà cậu ở. Tuy nói là bán nước nhưng cậu lại chỉ lấy tiền khách thập phương vãng lai qua lại, còn 500 công nhân làm việc ở nông trường ở đó thì cậu lại không lấy, ai trả bao nhiêu thì trả, ai cũng nói cậu ngốc, cậu cũng chỉ cười mà không nói gì. Một hôm có người khách thập phương đi qua, vị khách thập phương nghe mọi người kể về cậu, thấy rất ấm lòng. Vị khách thập phương đến bảo cậu: “Ngày mai sẽ có đoàn thương nhân đi qua đây rất đông, họ sẽ dẫn theo 400 con bò. Cậu hãy chuẩn bị đồ nhiều vào nhé!”. Cậu nghĩ 400 con bò đi đường sẽ cần phải có cỏ ăn cho đỡ mệt, vậy là cậu nhờ 500 công nhân ngày mai mỗi người lấy cho cậu xin một bó cỏ tươi, tất cả đều vui vẻ nhận lời. Hôm sau, đoàn thương nhân đi qua, dừng chân uống nước quán của cậu, đoàn thương nhân thấy đống cỏ tươi ngon liền hỏi ý cậu muốn mua số cỏ đó cho bò ăn. Cậu vui vẻ đáp: “Không cần phải trả tiền đâu, cháu biết hôm nay sẽ có đoàn bò đi qua nên nhờ các công nhân ở đây lấy cho, mỗi người một ít, số cỏ này đều không phải trả tiền”. Đoàn thương nhân thấy lòng tốt của cậu nên mỗi người lại tặng cậu ít tiền. Mấy năm sau, ở đó xuất hiện một đại phú gia… a,Câu chuyện trên kể về ai? Những điều gì đã xảy ra ?
2
28 tháng 7 2021

Trước đây có một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, cha mẹ lại luôn đau ốm. Tuy nhiên cậu rất lương thiện, ai cũng yêu quý, cậu làm gì cũng rất chuyên tâm chăm chú, khi ngắm cảnh thì chỉ chuyên tâm ngắm cảnh, khi đi đường thì chỉ chuyên tâm đi đường, không nhìn ngang ngó dọc… Một hôm, cậu đi đường nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe thấy mấy người trồng hoa đang kêu khát nước. Vậy là cậu liền lấy đồng tiền vừa nhặt được mua nước cho họ uống, mọi người rất vui vẻ và cảm kích cậu nên tặng cho cậu một ít hoa. Khi cầm hoa đi ngang qua cửa hàng hoa trong thành phố, cậu tặng số hoa đó cho những người yêu hoa. Người yêu hoa thấy cậu tốt bụng nên cho cậu 8 đồng bạc, cậu vui vẻ cầm lấy ra về. Mấy hôm sau, khu nhà cậu ở có cơn gió lớn, gió làm gãy những cành cây già và khô trong khu vườn cây ăn quả lâu năm quý hiếm, cành cây xơ xác rụng khắp vườn. Cậu xin phép chủ nhà cho cậu dọn sạch khu vườn và xin những cành cây này về làm củi. Trong lúc cậu đang dọn thì có một đám trẻ chơi đùa gần đó, chúng vì tranh nhau viên kẹo mà xảy ra bất hoà, cậu thấy vậy đem 8 đồng bạc đi mua kẹo chia cho đám trẻ. Đám trẻ vui sướng và hết lòng cảm kích cậu, chúng bảo nhau cùng giúp cậu dọn sạch khu vườn. Chẳng mấy chốc, khu vườn đã sạch sẽ, những cành cây cũng đã được bó gọn gàng, cậu vui vẻ mang số củi về nhà. Trên đường về nhà, cậu gặp một người đàn ông đi ngang qua, người đàn ông thấy số củi này liền nói: “Cậu có thể bán số củi này cho tôi được không, nhà tôi có người bị bệnh, cần sắc thuốc, nhưng củi bình thường không sắc được, nó có khói rất nồng, số củi này là củi quý, đốt rất thơm lại không có khói”. Cậu nghe vậy liền vui vẻ nói: “Bác cứ lấy cả đi không phải trả tiền cháu đâu, số củi này cháu cũng chẳng mất tiền mua”. Người đàn ông nghe nói vậy thì rất vui mừng, nhưng không chịu lấy không mà lại trả cậu tới 16 đồng bạc, đây là số tiền cũng không nhỏ với cậu. Cậu bé được trả cho một món tiền khá lớn. Có được số tiền lớn, cậu nghĩ bụng: “Số tiền này mình đủ để mở một quán nước nhỏ bên đường cạnh nhà mình. Vậy là cậu mua một cái bàn, mấy cái ghế nhỏ mang về dựng một cái chòi nhỏ bán nước trà, nước vối cho công nhân làm việc ở nông trường gần nhà cậu ở. Tuy nói là bán nước nhưng cậu lại chỉ lấy tiền khách thập phương vãng lai qua lại, còn 500 công nhân làm việc ở nông trường ở đó thì cậu lại không lấy, ai trả bao nhiêu thì trả, ai cũng nói cậu ngốc, cậu cũng chỉ cười mà không nói gì. Một hôm có người khách thập phương đi qua, vị khách thập phương nghe mọi người kể về cậu, thấy rất ấm lòng. Vị khách thập phương đến bảo cậu: “Ngày mai sẽ có đoàn thương nhân đi qua đây rất đông, họ sẽ dẫn theo 400 con bò. Cậu hãy chuẩn bị đồ nhiều vào nhé!”. Cậu nghĩ 400 con bò đi đường sẽ cần phải có cỏ ăn cho đỡ mệt, vậy là cậu nhờ 500 công nhân ngày mai mỗi người lấy cho cậu xin một bó cỏ tươi, tất cả đều vui vẻ nhận lời. Hôm sau, đoàn thương nhân đi qua, dừng chân uống nước quán của cậu, đoàn thương nhân thấy đống cỏ tươi ngon liền hỏi ý cậu muốn mua số cỏ đó cho bò ăn. Cậu vui vẻ đáp: “Không cần phải trả tiền đâu, cháu biết hôm nay sẽ có đoàn bò đi qua nên nhờ các công nhân ở đây lấy cho, mỗi người một ít, số cỏ này đều không phải trả tiền”. Đoàn thương nhân thấy lòng tốt của cậu nên mỗi người lại tặng cậu ít tiền. Mấy năm sau, ở đó xuất hiện một đại phú gia…

a,Câu chuyện trên kể về ai?

Câu chuyện kể về một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, bố mẹ lại hay đau ốm.

Những điều gì đã xảy ra ?

Những điều đã xảy ra:

+ Khi đang đi trên đường, cậu nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe mấy người trồng hoa kêu khát nước, bèn lấy số tiền đó mua nước tặng họ uống, họ rất vui và cảm kích cậu nên đã tặng cậu một ít hoa.

Khi cầm hoa đi ngang qua cửa hàng hoa trong thành phố, cậu tặng số hoa đó cho những người yêu hoa. Người yêu hoa thấy cậu tốt bụng nên cho cậu 8 đồng bạc, cậu vui vẻ cầm lấy ra về.

+ Mấy hôm sau, khu nhà cậu ở có cơn gió lớn, gió làm gãy những cành cây già và khô trong khu vườn cây ăn quả lâu năm quý hiếm, cành cây xơ xác rụng khắp vườn. Cậu xin phép chủ nhà cho cậu dọn sạch khu vườn và xin những cành cây này về làm củi. Trong lúc cậu đang dọn thì có một đám trẻ chơi đùa gần đó, chúng vì tranh nhau viên kẹo mà xảy ra bất hoà, cậu thấy vậy đem 8 đồng bạc đi mua kẹo chia cho đám trẻ. Đám trẻ vui sướng và hết lòng cảm kích cậu

+ Trên đường về nhà, cậu gặp một người đàn ông đi ngang qua, người đàn ông thấy số củi này liền nói: “Cậu có thể bán số củi này cho tôi được không, nhà tôi có người bị bệnh, cần sắc thuốc, nhưng củi bình thường không sắc được, nó có khói rất nồng, số củi này là củi quý, đốt rất thơm lại không có khói”. Cậu nghe vậy liền vui vẻ nói: “Bác cứ lấy cả đi không phải trả tiền cháu đâu, số củi này cháu cũng chẳng mất tiền mua”. Người đàn ông nghe nói vậy thì rất vui mừng, nhưng không chịu lấy không mà lại trả cậu tới 16 đồng bạc, đây là số tiền cũng không nhỏ với cậu.

+ Một hôm có người khách thập phương đi qua, vị khách thập phương nghe mọi người kể về cậu, thấy rất ấm lòng. Vị khách thập phương đến dặn cậu: “Ngày mai sẽ có đoàn thương nhân đi qua đây rất đông, họ sẽ dẫn theo 400 con bò. Cậu hãy chuẩn bị đồ nhiều vào nhé!”.

+ Hôm sau, đoàn thương nhân đi qua, dừng chân uống nước quán của cậu, đoàn thương nhân thấy đống cỏ tươi ngon liền hỏi ý cậu muốn mua số cỏ đó cho bò ăn. Cậu vui vẻ đáp: “Không cần phải trả tiền đâu, cháu biết hôm nay sẽ có đoàn bò đi qua nên nhờ các công nhân ở đây lấy cho, mỗi người một ít, số cỏ này đều không phải trả tiền”. Đoàn thương nhân thấy lòng tốt của cậu nên mỗi người lại tặng cậu ít tiền.

*Mik nêu những sự việc chính thôi nên thiếu gì thì cho mình xin lỗi nhé!

Hc tốt:3

28 tháng 7 2021
Mọi người giúp em với ạ, gấp gấp 🥺🥺
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

b) Câu “- Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.

1
21 tháng 9 2019

b, Câu “Hà, nắng gớm. về nào… “ không phải là đối thoại vì không ông tự nói với chính bản thân mình, không có ai tham gia vào lượt lời của ông

- Câu nói của người đàn bà tản cư: cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!... mỗi đứa một nhát! không hướng tới đối tượng nào, không có lượt lời đáp lại

→ Đây là độc thoại

Độc thoại được thể hiện thành tiếng, với hình thức có dấu gạch đầu dòng “chúng bay ăn miếng cơm hay… nhục nhã thế này!”

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:NGƯỜI ĂN XINMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:– Xin ông đừng...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nà. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?

2
22 tháng 3 2019

a, Trong mẫu chuyện Người ăn xin, cả hai nhân vật, người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đều cảm thấy mình nhận được từ người kia một điều gì đó.

- Nhân vật “tôi” không khinh miệt người nghèo khổ, khốn khó mặc dù không có gì để cho

- Ông lão ăn xin cảm thấy được tôn trọng, chia sẻ, cả hai người đều thấy hài lòng

b, Có thể rút ra bài học quý từ câu chuyện: trong giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác

22 tháng 5 2021

Trong câu chuyện trên người ăn xin nhận được sự kính trọng và ấm áp. Còn nhân vật tôi nhận được một nụ cười hiền hậu. Có thể rút ra một điều là ai cũng cần có sự kính trọng và yêu thương.

25 tháng 5 2018

Cho tui xem đầu được ko ông lão hỏi

25 tháng 5 2018

sai rồi bạn,ổng cần lên thiên đàng chứ đâu có cần biết đầu đâu+ổng chỉ dc hỏi có 1 câu mừ

Người nói, người nghe những câu in đậm dưới dây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?b) – […] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gôc hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.- Có gì...
Đọc tiếp

Người nói, người nghe những câu in đậm dưới dây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

b) – […] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gôc hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

- Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…

- Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu!

Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.

- Ối dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

(Lỗ Tấn, Cố hương)

1
23 tháng 4 2017

b, " Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…" Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu. Hàm ý: Chúng tôi không thể cho những thứ này đi được.

- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:

b, Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?

1
13 tháng 1 2018

a, Ba câu đầu đoạn trích là câu chuyện của hai người tản cư vì có lượt lời qua lại với nhau.

Có hình thức của các lượt lời qua lại, hướng tới người giao tiếp