Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I đến thế kỷ X:
Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).
Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.
* Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm:
+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).
+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.
+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.
- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:
+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.
+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.
* Đánh giá:
- Chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ.
- Phong trào Tây Sơn đã đóng góp công lao vô cùng to lớn vào sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Công lao của quân Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc.
Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, dân tộc Việt Nam phải liên tục đối diện với các thế lực ngoại xâm, nhưng luôn bất khuất chiến đấu để giữ vững độc lập quốc gia. Các cuộc chiến đó là:
- Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (939-938): Dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, quân Việt Nam đã đánh bại quân Nam Hán tại trận Bạch Đằng, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc và mở ra một thời kỳ độc lập dài hạn.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077): Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, quân Đại Việt đã phản công và đánh bại quân Tống.
- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (1257, 1284-1285, 1287-1288): Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo và các vị tướng khác, quân Đại Việt ba lần đánh bại quân Nguyên Mông.
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh (1406-1427): Quân Minh xâm lược Đại Việt và thiết lập chế độ đô hộ. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn đã đánh bại quân Minh và phục hồi độc lập.
- Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (đầu thế kỷ XVIII): Dưới sự lãnh đạo của các nhà Trịnh, Đại Việt đã chống lại các đợt xâm lược của quân Xiêm.
Trong những cuộc xâm lược nêu trên, các thế lực ngoại xâm đều có những âm mưu và thủ đoạn riêng:
- Mục đích chiếm đất: Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược và là cầu nối giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Do đó, nhiều nước muốn chiếm lĩnh để mở rộng lãnh thổ và tăng cường ảnh hưởng khu vực.
- Thuận tiện cho việc mở rộng thương mại: Việt Nam có nhiều tài nguyên và là điểm trung chuyển thương mại quan trọng. Việc kiểm soát Việt Nam giúp các nước ngoại xâm tăng cường sức mạnh kinh tế.
- Áp đặt văn hóa và tín ngưỡng: Một số nước ngoại xâm cố gắng áp đặt văn hóa, tôn giáo và quan điểm chính trị của mình lên người Việt, nhằm định hình và kiểm soát dân tộc Việt Nam theo ý muốn của họ.