Câu hỏi:

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu hỏi:

1. Xác định cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đưuọc dùng trong bài Sầu riêng

2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong bài Sầu riêng

 

Sầu riêng​

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

0
27 tháng 2 2020

(1) rất

(2)rất

(3)đã

(4)vào

(5)cứ

a, in đậm không có?

b, Ở đây /trời/màu biếcđất /màu lam và mùi sơn /đã thơm 

     TN      CN1     VN1     CN2   VN2            CN3            

ngạt ngào như hương bửu tọa.

            VN3

c,Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên : Nhân hóa , so sánh

Câu 2 :

a. Em hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc tính từ

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:“… Những chị lúa phất phơ bím tócNhững cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng họcĐàn cò trắngKhiêng nắngQua sôngCô gió chăn mây trên đồngBác mặt trời đạp xe qua đỉnh núiNhìn chúng em nhăn nhó cười…” (trích Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)Câu 1 (2.0 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định những phương thức biểu đạt được sử...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“… Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

Đàn cò trắng

Khiêng nắng

Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

Nhìn chúng em nhăn nhó cười…”

 

(trích Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)

Câu 1 (2.0 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2 (2.0 điểm): Tác giả đã sử dụng cách gieo vần và ngắt nhịp như thế nào?

Câu 3 (3.0 điểm): Chỉ ra các hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ. Nêu tác dụng cụ thể của một trong các hình ảnh nhân hóa ấy.

Câu 4 (3.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 7 câu bày tỏ cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.

0
NHỮNG CÁNH BUỒMHai cha con bước đi trên cátÁnh mặt trời rực rỡ biển xanhBóng cha dài lênh khênhBóng con tròn chắc nịch, Sau trận mưa đêm rả ríchCát càng mịn, biển càng trongCha dắt con đi dưới ánh mai hồngNghe con bước, lòng vui phơi phới. Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”Cha mỉm cười xoa...
Đọc tiếp

NHỮNG CÁNH BUỒM

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch,

 

Sau trận mưa đêm rả rích

Cát càng mịn, biển càng trong

Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

 

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,

Sẽ có cây, có cửa, có nhà

Vẫn là đất nước của ta

Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

 

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,

Ánh nắng chảy đầy vai

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi!”

 

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

(Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông)

a. Nhận xét về cách miêu tả quang cảnh biển khơi của tác giả?

b. Có thể thay thế từ "nắng chảy" trong câu thơ "Ánh nắng chảy đầy vai" bàng từ "nắng chiếu" không? Tại sao?

c. Câu thơ sau gợi cho em suy nghĩ gì? Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi!”

d. Vì sao người cha lại “trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời” ?

0
7 tháng 11 2021

??????? em lớp 4 thôi

7 tháng 11 2021

1. Giải thích

- Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống.

- “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.

- “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

=> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.

2. Phân tích ý nghĩa câu ca dao

a. Nói về tình cảm cha mẹ dành con con cái

- Cha mẹ sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ từ khi vừa mới lọt lòng.

- Cha mẹ là những tấm khiên bảo vệ cho con bới những tác động từ bên ngoài khi còn nhỏ.

- Cha mẹ dạy ta phép lịch sự, dạy ta học, dạy ta biết cách làm người, dạy cho ta biết bao nhiêu điều hay lẽ phải.

=>Tạo lập niềm tin và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

b. Đạo làm con

- Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ.

- Ngoan ngoãn, vâng lời, làm theo những lời cha mẹ dạy.

- Cố gắng học tập thật tốt và làm những việc để cha mẹ vui lòng.

=> Có như vậy mới tròn chữ “HIẾU”.

c. Quan niệm chữ hiếu hiện nay

- Nhiều học sinh hiện nay rất hỗn láo, thường xuyên cãi cha mắng mẹ.

- Các teen nữ thường ham chơi, không ở nhà phụ giúp cha mẹ.

- Họ nghĩ rằng điều cha mẹ làm với con cái như thế là lẽ đương nhiên, nhưng chúng ta nỡ lòng nào không quan tâm tới họ mỗi khi có việc.

=> Cha mẹ không bao giờ mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng, nhưng chúng ta đã bao giờ biết quý trọng những sự hy sinh vô điều kiện này không.

III. Kết bài

- Bài ca dao răn dạy chúng ta bài học bổ ích đó là hãy trân trọng những gì cha mẹ làm cho mình và hãy đền đáp lại những gì mình có thể làm được.

HT

27 tháng 12 2021

Đây là bài ca dao nói về cảnh đẹp của Hà Nội. Tục truyền, vua Lý Thái Tổ đi tìm đất đóng đô, ngang qua đây chợt thấy có rồng vàng bay vút lên trời, cho là điềm lành, bèn quyết định dừng lại, cho xây dựng kinh thành và đặt tên là Thăng Long.

Lịch sử của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã ngót ngàn năm. Hàng trăm thế hệ nối tiếp nhau đổ mồ hôi, xương máu để xây dựng mảnh đất này thành gương mặt tiêu biểu cho Việt Nam giàu đẹp. Hà Nội được coi là một vùng đất thiêng, là nơi kết tụ tinh hóa của quốc gia, dân tộc. Thủ đô đã đứng vững qua bao phen khói lửa, bao cuộc chiến tranh đau thương và oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Bởi vậy cho nên người Hà Nội rất đỗi tự hào khi giới thiệu về mảnh đất của mình:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Cái tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với một truyền thuyết lịch sử đẹp đẽ. Truyện kể rằng vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, nhân dân ta phải chịu bao điều cơ cực. Mọi người căm giận quân xâm lược đến tận xương tủy. Nghĩa binh Lam Sơn buổi đầu nổi dậy, lực lượng còn non yếu nên Long Quân đã kín đáo cho Lê Lợi mượn thanh bảo kiếm để đánh giặc giữ nước. Sau khi quét sạch mấy chục vạn quân xâm lược Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua, dựng lại nền độc lập, thống nhất Tổ Quốc. Nhân buổi nhàn du, vua Lê đã cùng quân thần đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Bỗng có một con Rùa Vàng rất lớn nổi lên mặt nước. Thuyền đi chậm lại. Tự nhiên nhà vua thấy thanh gươm đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng bơi đến trước thuyền và nói: Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân! Vua Lê rút gươm thả xuống cho Rùa Vàng. Rùa Vàng đớp lấy thanh gươm và lặn nhanh xuống nước. Một lúc lâu sau, vệt sáng vẫn còn le lói dưới đấy hồ sâu. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Hồ gươm nằm giữa lòng thành phố là một thắng cảnh xinh tươi của Thủ đô. Giữa hồ có đền Ngọc Sơn nép mình dưới bóng dâm cổ thụ, có Tháp Rùa xinh xắn xây trên gò cỏ quanh năm xanh mướt.

Lối vào đền Ngọc Sơn là một cây cầu nhỏ cong cong sơn màu đỏ có tên Thê Húc (Tức là nơi ánh sáng ban mai đậu lại). Hai bên là Đài Nghiên, Tháp Bút do nhà thơ Nguyễn Siêu xây dựng vào giữa thế kỉ XIX. Đền Ngọc Sơn thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo - vị anh hùng dân tộc nổi tiếng đời nhà Trần cà thờ Văn Xương đế quân - một vị thần trông coi về văn học - vì Hà Nội được coi là xứ sở của văn chương thi phú.

Trong những năm chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mĩ ném bom bắn phá miền Bắc, bắn phá Hà Nội - trái tim của cả nước - chú bé Trần Đăng Khoa mười tuổi đã nhận ra điều kì diệu trong tư thế hiên ngang, bất khuất của Thủ đô. Sau mịt mùng lửa đạn, bầu trời Hà Nội lại xanh trong, soi bóng xuống mặt hồ Hoàn Kiếm và Tháp Bút giống như một cây bút trong tay thi sĩ, ung dung viết thư lên trời cao, những vần thơ sảng khoái thể hiện tài hoa và khí phách của người Hà Nội.

Cũng bởi hồ Hoàn Kiếm đẹp và giàu ý nghĩa như vậy nên du khách đến thăm Hà Nội không thể bỏ qua. Thắng cảnh này tiêu biểu cho truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam cho nên bài ca dao trên vừa là lời giới thiệu, vừa là lời mời mọc chân tình: Du khách muôn phương hãy đến đây để cùng thưởng thức cảnh đẹp, cùng chia sẻ niềm vui, niềm kiêu hãnh với chúng tôi, những người dân Thủ đô khéo léo, cần cù, thanh lịch và hiếu khách!



 

25 tháng 9 2022

Vì trời mưa lớn nên nước ở các con sông dâng lên cao

 

25 tháng 9 2022

a.

+Nhóm từ đồng nghĩa chỉ trạng thái: Da diết, tha thiết, thương nhớ, nhớ nhung, bâng khuâng.

+Nhóm từ đồng nghĩa chỉ sự vật: Lấp lánh, lung linh, bàng bạc, lóng lánh.

b.*Cấu tạo:

-Do hai tiếng hay nhiều tiếng tạo thành.

- Các tiếng trong từ ghép thường có nghĩa.

- Các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.

 *Phân loại từ ghép: Có hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Từ ghép chính phụ chia làm từ chính và từ phụ, từ phụ bổ sung thêm ý nghĩa cho từ chính

Ví dụ: Bà nội: Bà tiếng chính, nội tiếng phụ

Từ ghép đẳng lập: Không phân biệt từ chính-phụ, nghĩa rộng hơn từ ghép chính-phụ

Ví dụ: Sách vở

          Hoa lá,..